Không phải người giàu có nào cũng muốn để lại hết khối tài sản khổng lồ cho con cái của mình. Những thành viên của tầng lớp ưu tú này luôn muốn con cái của họ phải biết nỗ lực vượt qua nó.
Có cha mẹ giàu có và nổi tiếng luôn đi kèm với những đặc quyền, trong đó có thể bao gồm một khoản thừa kế lớn. Nhưng một số doanh nhân và người nổi tiếng lại không muốn để khối tài sản cho con cái của họ. Thay vào đó, họ tìm cách quyên góp tài sản cho các tổ chức từ thiện hoặc đơn giản họ chỉ muốn con mình vượt qua sự cám dỗ của tiền bạc.
1. Mark Zuckerberg
Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã trở thành tỷ phú trước tuổi 32 và hiện nay, giá trị tài sản ròng của anh trị giá khoảng 104 tỷ đô la. Nhưng anh ấy sẽ không chia phần lớn số tiền cho các con gái của mình, Max (4 tuổi) hoặc August (3 tuổi).
Trong một bức thư gửi cho con gái mới sinh vào năm 2015, Zuckerberg và vợ, Priscilla Chan, cam kết cho đi 99% cổ phần công ty, trị giá 45 tỷ đô vào thời điểm đó. Theo lá thư, mục tiêu của cặp vợ chồng khi quyên góp quỹ là để "nâng cao tiềm năng của con người và thúc đẩy sự bình đẳng cho tất cả trẻ em trong thế hệ tiếp theo."
2. Bill Gates
Bill Gates, người có khối tài sản ròng trị giá 137 tỷ đô, không có ý định chuyển giao tài sản khổng lồ cho các con của mình, Jennifer, Rory và Phoebe. Ông trùm kinh doanh gần đây đã giải thích rằng các con của ông sẽ được tạo mọi cơ hội để được học hành, nhưng chúng sẽ không sống dựa vào một khoản thừa kế kếch xù.
"Những đứa trẻ của chúng tôi sẽ nhận được một nền giáo dục tuyệt vời và một số tiền, vì vậy chúng sẽ không bao giờ phải sống nghèo khó, nhưng chúng sẽ ra ngoài và có sự nghiệp của riêng mình", ông nói với tờ This Morning. "Việc để chúng thừa kế một khối tài sản khổng lồ không phải là điều có lợi cho những đứa trẻ."
3. Warren Buffett
Warren Buffett đã tích lũy được khối tài sản trị giá 93 tỷ đô, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó sẽ dành cho ba người con của ông. Trên thực tế, nhà đầu tư kinh doanh đã cam kết cho đi 99% tài sản của mình trong suốt cuộc đời. Ông đã tạo ra The Giving Pledge để thuyết phục nhiều người kiếm tiền hàng đầu thế giới để lại tài sản của họ cho các tổ chức phi lợi nhuận và ông đã quyên góp hàng tỷ đô la cho tổ chức từ thiện.
"Gia đình tôi sẽ không nhận được số tiền khổng lồ từ khối tài sản của tôi. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ không nhận được gì", Buffett nói trên CNBC. "Các con tôi đã nhận được một số tiền từ tôi và Susie, và chúng sẽ còn nhận được nhiều hơn nữa. Tôi vẫn tin vào triết lý... rằng một người rất giàu nên để lũ trẻ của mình đủ khả năng làm bất cứ điều gì chúng muốn nhưng không đủ khi chúng không làm gì cả."
4. Ted Turner
Ted Turner là một trong những ông trùm truyền thông hàng đầu thế giới, với giá trị tài sản 2,2 tỷ đô. Mặc dù doanh nhân đã cho phép năm đứa con của mình tham gia vào công việc từ thiện của mình, nhưng ông không để lại cho chúng một chút tài sản thừa kế nào.
"Vào thời điểm tôi qua đời, hầu như tất cả tài sản của tôi sẽ được chuyển cho tổ chức từ thiện", Turner viết trong lá thư Giving Pledge. "Tôi đặc biệt cảm ơn lời khuyên của cha tôi rằng hãy đặt ra những mục tiêu cao đến mức không thể đạt được trong suốt cuộc đời và giúp đỡ ở những nơi cần sự giúp đỡ nhất. Nguồn cảm hứng đó giúp tôi tràn đầy năng lượng và mong muốn tiếp tục làm việc chăm chỉ mỗi ngày trả lại và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho các thế hệ sau."
5. Nigella Lawson
Nigella Lawson được thừa kế tài sản từ gia đình riêng của mình, nhưng cô ấy không có kế hoạch tiếp tục truyền thống đó. Nữ hoàng sách dạy nấu ăn, người sở hữu khối tài sản trị giá 20 triệu đô la, sẽ không để lại tài sản cho hai đứa con của mình - Cosima và Bruno. "Tôi xác định rằng các con tôi không nên có sự an toàn về tài chính. Điều đó làm hỏng suy nghĩ của chúng rằng mọi người không phải kiếm tiền", cô nói với tạp chí My Weekly.
6. George Lucas
George Lucas là một trong những đạo diễn giàu có nhất ở Hollywood. Anh ấy đã tích lũy được khối tài sản hơn 6,5 tỷ đô la, nhưng 4 đứa con của anh ấy sẽ không được hưởng tất cả thành quả lao động của anh ấy. Trên thực tế, nhà làm phim đã tham gia quỹ Giving Pledge của Warren Buffett và Bill Gates, và quyết định sẽ quyên góp một nửa số tiền của mình cho tổ chức từ thiện. "Tôi đang cống hiến phần lớn tài sản của mình để cải thiện giáo dục", tác giả "Chiến tranh giữa các vì sao" viết trong lá thư cam kết năm 2010. "Đó là chìa khóa cho sự tồn vong của loài người".
7. Jackie Chan
Thành Long, người có giá trị tài sản ròng trị giá 400 triệu đô, đang có kế hoạch dành phần lớn số tiền của mình cho quỹ từ thiện thay cho con trai của mình, Jaycee. Nam diễn viên là Đại sứ thiện chí của UNICEF, các chiến dịch chống ngược đãi động vật và là người sáng lập Quỹ từ thiện Thành Long, chuyên cung cấp học bổng cho thanh niên Hong Kong. "Nếu con tôi có khả năng, nó có thể tự kiếm tiền. Nếu không, nó sẽ chỉ lãng phí tiền của tôi", Chan chia sẻ.
8. Sting
Nhạc sĩ người Anh Sting, người có khối tài sản ròng trị giá 400 triệu đô, nói rằng ông không để lại bất kỳ khoản tiền mặt nào cho sáu người con của mình - Joe, Fuchsia, Mickey, Jake, Eliot và Giacomo. Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Mail, nhạc sĩ cho biết ông dự định sẽ tiêu phần lớn tài sản của mình.
"Tôi nói với chúng rằng gia đình sẽ không còn nhiều tiền vì tôi và vợ đang chi mạnh cho các cam kết thiện nguyện. Các con tôi phải tự kiếm tiền. Tất cả chúng đều hiểu điều đó và chúng hiếm khi yêu cầu tôi bất cứ điều gì. Tôi thực sự tôn trọng và đánh giá cao thái độ này."
9. Elton John
Elton John và chồng David Furnish có tổng giá trị tài sản ròng là 550 triệu đô la, nhưng họ không có kế hoạch để lại phần lớn số đó cho các con trai của mình, Elijah và Zachary. "Tất nhiên, tôi muốn để các cậu con trai của mình ở trong tình trạng tài chính thật ổn định. Nhưng thật tồi tệ khi cho bọn trẻ một chiếc thìa bạc. Nó sẽ hủy hoại cuộc đời chúng", biểu tượng âm nhạc thế giới nói với Daily Mirror.
10. Simon Cowell
Simon Cowell có khối tài sản ròng trị giá 600 triệu đô la, nhưng ông không có ý định truyền lại tài sản của mình cho con trai mình, Eric. Giám khảo "X Factor" cho biết anh không tin vào việc chuyển tiền từ thế hệ này sang thế hệ khác. "Tôi sẽ để lại tiền của mình cho ai đó. Một tổ chức từ thiện, có thể là dành cho trẻ em và chó", anh ấy nói với tạp chí Esquire vào năm 2013. "Tôi không tin vào việc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tài sản của bạn phải là hy vọng rằng bạn đã cho đủ cơ hội để chúng có thể làm tốt và bạn đã cho chúng thời gian của mình, dạy chúng những gì bạn biết."
11. Gene Simmons
Gene Simmons đã vươn tới đỉnh cao tài chính với giá trị tài sản trị giá 400 triệu đô la. Tuy nhiên, tay bass của Kiss không sẵn sàng giao tài sản của mình cho hai đứa con của mình, Nick và Sophie.
"Điều tôi muốn làm là những gì mọi con chim làm trong tổ của nó - điều đó buộc lũ trẻ phải ra ngoài đó và tự tìm hiểu. Về tài sản thừa kế và mọi thứ, chúng sẽ được chăm sóc, nhưng chúng sẽ không bao giờ giàu nhờ tiền của tôi."
12. James Brown
Trước khi qua đời vào năm 2006, ca sĩ James Brown đã quyên góp phần lớn tài sản trị giá 100 triệu đô la của mình cho I Feel Good Trust, một tổ chức từ thiện gây quỹ cho trẻ em kém may mắn ở Nam Carolina. "Ý định của anh ấy cuối cùng cũng được thực hiện, và nó sẽ mang lại lợi ích cho trẻ em Nam Carolina và Georgia," Dylan Malagrinò, giáo sư tại Trường Luật Charleston ở Nam Carolina nói với The New York Times. "Hầu hết mọi người sẽ nhìn vào đó và nghĩ rằng đó là một quyết định thực sự đúng đắn."
13. Andrew Lloyd Webber
Andrew Lloyd Webber có tài sản ròng trị giá 1,2 tỷ đô, nhưng ông không có ý định chuyển khối tài sản khổng lồ của mình cho 5 người con - Imogen, William, Alastair, Nicholas và Isabella. Nhà soạn nhạc người Anh muốn gia đình anh học được tầm quan trọng của việc lao động.
"Họ không bận tâm. Họ không nghĩ như vậy. Đó là về đạo đức làm việc - Tôi không tin vào tiền thừa kế chút nào", anh nói với Daily Mirror. "Tôi không ủng hộ những đứa trẻ đột nhiên được nhận quá nhiều tiền, bởi vì khi đó chúng không còn động lực để làm việc." Webber cho biết phần lớn số tiền của anh sẽ dành cho các chương trình xã hội giúp đỡ các ca sĩ và nhà soạn nhạc đang gặp khó khăn.
Nguồn: CafeBiz
ted turner 在 Zass17 Facebook 的最讚貼文
1980年6月1日, 41年前的今天, Ted Turner創辦了全球首個24小時都在播新聞的頻道, 就是CNN(Cable News Network), 這個頻道是透過有線(Cable)電視才能收看, 不同於傳統的微波放送, 用戶必須以訂閱的方式把提供訊號的線牽進家中, 而不是去賣場買個天線就可以在家中免費收視.
現在大家已經逐漸習慣頻道要收費, 然在當年看美國的三大聯播網(ABC, NBC及CBS)不用錢的時空下, 又是相較嚴肅的新聞題材, Ted Turner的這個實驗性創舉並不被看好, 的確一開始是慘澹經營, 撐了半年後轉機出現, 披頭四的John Lennon在紐約自宅被槍擊, 心急如焚的群眾都急切想要知道最新進度, 進而發現連續不斷的新聞還真的是有存在價值, 所以在隔年(1981年)的三月, 甫上任的美國總統Ronald Reagan遇刺, 這個新聞性十足的消息又習慣黏在電視前的美國人覺得有CNN可以隨時update真好, 之後民眾的收視習慣成型, 新聞媒體也被逼者不得不進化到24小時全年無休的壓榨慘業
這是當年的螢幕翻拍, 適逢CNN(Cable News Network)的41歲生日, 我們今天只說好話, 講好不打臉的.
ted turner 在 Facebook 的最佳貼文
"We won't be signing off until the world ends. We'll be on, and we will cover the end of the world live, and that will be our last event."
The writing on the wall.
Ted Turner made that pledge in 1980.
It’s literally looming over me and... all of us.
#CNN #Ted #photoshoot #behindthescenes 📸