VEILANCE FALL/WINTER 2021
Mặc dù mình đã viết rất nhiều bài về “Tech-wear” và “Minimalism” trong thời trang nhưng vẫn có các bạn hỏi và thắc mắc về vấn đề đó. Vẫn còn rất nhiều người có một khái niệm đơn giản về “Tech-wear” là phải pocket, phải “oằn tà là vằn” (Đội ơn những Influencer) hay “Minimalism” – “Tối giản” thì là trắng/đen, áo tee trắng với quần đen. Để lấy một ví dụ cho các bạn hiểu thì hôm nay mình xin được nói về Veilance Fall/Winter 2021.
Đây là một case để thể hiện được sức nặng của “Technology” (Công nghệ) ứng dụng lên quần áo (Wearing, Clothing) với kiểu cách tối giản (Minimalism). Sự pha trộn giữa Tech-wear và Minimalism sẽ là những gì mà chúng ta thấy được ở trên Veilance – đăc biệt là ở nhánh womenswear (Dành cho phụ nữ) ở mùa Thu/Đông 2021 tạo ra được sự sang trọng, tối giản nổi bật ở phần chất liệu.
Chia sẻ bởi Taka Kasuga – creative director của Veilance:
“Phụ nữ là một mảng khách hàng với tâm lý đặc trưng vì thói quen thường thấy là họ sẽ có xu hướng chọn các sản phẩm được thiết kế đẹp mắt, tôn dáng nhưng nhiều khi chất liệu vải lại không phù hợp trong môi trường sống của họ. Những chiếc quần, đầm, áo quá mỏng manh để có thể chịu được mưa, nắng hay các điều kiện ẩm ướt, lạnh. Trong khi đó, những quần áo nghiêng về các hoạt động ngoài trời lại không đảm bảo được tính thời trang. Do đó, Veilance đã kết hợp cả hai yếu tố trên để ra bộ sưu tập mới, pha trộn giữa công nghệ/tính năng và thời trang mà những người phụ nữ mong muốn. Sang trọng, tôn dáng và đẹp”
Như các hình ảnh ở phía dưới, các bạn đã thấy được những sản phẩm trong Veilance F/W 2021 được mặc bởi những model nữ. Những kiểu thiết kế nhìn lướt nhanh thì rõ ràng là phổ biến và vô cùng thông dụng trong tủ đồ của nhiều người. Từ Jacket đến pants hay long-coat, nhưng chờ 1 tí – điểm khác biệt là ở đâu. Các bạn có thể nhận ra rằng đó là về chất liệu, cực kì “mướt” – rất “sang” theo cảm nhận của ánh nhìn. Nhưng mình có thể đảm bảo với sản phẩm Veilance mà mình đã sở hữu hoặc từng sờ nó thì chất liệu đến từ thương hiệu này không thể xem thường. Đúng như lời chia sẻ của Taka, Veilance đã áp dụng những kiểu quần áo mang tính đa dụng nhưng thiết kế thêm các yếu tố thời trang cao cấp hơn. Song song là thứ mà Veilance luôn tự tin, đó là công nghệ về vải – về chất liệu và nghiên cứu chất liệu trong ngành công nghiệp thời trang. Tech-wear không? Hẳn rồi.
Rồi, đó là chưa kể những chiếc zips, những đường xẻ được tính toán, những phần hood/che mặt được tính toán làm sao để bổ trợ khả năng hoạt động thoải mái của người phụ nữ nhưng vẫn đảm bảo tính thời trang hàng ngày mà không quá lậm sang Outdoor clothing hoặc Casual Clothing thông thường. Functional/ Tính năng mà quần áo cung cấp là có. Functional + Material = Veilance.
Và tính “Tối giản” thì sao?
Chủ nghĩa tối giản trong thời gian là các thiết kế, trang phục mà trong đó các yếu tố được sử dụng như vải, nút (Những nguyên tử căn bản bậc nhất của quần áo) cùng với cách sử dụng tối thiểu để tạo ra một hiệu quả tối đa. Điều này không đồng nghĩa rằng mặc một bộ quần áo simple/basic hay cùng màu thì có nghĩa là chúng ta đang thi triển võ công “Minimalism in Fashion”. Sự tối giản trong thời trang đó là “nghệ thuật” của trò chơi thiết kế - khi được sách giáo khoa mĩ miều hóa rằng “ Minimalism là sự thể hiện đơn giản của 1 suy nghĩ phức tạp”.
Điều này nghĩa rằng : “Để tạo ra hiệu ứng một cách tối đa, tối giản trong thời trang sẽ bỏ qua những chi tiết không cần thiết để tập trung vào hình thức và chất liệu vải – kể cả đó có là tính năng cơ bản của quần áo đó”. Các nhà thiết kế thường khai thác sâu về đường nét, về đường cắt – thớ vải và tạo khối trong bản mẫu để dù có sử dụng một màu đơn sắc – chúng vẫn thể hiện ra các bậc màu khác nhau.
(Để mình nói cho các bạn dễ hiểu là một màu xanh lá đi – bạn tạo khối tức là đồ đó có độ sáng/tối. Màu Xanh lá mà pha chút sáng thì sẽ ra màu xanh lá tone sáng, còn ở phần tối thì nó sẽ ra màu xanh lá đậm hơn. Sự tối giản tinh tế là việc dù chỉ sử dụng 1 màu nhưng cách thiết kế khiến người ta sẽ được trải nghiệm cả 3 tone màu: nhạt – chuẩn – đậm).
Vậy “Tối giản để đạt được hiệu quả tốt nhất và gây ấn tượng nhất”. Chúng ta có thể thấy yếu tố “Tối giản” của Veilance được bổ trợ rất lớn bởi Technology/công nghệ thông qua chất liệu. Nhưng để tránh bị nhàm chán quá mức thì Veilance cung cấp cho khách hàng của mình “Hiệu ứng” đến từ chi tiết, đó là các đường cắt xẻ chia mảng – là những chiếc túi chìm kèm zip, là những layer được tính toán với các viền để tạo phân biệt giữa từng tầng với nhau. Đó là Minimalism (Theo quan điểm của mình) – Tối giản để đạt hiệu quả tốt nhất trong thời trang.
Rõ ràng, Veilance với mức giá retail không hề rẻ chẳng tập trung vào phân khúc đại trà mà nhắm tới lượng người phụ nữ hiện đại có thu nhập cao, có nhu cầu hoạt động và sống ở các môi trường thiên nhiên không “dễ chịu” với cơ thể. Nhưng “Tinh tế” – “Vừa đủ” – “Sang” là những gì mà mình nhận xét về Veilance F/W 2021 dành cho phái nữ.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
veilance jacket 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
Hỏi nhanh:
Bạn/ Anh cho mình biết tương lai và sự phát triển của techwear cũng như các local brands sản xuất đồ Techwear tại Việt Nam?
Đáp không gọn cho lắm:
Tương lai của Techwear và local brands sản xuất tại Việt Nam tính tại thời điểm hiện tại có thể nói giống như nhà chị Dậu trong phẩm "Tắt Đèn" của đại văn hào Ngô Tất Tố. Thực ra đã có rất không dưới 10 thương hiệu làm về Tech Aethestic tại Việt Nam nhưng cũng "nghẻo" gần hết.
Có quá nhiều điểm bất cập tại Techwear Việt Nam. Thứ nhất, khí hậu Việt Nam không ủng hộ cho việc mặc Techwear. Nhiệt đới nóng ẩm và quá nóng khiến việc mặc Tech trở nên khó khăn và khó chịu đối với người dùng.
Thứ hai, techwear hay tất cả những brands các bạn viết về sản xuất Techwear như Acronym, ACG, Arcteryx Veilance, Shadow Project.. đều có giá thành khá cao. Nguyên nhân đó là do thời trang công nghệ này tập trung nhiều về thiết kế mang function/tiện ích cũng như material/ Chất liệu được nghiên cứu sâu và đột phá (Chống nước, chuyển nhiệt...). Ví dụ, Gore-tex là 1 tên gọi điển hình - nhưng quần áo nào sử dụng và có tên GRT đều có giá thành cao vì chi phí sản xuất mắc.
Ở Việt Nam, chất liệu sẵn có gần như không có nhiều. Hầu hết phải nhập khẩu hay số lượng ít và không đồng đều. Bên cạnh đó, để đúng theo tinh thần "Techwear Clothing" thì việc đầu tư từng con zips (thường là YKK chính hãng), sling hay buckle cũng khiến việc đội chi phí sản xuất lên mức bình thường và giá thành bán ra thị trường sẽ cao hơn mặt bằng chung. Cho 1 cái jacket hay pants Tech-wear by Local Vietnam thì giá sẽ thường dao động 1.000.000đ - 2.000.000đ. Và câu chuyện sẽ quay trở lại " Ôi cái d*tconme, local brand Vietnam mà giá cao như thế à? Bố đếch mua". (Hoặc có người mua mà số lượng ít) khiến các founder gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì thương hiệu.
Thứ Ba, người yêu "Techwear" chưa thực sự là "Yêu". Đơn giản, cộng đồng streetwear Việt Nam chỉ cần tìm sự ngầu lòi thông qua những gì Tech có thể mang lại cho hình ảnh. Còn tính năng hay concept thì được bỏ nhẹ, do đó số tiền họ bỏ ra chỉ ở dừng mức vừa đủ nhu cầu đó, quần hộp vô tội vạ, dây nhợ tứ lung tung. "Tech-inspired" là mỹ từ để các bạn trẻ bỏ ra số tiền ít hơn để có 1 dáng vẻ gọi là "Thời trang công nghệ và cuộc sống". Thêm vào đó, xu hướng Tech-wear đã không còn thịnh hành ở Việt Nam và những con người hời hợt sẽ kêu rằng :"Techwear is dead".
Chốt - Nước mình đang trong quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa, cần 1 thời gian rất lâu nữa để có thể thực sự phát triển đúng đường bộ môn này.
veilance jacket 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
CP COMPANY – CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU CHIẾC KÍNH.
Các bạn có quen với việc một chiếc mũ với cặp “Goggles” phía sau mà bây giờ đang bán nhan nhản ngoài thị trường không thương hiệu cụ thể phía sau không. Thực ra thì concept của chiếc kính này được sử dụng rất nhiều trong trang phục quân đội, đặc biệt là những phi công. Nhưng tiêu biểu nhất và iconic nhất trong các sản phẩm của mình, không thể không nhắc tới “C.P Company”.
Cho các bạn còn chưa biết về “C.P Company” thì sơ lược là đây là một thương hiệu thời trang đến từ Italy với tuổi đời gàn 50 năm, được thành lập vào năm 1971 bởi nhà thiết kế Massimo Osti.
C.P company tập trung vào việc nghiên cứu các công nghệ và ứng dụng nó vào thiết kế quần áo của mình, đặc biệt là military uniforms và work suits, mang âm hưởng khá nhiều từ quân đội và cách sử dụng đồ nặng như trong workwear. Dù không nghiêng về mảng techwear hay workwear nhiều, nhưng C.P Company là 1 hãng có nhiều sản phẩm chất lượng (Đặc biệt là outerwear) – với chất liệu tốt, vải ứng dụng trong các môi trường khắc nghiệt, công nghệ lên các quần áo và tính “Function” của nó. Đó là lí do tại sao các sản phẩm của C.P Company có giá thành khá cao (Tương tự như với Acronym hay Arc’teryx Veilance).
Một trong những sản phẩm iconic và là biểu tượng của C.P Company đó chính là “Mille Miglia jacket” hay còn được gọi là “Chiếc áo khoác có kính” được ra mắt vào năm 1988 – với 2 tròng mắt kính trên phần mũ của chiếc jacket và 1 tròng trên phần tay (chỗ đeo đồng đồ í). Và thực sự sản phẩm này đã gây ra 1 cuộc cách mạng tại thị trường Châu Âu bấy giờ và ảnh hưởng “thầm lặng” cho tới ngay nay.
Vậy – câu chuyện của “C.P GOGGLES” là gì?
Năm 1988 – năm mà chiếc “Goggles Jacket” được công bố bởi C.P Company, là năm mà thương hiệu tài trợ cho cuộc thi mang tên “Mille Miglia” – một trong những giải đua xe truyền thống uy tín và lâu đời nhất trên thế giới. (Và đó cũng là lí do chiếc áo mang tên Mille Miglia Jacket).
Massimo Otti, người sáng lập đồng thời cũng là designer chính của C.P Company, đã bị mê hoặc bởi những chiếc mũ bảo vệ và trang phục của những người lính Nhật trong thế chiến thứ hai và suy nghĩ về việc đưa chiếc kính vào trong quần áo của mình – đặc biệt hơn là may nó cùng với chất liệu vải, một điều mà chưa một thương hiệu hay một designer nào có thể làm được ở mức đại chúng. Điều khó khăn ở đây chính là làm sao giữ được sợi vải hay form của trang phục khi may xung quanh một thứ cứng như là kính và độ bền của nó. Và điều này đã được giải quyết khi Barufaldi, một công ty quang học hàng đầu của thế giới – đề xuất ra cho Massimo một khung chịu lực phù hợp việc đưa một cái tròng kính vào quần áo mà không có một sự thay đổi nào về form dáng.
Khởi đầu là kính trong mũ, sau đó Massimo đã ứng dụng những thứ đó lên các phần khác trong bộ sưu tập của mình. Goggles in the hood có thể tạo cho ta những cảm giác thân thuộc với chiếc Mask Anti-gas của quân đội khi tham gia vào các cuộc chiến có tính phóng xạ, khói độc hay đơn giản là đi dạo trong khu vực của Chernobyl.
Mong muốn mang được nhiều tính năng cho C.P jacket, Massimo còn làm thêm một tròng kính ngay phần tay áo để người mặc có thể dễ dàng xem đồng hồ của mình ngay trong lúc đi lại ở một môi trường không tiện cho việc hở cơ thể con người (Ví dụ tuyết, bão vv.vv) và đã trở thành 1 iconic design của C.P Company.
Một trong những lí do mà C.P company nhận tài trợ cho giải thi đua xe “Mille Miglia” là bởi vì tại đây, Massimo nhận ra chiếc áo của mình sẽ phát huy 100% tác dụng của nó, bảo vệ người đua xe khỏi các tác nhân ngoại tố như mưa, bùn, gió và bụi. Các túi pocket được sắp xếp hợp lí mang lại dung tích vừa đủ cho người sử dụng, như giấy tờ tùy thân, bản đổ, bi đông đựng nước – vv.vv. Chất liệu bền bỉ, chịu tốt các yếu tố bên ngoài đã là một trong những thứ khá phù hợp để Massimo quyết định quảng bá sản phẩm của mình tại “Mille Miglia”.
Được săn đón bởi những kẻ chụp ảnh, giới truyền thông và cái rỉ tai của những người tham dự cuộc thi, Goggles Jacket của C.P Company vào năm 1988 đã trở thành 1 hiện tượng và nổi đến mức cái tên không chính thức “Mille Miglia jacket” đã trở thành nickname cho 1 trong những iconic item đến từ CP COMPANY.
Biểu tượng cho sự sáng tạo và không sợ thất bại của Massimo đã mang tới một nguồn doanh thu không hề nhỏ cho thương hiệu cũng như được sản xuất liên tục cho tới ngày nay và khá được ưa chuộng bởi người tiêu dùng đại chúng – tất nhiên là những người yêu thời trang.