#HannahEdNews COLLEGE RIVALRIES
Không chỉ kinh doanh mới đối đầu nhau, các trường Đại học cũng có những “kỳ phùng địch thủ”. Đọc và share, tag bạn bè liền bài ni vì hay quá. Trước chị Hoa Dinh học FTU Ngoại thương thì trường hay được so sánh với NEU Kinh tế quốc dân nữa 😅
(Phần 1/2)
Khái niệm College Rivalries đã có từ lâu trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở những nước có nền giáo dục tiên tiến và những trường Đại học lâu đời. Bên cạnh những hợp tác về nghiên cứu, giảng dạy và các dự án đa ngành, những trường Đại học này còn được biết đến như những “kỳ phùng địch thủ” ở nhiều lĩnh vực như danh tiếng học thuật, thể thao, công trình nghiên cứu… và đôi khi là thứ hạng trên thế giới. Chúng ta cùng điểm qua những rivalries nổi tiếng ở những nền giáo dục thuộc top đầu thế giới.
1. Đại học Oxford và Đại học Cambridge (hay Oxbridge)
Đại học Oxford là một trường đại học nghiên cứu ở Oxford, Anh Quốc. Mặc dù không có ngày thành lập chính thức nhưng bằng chứng giảng dạy từ những năm 1096 đã làm cho Oxford trở thành trường đại học lâu đời nhất ở các nước nói tiếng Anh và trường đại học lâu đời thứ hai thế giới vẫn còn đang hoạt động. Đại học Oxford được đánh giá là một trong các trường đại học tốt nhất trên thế giới và thuộc về nhóm sáu "siêu thương hiệu" các trường đại học danh giá (super brand universities) dựa theo Times Higher Education World Rankings. Trường đứng đầu bảng xếp hạng tại Anh Quốc về chất lượng nghiên cứu với các cựu sinh viên nổi bật như Ông hoàng vật lý Stephen Hawking, Oscar Wild, David Cameron,. Trường đã đào tạo 28 thủ tướng Anh, có 55 giải Nobels và hơn 120 huy chương tại thế vận hội Olympics. Sau những tranh chấp giữa sinh viên và người dân thành phố Oxford vào năm 1209, một số học giả đã bỏ về Cambridge ở phía Đông Bắc, nơi họ thành lập trường đại học Cambridge. Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng đào tạo, Đại học Cambridge còn có truyền thống lâu đời và là một trong những trường đại học đẹp nhất Vương quốc Anh và là nơi đào tạo những vĩ nhân như Isaac Newton, Charles Darwin, Thái tử Anh Charles, Ông hoàng vật lý Stephen Hawking… cùng với 110 giải Nobels và hơn 350 bằng sáng chế. Hai "trường đại học cổ đại" này thường được gọi với cái tên hợp nhất là "Oxbridge”. Ngày nay Oxbridge hiện được dùng để nói tới vị trí và danh tiếng hàng đầu của hai trường đại học trong hệ thống giáo dục cũng như xã hội Anh. Có một ấn tượng chung rằng Oxford mạnh hơn về chính trị và nhân văn , trong khi Cambridge mạnh hơn về khoa học và kỹ thuật. Mặc dù cả hai trường đại học đều nhấn mạnh rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa chúng về khoa học hoặc nhân văn ngày nay, sự chênh lệch này trong trí tưởng tượng phổ biến đã tồn tại ít nhất là từ cuối những năm 1820, khi tờ báo The Times đưa tin về cuộc hẹn này của các học giả Oxford và Cambridge cho các chức danh giáo sư mới được thành lập của University College London : "được biết là có ý định chọn các giáo sư cổ điển tại Oxford, và toán học tại Cambridge", mặc dù trong sự kiện cuối cùng cả giáo sư toán học và cổ điển đều được chọn từ Cambridge. Ông trùm phần mềm Bill Gates trao học bổng cho Cambridge, trong khi Oxford là quê hương của giải thưởng học thuật lâu đời nhất và được cho là danh giá nhất dành cho sinh viên tốt nghiệp, Học bổng Rhodes được thành lập bởi Cecil Rhodes . Bảng xếp hạng US News và World Report ủng hộ định kiến này; Cambridge có xu hướng xếp hạng cao hơn trong lĩnh vực khoa học và Oxford về nhân văn.
Thứ hạng của Oxbridge trên Bảng xếp hạng uy tín nhất:
Đại học Oxford:
QS World University Rankings 2021: #5
Times Higher Education – World University Rankings 2021: #1
U.S News Report – Best Global Universities Ranking 2021: #5
Đại học Cambridge:
QS World University Rankings 2021: #7
Times Higher Education – World University Rankings 2021: #6
U.S News Report – Best Global Universities Ranking 2021: #10
2. Đại học Sydney và Đại học Melbourne
Hai trường Đại học danh giá nhất nước Úc cũng góp mặt trong câu chuyện College Rivalries, tọa lạc tại hai thành phố cũng được cho là rivalries – Sydney và Melbourne. Thành phố Sydney là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Sydney cũng là thủ phủ bang New South Wales, là thành phố đông dân, năng động nhất cũng như đầu tàu kinh tế của Úc. Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc. Thành phố còn được liệt kê trong danh sách các Thành phố Văn chương UNESCO, và là thiên đường của âm nhạc, kịch nói, nghệ thuật và nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc. Cả hai thành phố Sydney và Melbourne đều luôn nằm trong top các thành phố đáng sống nhất thế giới. Và hai trường Đại học mang tên hai thành phố cũng nằm trong top tốt nhất nước Úc. Đại học Sydney được nữ hoàng Anh Victoria thành lập năm 1850 theo mô hình hai trường Đại học Oxford và Đại học Cambridge, cũng là hai trường đỡ đầu học thuật của Đại học Sydney. Với lối kiến trúc tân Gothic (Neo-Gothic) đan xen những tòa building hiện đại, khuôn viên Đại học Sydney được đánh giá đẹp nhất nước Úc và trong top 10 thế giới. Sydney là nơi đào tạo 7 thủ tướng Úc, 14 Chánh Án Tòa Án tối cao, 5 giải Nobel, 3 nhà du hanh vũ trụ và 140 huân chương Olympics. Đại học Melbourne được thành lập vào năm 1853, là cơ sở giáo dục đại học lâu đời thứ hai tại Úc và lâu đời nhất bang Victoria. Bên cạnh khuôn viên chính Parkville ngay phía bắc khu trung tâm thành phố, Đại học Melbourne còn có nhiều khu trường sở khác nằm rải rác trên toàn tiểu bang. Là một trong những trường đại học hàng đầu của nước Úc được biết đến một cách thông tục là "sandstone university" – Đại học Melbourne đào tạo 4 thủ tướng Úc, 7 giải Nobel, 5 nhà toàn quyền Úc và hàng loạt sinh viên ưu tú qua các thời kỳ. Hai trường Đại học Sydney và Đại học Melbourne là biểu tượng của nền giáo dục Úc, góp mặt trên các Bảng xếp hạng uy tín trên toàn cầu, bao gồm:
Đại học Sydney:
QS World University Rankings 2021: #40
Times Higher Education – World University Rankings 2021: #51
U.S News Report – Best Global Universities Ranking 2021: #27
Đại học Melbourne:
QS World University Rankings 2021: #41
Times Higher Education – World University Rankings 2021: #31
U.S News Report – Best Global Universities Ranking 2021: #25
Đại học Melbourne và Sydney còn cạnh tranh nhau trong những bảng xếp hạng thế giới khác với nhiều tiêu chí khác như QS World Graduate Employability Rankings 2021 ( Sydney #4, Melbourne #7) hay THE Academic Reputation 2021 (Melbourne #31, Sydney #51-60). Ngoài ra, Sydney và Melbourne còn nổi tiếng cạnh tranh ở các hoạt động thể thao, gần đây nhất là giải đua thuyền Australian Boat Race – giải đấu lâu đời giữa hai trường, bắt đầu từ những năm 1860.
(còn tiếp)
(c): Hai Anh Nguyen. Cảm ơn Hải Anh đã viết và đồng ý share bài cho Schofans
☘️✈️Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước, đủ trường, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
#HannahEd #scholarshipforvietnamesestudents
「us news university ranking」的推薦目錄:
- 關於us news university ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於us news university ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於us news university ranking 在 李怡 Facebook 的最佳貼文
- 關於us news university ranking 在 【2022 】Top 12 US News National University Ranking|US ... 的評價
us news university ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ KHÔNG KHÓ VÀO VỚI HỌC BỔNG TOÀN PHẦN (FULL RIDE) CHO HS QUỐC TẾ
Bài viết từ bạn Max/Khuong Nguyen trong group Scholarship Hunters của page. Cả nhà comment, share, lưu bài thoải mái nhé.
“Không khó vào” mình định nghĩa là tỷ lệ đầu vào hơn 30%. Học bổng toàn phần (full ride) bao gồm học phí và ăn ở, khác với học bổng toàn học phí (full tuition) chỉ bao học phí.
1. Hendrix College (Arkansas)
US News Ranking: 92 (Liberal Arts College)
Acceptance Rate: 72%
Hays Memorial Scholarship: https://www.hendrix.edu/admission/international.aspx?id=35098
Trường Hendrix College tọa lạc ở một thành phố tương đối nhỏ với khoảng 60.000 dân ở phía Nam nước Mỹ. Trường có một chương trình trải nghiệm thú vị gọi là Odyssey Program. Để tốt nghiệp, mỗi học sinh của Hendrix phải hoàn thành 3 dự án Odyssey thuộc 6 thể loại sau: artistic creativity, global awareness, professional development, service to the world, undergraduate research, và special projects. Một số ví dụ của những dự án này bao gồm một buổi trình diễn âm nhạc, đi du học nước ngoài, và công tác tình nguyện. Người tạo ra chương trình Odyssey không chỉ muốn sinh viên học suốt ngày trong lớp, mà bước ra ngoài trải nghiệm thế giới và chia sẽ kinh nghiệm của bản thân mình.
Học bổng toàn phần Hays Memorial đòi hòi những điều sau: bạn phải được đề cử (bạn có thể nhờ thầy cô, mentor, advocate của mình vào link này để đề cử bạn: https://www.hendrix.edu/HaysNomination/), điểm sàn GPA 3.6 và SAT 1430. Trường này nói thẳng luôn là nếu không đạt được học bổng này, hs quốc tế có thể nhận được một gói hỗ trợ khác. Nhưng bạn vẫn phải đóng tầm 30k/năm. Mỗi năm chỉ có 4 học bổng Hays và bạn phải cạnh tranh với học sinh Mỹ. Chúc may mắn!
2. Agnes Scott College (Georgia)
US News Ranking: 58 (Liberal Arts College)
Acceptance Rate: 70%
Marvin B. Perry Presidential Scholarships: https://www.agnesscott.edu/admission/financial-aid/agnes-scott-scholarships.html
Cũng là một trường ở vùng miền Nam của Mỹ, Agnes Scott College là một trường nữ. Nằm ở thành phố Atlanta, Agnes Scott được nhắc đến trong sách 40 Colleges That Change Lives (trường nam Wabash cũng nằm trong danh sách này xD). Agnes Scott tạo ra một chương trình rất sáng tạo tên là SUMMIT. Học kì đầu tiên, bạn sẽ tham gia một số hoạt động xây dựng kĩ năng lãnh đạo và học một vài lớp về các vấn đề toàn cầu. Khi spring break đến, bạn sẽ bay đến một quốc gia khác cùng với bạn học và giáo sư để tìm hiểu sâu hơn những gì bạn đã học. Một số địa điểm đến bao gồm Bulgaria, Ecuador, và Milan (Ý). Năm hai, sinh viên tham gia một chuyến thực tập ngắn hạn với một tổ chức ở Atlanta, chẳng hạn như AT&T, Moorehouse School of Medicine, Refugee Women’s Network.
Học bổng toàn phần Marvin B. Perry chỉ cấp cho 1 học sinh quốc tế mỗi năm, nên môi trường tranh đua khá khốc liệt. Nếu không được học bổng này, bạn nên biết 100% học sinh quốc tế ở Agnes Scott nhận hỗ trợ tài chính với giá trị trung bình là $25.591/năm (source: Common Data Set).
3. University of Richmond (Virginia)
US News Ranking: 23 (Liberal Arts)
Acceptance Rate: 30%
Richmond Scholars Program: https://scholars.richmond.edu/about/index.html
Trường Richmond trong một thời gian dài khá nổi tiếng trong cộng đồng du học Mỹ ở Việt Nam. Mình nghĩ là do họ có chính sách hỗ trợ 100% nhu cầu trang trải của bạn (xem ở đây: https://financialaid.richmond.edu/prospective/international.html). Ví dụ bạn khai gia đình chỉ đóng được 5k/năm thì trường sẽ cho bạn đủ tiền để bạn chỉ đóng 5k/năm. Bạn có thể nghĩ thế mình khai càng ít để được cho nhiều. Mình khuyên rằng đây là một chiến lược mang tính rủi ro cao, vì trường thuộc dạng need-aware (khai đóng càng cao thì khả năng được nhận cao theo) chứ không phải need-blind (không quan tâm đóng được bao nhiêu, được nhận vào rồi là cho bạn đủ tiền). Mặc dù là trường Liberal Arts, U of Richmond có hơn 4.000 học sinh, một trường luật và một trường kinh doanh. Vì thế nếu bạn vào được, bạn sẽ có cơ hội học những lớp rất hot.
Học bổng toàn phần Richmond Scholars đòi hỏi bạn cạnh tranh với học sinh Mỹ. Tuy nhiên, mỗi năm có 50 người được nhận học bổng này nên có lẽ nếu bạn đủ giỏi, khả năng đạt được sẽ cao hơn.
4. Lafayette College (Pennsylvania)
US News Ranking: 39 (Liberal Arts)
Acceptance Rate: 29%
Hỗ trợ toàn phần: https://admissions.lafayette.edu/apply/international-students/international-student-faq/
Trường được đặt theo tên đại tướng Pháp chiến đấu cho Mỹ trong chiến tranh giành độc lập. Lafayette College có thế mạnh ngành engineering. Trường có một câu lạc bộ tên là Engineers Without Border. Mỗi năm họ gửi học sinh engineering đến các nước đang phát triển như Honduras để thực hiên các dự án engineering nhỏ.
Học bổng cao nhất là Marquis Fellowship, bao gồm tiền học (https://admissions.lafayette.edu/scholarships/). Nhưng nếu bạn xem phần FAQ dành cho học sinh quốc tế để trên, bạn sẽ thấy là những ai nhận được học bổng này cũng có thể kết hợp với những loại hỗ trợ tài chính khác của trường như grants và on-campus employment để được bao luôn tiền ăn ở. Khoảng 51% học sinh quốc tế ở Lafayette nhận hỗ trợ tài chính với giá trị trung bình là $57.254/năm (source: Common Data Set).
5. Loyola Marymount University (California)
US News Ranking: 64 (National Universities)
Acceptance Rate: 47%
Trustee Scholarship: https://financialaid.lmu.edu/prospectivestudents/scholarships/lmuacademicscholarshipsforfreshmen/
Trường Loyola Marymount nằm ở Los Angeles nên tương đối gần các trường có máu mặt như UCLA và USC. Đây là trường công giáo, nhưng các bạn đừng lo, không cần phải theo đạo mới vào được đâu haha. Trường có thế mạnh các ngành biểu diễn nghệ thuật như làm phim, múa, âm nhạc. Các bạn đam mê lĩnh vực này nên tìm hiểu thêm về trường này. Tuy nhiên, Loyola Marymount là National University, nên họ có hàng trăm ngành khác nhau. Ngành quản trị kinh doanh, engineering, sư phạm đều có.
Học bổng toàn phần Trustee Scholarship chỉ cho 10 học sinh đầu vào mỗi năm và bạn phải cạnh tranh với học sinh bản địa. Bạn sẽ gặp một điều bất lợi là bạn phải đến trường để phỏng vấn cho vòng cuối. Vì thế học bổng này chỉ áp dụng cho những bạn đang học cấp 3 ở Mỹ. Nhưng đừng lo, các bạn ở VN vẫn có đủ điều kiện đạt học bổng toàn học phí (full-tuition) Arrupe Scholarship. Bạn sẽ chỉ phải chi trả tiền ăn ở.
KẾT LUẬN:
Trường không khó vào mà cho học bổng toàn phần không nhiều. Đa phần những trường cho học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế là những trường hàng đầu khó trúng tuyển như Williams, Amherst, Princeton, Harvard. Mình hiểu rằng không phải bạn nào cũng có lý lịch trên trời để có thể đậu vào những trường này. Bài viết sau mình sẽ tập trung vào những trường tương đối dễ vào mà cho học bổng toàn học phí (full tuition). Dù không tốt bằng học bổng toàn phần, nhưng nếu được học bổng toàn học phí bạn sẽ bớt chi trả đáng kể.
Các bạn có thể đọc bài của Khương share trong group của page hoặc https://www.facebook.com/duhocmycungkhuong/posts/112228153924511?__tn__=K-R nhé.
❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤
#HannahEd #sanhocbong #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents #duhocMy #hocbongMY #fullride
us news university ranking 在 李怡 Facebook 的最佳貼文
China’s “New Squabbling Situation” (Lee Yee)
Yesterday, I mentioned that the US deterred the Soviet Union’s intention to employ nuclear weapons to attack China’s military base in 1969, and since then implemented a half-century policy of interactions with China. Although the Chinese Communist Party (CCP) has always said that “the US will never give up their ambition to destroy our nation,” looking back at history, even when the Eight-Nation Alliance invaded China in the nineteenth century, the US did not make territorial claims from the Qing empire. Instead, it advocated “open doors to share the benefits equally” to avoid China being carved up. The US’ share of the Boxer’s indemnity has been gradually paid back through the training of Chinese talents and the studying of Chinese students in the US. The Rockefeller Foundation founded the Peking Union Medical College (PUMCH) in 1917, the predecessor of Tsinghua University, bringing modern western medicine into China. When the Second Sino-Japanese War broke out, a veteran American military aviator Claire Lee Chennault was hired as an aviation adviser and trainer in China. He organized the First American Volunteer Group (AVG) of the Republic of China Air Force, nicknamed the Flying Tigers, and assisted China in fighting against the Japanese in World War II.
In response to the anti-China speech given by the US Secretary of State Mike Pompeo, a mainland Chinese netizen commented, “you needed education, they gave you Tsinghua University; you needed medical care, they gave you PUMCH; you needed to fight against Japan, they gave you the Flying Tigers; you needed to oppose the Soviet Union, they gave you a platform; you needed to open up, they gave you foreign funding; you needed trade, they gave you a trade surplus...You say that they have an endless ambition to destroy your nation, they will give it a try!” This is a very vivid description of how Sino-US relations have evolved so far.
Just a few days before Pompeo delivered his “Communist China and the Free World’s Future” speech, Chinese State Councilor and Minister of Foreign Affairs Wang Yi also gave a long speech at the inaugural ceremony of the Xi Jinping Thought on Diplomacy Studies Centre on July 20. The speech was titled, “Study and Implement Xi Jinping Thought on Diplomacy Conscientiously and Break New Ground in Major-Country Diplomacy with Chinese Characteristics." I share the URL here ( https://www.sohu.com/a/408705618_99900926 ) and strongly recommend readers to browse this masterpiece. Let’s see if anyone can tell me after reading it, what is the content of Wang’s three to four thousand words on “Xi’s Thought on Diplomacy,” and what specific facts were there about “breaking new ground in major-country diplomacy.” Nowadays, the daily news is about Western countries’ policies, acts, and speeches directed at China and Hong Kong. Mainland netizens have recently lined up the front-page headlines of the Chinese internal newspaper “Reference News,” and they were all, “China condemns…, China warns the UK…, China is resolute to fight back…” This is not at all a new diplomatic situation but a new squabbling situation.”
After reading Wang’s speech, why not make a comparison to see if this Chinese Minister of Foreign Affairs, who has the same ranking as the US Secretary of State, is of the same caliber and merit as Pompeo? Then you will understand why the US now refuses to restart dialogue with China and only looks at China’s actions.
Looking at the successive Chinese foreign ministers after the establishment of the People's Republic of China in 1949, with the exception of the time during the Cultural Revolution, Zhou Enlai, Chen Yi to Qian Qichen were all decent. I still remember that after the breakthrough in Sino-US relations in 1971, the New York Times columnist James Reston visited Zhou Enlai in China and their battle of words was brilliant. Why does the current foreign minister only speak empty words but know not what they are?
Of course, this is related to the current situation in China for the apotheosis of the core leader. In addition to the unknown “Xi Jinping’s Thought on Diplomacy,” there will be “Xi Jinping’s Thought on Economics, Education, Military…” one after another.
A netizen quoted Wang’s speech and left a comment, “Brown-nosing is linguistic corruption and spiritual bribery...The giver only has to expend dignity and cunning with words, and the recipient is rewarded with personality and public interests. It is consensual for both giver and taker, and they usually have a tacit understanding where they jointly commit an ugly conspiracy...In a totalitarian society, brown-nosing is a multiple outbreak and refractory Covid-19. After an organized and large-scale epidemic, it will eventually become an incurable disease of personality cult detrimental to the entire nation and society.”
German Protestant theologian Dietrich Bonhoeffer said that “the nature of folly is a moral rather than an intellectual defect.” I believe this moral defect stems from a totalitarian system. When power becomes absolute, all those in power at various levels will, as Lu Xun said, “fawn upon their superiors and be overbearing upon those below.” The regime causes those with authority to never hear the true voice, how is this not stupid?
us news university ranking 在 【2022 】Top 12 US News National University Ranking|US ... 的推薦與評價
... <看更多>