Kinh nghiệm lái xe số tự động đi qua đèo, dốc nguy hiểm
Những kinh nghiệm từ các tài già sẽ giúp các bác tài mới hay chưa có nhiều kinh nghiệm bổ sung các kiến thức, kỹ năng khi đi đường đèo nguy hiểm.
Lái xe số tự động qua đường đèo dốc cao là kỹ năng khó nhằn với các tài mới.
Lái xe số tự động qua đường đèo dốc cao là kỹ năng khó nhằn với các tài mới.
Địa hình nước ta nổi tiếng với hàng loạt những con đèo hiểm trở như Mã Pì Lèng, Khau Phạ, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Bảo Lộc.... nằm giữa núi rừng trùng điệp nhưng lại thuộc vào những cung đường đèo nguy hiểm bậc nhất.
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên những con đèo "tử thần" này. Những khúc gấp nhanh, đường uốn lượn quanh co là thử thách khó nhằn cho những tài mới. Cộng thêm với việc người tham gia giao thông thiếu ý thức, phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ làn đường sẽ làm tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông.
Vì vậy, các bác tài cần chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm lái xe số tự động đi qua đèo, dốc nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
Cách di chuyển đường đèo với xe số tự động AT
Lái xe số tự động khá đơn giản khi đi trong nội đô, nhưng lại là câu chuyện hoàn toàn khác di chuyển ở các địa hình phức tạp. Ở những cung đèo có độ dốc cao người lái phải chuyển xe về chế độ số tay để kiểm soát xe được tốt hơn.
Các số L1, L2, và D3 thường được sử dụng khi xe lên, xuống dốc.
Dù là sử dụng loại hộp số thì các cần số của xe số tự động đều có những chức năng tương tự nhau: P (đỗ), R (lùi), N (tự đo), D (tiến). Ngoài ra, một số xe số tự động còn có thêm chức năng số tay M+/-; D (D2, D3); L (L2)... Chế độ số tay được điều khiển qua lẫy chuyển số hoặc cần số.
Leo đèo, dốc cao
Đi leo dốc đường đèo khá đơn giản, người lái chỉ cần để cần số ở vị trí D là xong, xe sẽ tự tính toán để chuyển số cho phù hợp. Hơn nữa, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo tài xế không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều – mà hãy để hộp số tự động làm, bản thân chữ "tự động" đã nói lên tất cả.
Đổ đèo, dốc
Đổ đèo dốc lớn lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Lúc này, không chỉ lực kéo từ động cơ mà lực kéo từ quán tính cũng làm xe đi nhanh hơn. Nhiều tài xế thường có thói quen là rà phanh để hãm xe, nhưng đây cũng là một sai lầm chết người khi đi đổ đường đèo dốc.
Khi xuống dốc, các bác tài không nên rà phanh liên tục vì dẽ gây cháy má phanh.
Rà phanh liên tục sẽ làm quá nhiệt trong hệ thống phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng. Theo kinh nghiệm lái xe số tự động, cách tốt nhất là sử dụng cách phanh bằng động cơ của xe.
Để phanh bằng động cơ xe, đầu tiên tài xế hãy chuyển xe về các số thấp như L, D1, D2 ( có xe ghi 2, 1, L; hoặc M+, M-). Lúc này, tài xế hãy chuyển về các số như M+, L1, D1 để dùng động cơ để hãm xe lại.
Trong trường hợp xe đã chuyển về các số thấp mà xe vẫn lao nhanh, tốc độ không bảo đảm an toàn thường trên 50 km, tài xế tiếp tục hạ số về các số thấp hơn như M-, L2, D2 (D3) một lần nữa. Khi thấy xe chậm lại tức là đã cài số đúng, chỉ cần đạt đạp phanh khi cần thiết, không cần rà phanh liên tục.
Nhớ quy tắc "Lên số nào, xuống số đó"
Đây là quy tắc lên, xuống đèo được nhiều tài xế truyền tai nhau, không chỉ áp dụng cho xe số sàn mà còn áp dụng cho cả xe số tự động. Quy tắc này được giải thích như sau, khi lên dốc cần đi ở số thấp để tận dụng lực kéo, ngược lại khi xuống dốc cũng về số thấp để phanh động cơ ghìm xe đúng tốc độ.
Tuy quy tắc này không chính xác hết trong tất cả trường hợp, vì thực tế nhiều con dốc, đèo có độ dốc khác nhau ở hai mặt, nhưng quy tắc này rất có ý nghĩa với các tài mới. Tùy vào tình hình thực tế mà các bác tài tăng thêm hay giảm số để kiểm soát xe được tốt nhất.
Chức năng số thấp (L) trên xe số tự động
Khi nào sử dụng số L, 2, D3 trong hộp số tự động?
Chức năng số N trên xe số tự động
Những điều cần chuẩn bị trước khi xuất phát
Không chỉ đi đổ đèo, dốc cao mà bất kỳ khi nào đi trên các hành trình dài, các bác tài nên kiểm tra các bộ phận sau trước khi xuất phát để bảo đảm an toàn nhất.
Đầu tiên, kiểm tra độ mòn, áp suất lốp, tuổi thọ lốp. Nếu lốp đã qua 5-6 năm, hoặc mất hết hoa lốp, có dấu hiệu nứt, phồng... thì tài xế nên thay mới. Bởi lốp cũ thường yếu có nguy cơ bị thủng, bục săm, nổ lốp.
Thứ hai, kiểm tra hệ thống phanh, chúng ta sẽ kiểm tra má phanh, dầu phanh, tình trạng phanh... xem có bất thường gì không? Nếu phanh bị kêu, phanh bị nặng, bàn đạp phanh thấp... thì cần mang xe đến gara để xử lý ngay.
Thứ ba, kiểm tra cần gạt mưa. Khi đi đường đèo dốc cao rất dễ gặp phải hiện tượng sương mù, mưa... Vì vậy cần gạt mưa phải hoạt động tốt thì mới có thể làm sạch kính lái, đảm bảo tầm nhìn.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra hệ thống nhiên liệu vì đi đường đèo, dốc cao hoặc đi đến các khu vực vùng sâu, vùng xa có rất ít các trạm tiếp nhiên liệu, do đó xe cần được đổ đầy nhiên liệu trước khi lên hay xuống đèo.
同時也有510部Youtube影片,追蹤數超過24萬的網紅LA's Little Castle,也在其Youtube影片中提到,PHÁT HIỆN RA CÁCH ĐÁNH SON HỚP HỒN CRUSH =))) NÓI CHỨ CHỒNG TÔY RẤT MÊ TÔY ĐÁNH SON KIỂU NÀY LUÔN Ô MÀI GÓT =)) ► SUBSCRIBE CHANNEL: http://bit.ly/LA...
「pôdo」的推薦目錄:
- 關於pôdo 在 Ô tô Lê Mạnh Facebook 的精選貼文
- 關於pôdo 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
- 關於pôdo 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
- 關於pôdo 在 LA's Little Castle Youtube 的精選貼文
- 關於pôdo 在 Phương Dung Socola Youtube 的最佳解答
- 關於pôdo 在 Phương Dung Socola Youtube 的最佳貼文
- 關於pôdo 在 #請教PODO漫畫ios如何下載 - 動漫板 | Dcard 的評價
- 關於pôdo 在 Podo - Facebook 的評價
- 關於pôdo 在 podo - YouTube 的評價
pôdo 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
MỜI MỌI NGƯỜI DU HÀNH VÀO NAM VỚI HÒN ĐÁ KINH DỊ - SỜ VÀO LÀ MẤT MẠNG - YẾU TIM ĐỪNG ĐỌC!
HÒN ĐÁ CHẤT CHỨA OAN HỒN, CƯỚP MẠNG NGÀN NGƯỜI Ở BÌNH ĐỊNH
Hòn đá có tuổi cả trăm năm ở Bình Định với những câu chuyện rùng rợn bao quanh, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi nặng nề đến ngày nay. Hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi thời gian gần đây cả chục đứa trẻ, mất mạng khi ngồi lên hòn đá, pháp sư chết bất đắc kỳ tử khi muốn sở hữu… là câu chuyện gây hãi vùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn, đau thương. Nơi đây, từng xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu của vua Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn. Trước đó, là cuộc tương tàn của Vương triều Vijaya rực rỡ. Vậy nên, vùng đất này, từng gốc cây ngọn cỏ, cũng đều là chứng nhân của đổ máu. Hòn đá bí ẩn, nơi mà theo lời kể của các cụ, là chỗ kê đầu nạn nhân cho voi dẫm, là một vật chứng đau thương kinh hoàng, không ai muốn nhớ. Nhưng, những câu chuyện rùng rợn quanh hòn đá, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi đến ngày nay. Câu chuyện hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi hàng chục người mất mạng khi ngồi lên hòn đá này trong thời gian gần đây, vẫn là câu chuyện gây hãi vùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Hòn đá bí ẩn
Hiểu về Bình Định, hiểu về nền văn hóa Chăm ở đất Bình Định, không ai hơn được Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh vốn là một võ sư khét tiếng, lại là một nhà sưu tầm cổ vật Chăm hàng đầu, cả đời mê mải với những món đồ, với văn hóa Chăm đất Bình Định. Vậy nên, không chỉ giới nhà báo, cả giới nghiên cứu văn hóa, khi đến Bình Định, thường tìm gặp Nguyễn Vĩnh Hảo. Giờ, Nguyễn Vĩnh Hảo không còn là ông chủ của Bảo tàng gò sành Chăm nữa, bởi có nhiều lý do, mà người dân trong vùng đồn rằng, lý do cuối cùng cũng tại đụng vào cổ vật của người Chăm. Những câu chuyện về oan hồn người Chăm, về ma Hời (người Chăm còn được gọi là người Hời) bám theo cổ vật, kể cả ngày không hết. Chuyện nó xin được nói sau. Trở lại câu chuyện về hòn đá kỳ lạ. Nguyễn Vĩnh Hảo bảo: “Ở Bình Định có 2 hòn đá chất chứa oan hồn, mà Vĩnh Hảo là người nắm rõ nhất. Có hai thông tin đặc biệt, mà không ai biết. Đó là, hòn đá chặt đầu ở chùa Thập Pháp, mà mọi người đã biết, chính là viên bạch ngọc khổng lồ. Đó là viên ngọc, chứ không phải đá thường. Dân chơi cổ vật và dân sành đá đều biết, nhưng trụ trì ngôi chùa cũng không biết đâu. Mình nói ra như thế, để nhà chùa, cũng như các cơ quan chức năng sớm biết, để có cách bảo vệ hòn đá, chứ để tơ hơ giữa trời, làm bậc thềm lên xuống như thế, e rằng không an toàn trước con mắt nhòm ngó của bọn trộm. Còn hòn đá thứ hai, mới kinh khủng hơn nhiều. Hòn đá này là nơi kê đầu những nghĩa quân, những người thân thích nhà Tây Sơn để voi dẫm đạp. Hòn đá ấy chứa chất nhiều oan hồn lắm, và các oan hồn đó còn giết thêm nhiều người nữa. Hiện hòn đá đang được cất giữ ở một ngôi chùa thuộc huyện Tây Sơn”.
Theo chỉ dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, tôi nhằm hướng sân bay Phù Cát, rẽ tiếp gần chục km, thì đến thôn Bến Đức (xã Tây An, Tây Sơn, Bình Định). Ngôi chùa Hương Quang nằm ở cuối làng. Ngôi chùa xây 2 tầng, trông như tòa biệt thự, chứ không giống chùa ngoài Bắc. Tuy nhiên, ngôi chùa chưa trát gia, sơn màu, nên trông không được bắt mắt. Ngôi chùa xây to, nhưng lại ở mảnh đất chật hẹp. Rất nhiều ô tô, xe máy đỗ dọc ven đường dẫn vào chùa. Đi nhiều chùa lớn, bé ở Bình Định, thấy chùa nào cũng vắng như chùa… Bà Đanh, nên tôi khá ngạc nhiên khi ngôi chùa chẳng có tí tiếng tăm nào, đặt ở ngôi làng heo hút, lại đông khách đến vậy. Vào chùa, thấy mùi thuốc bắc lan tỏa, thấy đống thuốc lớn bé chất ngập trong mấy gian phòng lớn, mới biết rằng nhà chùa có thêm nghề bốc thuốc và khách phương xa tìm đến chùa chủ yếu là để bốc thuốc.
Nhiều khách tìm đến chùa, chưa vào chùa vội, mà họ thắp nhang trên chiếc bàn đá ngoài trời, đặt ngay trước chùa. Phía sau phiến đá nhỏ đặt bát nhang, là hồ nước nhỏ, cùng hòn giả sơn. Giữa hồ nước nhân tạo, là tảng đá vuông vức, đặt trên bệ xây bằng những hòn cuội, nhô lên khỏi mặt nước. Nhìn hòn đá ấy, và trông khuôn mặt những người khói nhang, khấn vái thành kính, tôi tin rằng đây chính là hòn đá chất chứa oan hồn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể tôi nghe.
Đang hý hoáy chụp ảnh, thì một sư thầy, khuôn mặt hiền lành, trong bộ áo nâu sồng đi ra. Tôi giới thiệu là nhà báo và hỏi về hòn đá, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể, muốn tìm hiểu về hòn đá, sư thầy rất nhiệt tình, cởi mở. Sư thầy mời tôi lên tầng trên uống trà, chờ thầy bốc nốt thuốc cho bệnh nhân, rồi sẽ tiếp chuyện.
Tầng trên ngôi chùa là một gian phòng lớn, nơi có nhiều bàn ghế, như một lớp học. Có mấy đệ tử ngồi đọc kinh ở trên này. Tìm hiểu qua các đệ tử, mới biết sư thầy Thích Hồng Phương theo phái Mật Tông. Ông theo Phật, nhưng nghiên cứu nhiều về lĩnh vực bùa ngải, nên không chỉ là một nhà sư ông còn là một thầy pháp. Điều đặc biệt, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Chẳng thế mà ngôi chùa hẻo lánh này rất đông bệnh nhân kéo đến và khắp tầng một ngôi chùa là những tải thuốc lớn bé chất ngất.
Bốc thuốc đến gần trưa, thì sư thầy Thích Hồng Phương lên tầng trên tiếp khách. Thầy thắp nén nhang ở ban thờ, ngồi trì chú một lát, rồi tiếp phóng viên. Sư thầy Hồng Phương nhấp ly trà nóng, suy tư như thể sắp xếp lại câu chuyện cho gọn ghẽ, rồi bắt đầu thuật lại những chuyện ly kỳ về hòn đá, mà đến bản thân ông, vốn là một pháp sư nổi tiếng, cũng có lúc phải táng đởm kinh hồn.
Hành hình man rợ
“Chuyện bắt đầu vào năm 2006, cách nay 8 năm, tui về xã Nhơn Hậu, sau khi viếng chùa xong, thì sư Vạn Toàn hỏi tui: “Ở đây có hòn đá ghê gớm lắm, thầy có biết không?”. Vừa nghe thầy Vạn Toàn nói hai chữ hòn đá, tui đã có cảm giác ớn lạnh chạy dọc thân thể. Nghiên cứu về tâm linh, thấu hiểu nhiều cõi, nên chỉ cần thầy Vạn Toàn nói vậy, tui đã thấy hình ảnh hòn đá hiện ra trong đầu rồi. Những câu chuyện như thế xảy đến quanh tui là chuyện bình thường, tui coi không ra gì, nên tui bảo với thầy Vạn Toàn: “Tui biết, nhưng tui không quan tâm”. Tôi chỉ nói vậy, rồi tui về. Không tiếp tục câu chuyện ấy với thầy Vạn Toàn nữa” – Sư thầy Thích Hồng Phương bắt đầu câu chuyện về hòn đá, đầy màu sắc kỳ bí.
Bẵng đi thời gian, chừng vài tháng, quay lại xã Nhơn Hậu (An Nhơn, Bình Định), cách xã Tây An 20 cây số, sư thầy Vạn Toàn mang khuôn mặt rầu rĩ kể với sư thầy Hồng Phương: “Hòn đá ấy gây nhiều tai họa quá thầy ạ. Tui cũng muốn hóa giải nó, nhưng sức tui có hạn, động vào hòn đá vong mạng chứ chẳng chơi. Suy đi tính lại, xét cả vùng này không ai có năng lực mạnh mẽ như thầy, chỉ có thầy mới giúp được chúng sinh trong vùng này thôi”. Nghe sư Vạn Toàn nói giọng khẩn cầu, sư Hồng Phương mới lắng nghe câu chuyện, tìm hiểu về hòn đá.
Khi đó, hòn đá nằm ở chân gò đất, cạnh con đường của ngôi làng làm gốm lâu đời thuộc xã Nhơn Hậu. Ngôi làng ấy có tháp chăm Cánh Tiên, trông như người con gái đang múa và cũng là nơi có di chỉ thành Hoàng Đế. Tìm hiểu về hòn đá, qua các cụ già, thì sư Thích Hồng Phương biết rằng, hòn đá vốn nằm ở chân một quả đồi thấp, cách làng một đoạn. Hòn đá đã nằm ở chân quả đồi đó hàng trăm năm trước. Đời nọ đời kia các cụ trong làng truyền lại rằng, ngày xưa, Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn bằng cách giết sạch tướng sĩ, gia quyến nhà Tây Sơn. Chém người nhiều quá mỏi tay, hỏng gươm đao, nên họ nghĩ ra cách giết người nhàn hạ, nhưng vô cùng man rợ, đó là dùng voi dẫm đạp. Vua Nguyễn sai người lên núi đào về tổng cộng 6 hòn đá lớn, vuông vức, đặt 6 hòn đá ở pháp trường. Chẳng cần thành án, chẳng cần tuyên bố, quân lính cứ dắt “tù binh” đến chỗ hòn đá, trói gô lại, ấn đầu xuống mặt tảng đá, rồi sai voi dẫm bẹp đầu. Chỉ một cú dẫm của con voi nặng vài tấn, thì cái đầu người bằng quả dừa còn gì là hình hài nữa. Theo lời các cụ, đã có cả ngàn người bị hành hình theo cách đó và mỗi hòn đá thấm máu của cả ngàn người vô tội. Nỗi oan hờn chồng chất ám vào hòn đá, khiến nó ám ảnh cư dân thời bấy giờ trong từng giấc ngủ.
Cái chết của phù thủy
Thời gian trôi đi, thế sự đổi thay, người già chết đi, con trẻ lớn lên, rồi 6 hòn đá đó cũng dần bị quên lãng. 5 hòn đá thất lạc đi đâu, không ai rõ. Cũng có thể chúng chìm dưới lòng đất, hoặc bị đem nung vôi. Chỉ còn hòn đá ở xóm làm gốm thuộc xã Nhơn Hậu là vẫn còn chỏng chơ ở dưới chân quả đồi. Chỉ còn một số người già biết đến những câu chuyện rùng rợn xung quanh hòn đá thông qua lời kể của cha ông. Thế hệ trẻ nghe chuyện kể về hòn đá thì biết vậy, nửa tin nửa ngờ, chứ cũng chẳng để tâm. Hòn đá nằm chìm trong bụi cỏ rậm rạp, nơi ít người qua lại.
Theo lời kể của sư Vạn Toàn, một ngày, cách nay chừng 15 năm, một ông thầy pháp, còn gọi là thầy phù thủy, người xã Nhơn Hậu đã thuê người khiêng hòn đá về nhà mình. Đời cha ông này cũng là thầy pháp, nổi tiếng cả một vùng, có khả năng điều khiển âm binh, làm bùa mê ngải lú, thậm chí tài năng đến nỗi có thể giết người, hoặc chí ít cũng khiến công danh ai đó bại hoại bằng thứ gọi là bùa ếm. Người ta còn đồn rằng, ông có khả năng sai âm binh xóa sạch trí nhớ của ai đó, thậm chí điều khiển để những vật cản như ô tô biến mất trước mắt ai đó, khiến họ không nhìn thấy, cứ thế lao đầu vào chết tươi. Đến đời ông này, ngoài sở học của cha, thì phiêu lưu khắp nơi tầm sư học đạo, nên cũng trở thành thầy phù thủy lỗi lạc. Ông này nói với sư Vạn Toàn rằng, ông ta mang hòn đá về với mục đích sai khiến âm binh. Theo ông ta, đã có cả ngàn mạng người chết tại hòn đá này một cách oan sai thảm khốc, linh hồn họ mãi mãi vưởng vất bên hòn đá, không siêu thoát được. Những oan hồn này rất dữ dằn, nên thầy phù thủy chinh phục được những oan hồn đó, sẽ điều khiển oan hồn làm được những việc kinh thiên động địa.
Thế nhưng, một chuyện táng đởm kinh hồn đã xảy ra với ông thầy pháp nổi tiếng này. Ấy là, buổi sáng hôm đó chuyển được hòn đá về nhà, thì buổi chiều ông thầy pháp hộc máu mồm lăn ra chết thẳng cẳng, không kịp trăng trối điều gì. Biết rằng, cái chết của ông bố mình là do hòn đá oan hồn gây ra, người con trai sợ hãi quá, nên sau khi táng liệm xong cho cha, đã hô hào mọi người khiêng ra gò đất thấp ngoài cánh đồng sát con đường dẫn vào làng và vứt hòn đá ở đó. Người con trai đó hương khói ghê gớm, khóc lóc thảm thiết mong các oan hồn trong tảng đá tha mạng.
Câu chuyện về hòn đá oan hồn giết thầy pháp cao tay khiến cả làng rúng động, sợ hãi. Tuy nhiên, vì mới có một cái chết, nên người ta chỉ bàn tán rôm rả vài hôm, rồi quên béng. Nhiều người khẳng định rằng, có thể ông thầy pháp nọ chết là vì tai biến, ngẫu nhiên, chứ chẳng liên quan gì đến hòn đá vô tri cả. Thế nhưng, điều kinh hãi liên tiếp xảy ra trong suốt 5 năm ròng liên quan đến hòn đá này. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi năm trong làng có 1-2 đứa trẻ chết bất đắc kỳ tử, mà người ta chỉ có thể kết luận nguyên nhân do cảm, trúng gió. Xâu chuỗi lại sự việc, thì tất cả những đứa trẻ chết đột tử, đều ngồi lên hòn đá đó vào thời gian cách lúc chết không quá 24 giờ. Những đứa bé vong mạng bí ẩn đều là trẻ chăn trâu. Khi bọn trẻ thả trâu ở cánh đồng, thấy hòn đá đặt ở gò đất, lại cạnh đường làng, là chỗ ngồi phù hợp, thì đều ngồi lên, hoặc trèo lên nghịch ngợm. Sư thầy Thích Hoàng Phương đã về ngôi làng đó tìm hiểu và nhân dân trong làng đều khẳng định những đứa trẻ chết đột tử, chết bí ẩn đều từng ngồi lên hòn đá kinh dị đó. Sau khi thống kê, thấy số lượng người chết nhiều quá, liên tục trong 5 năm, thì mọi người thực sự kinh sợ hòn đá. Người ta không dám đến gần hòn đá, thậm chí đêm đêm còn chẳng dám đi qua đoạn đường đó. Nhiều người còn khẳng định rằng, đêm đêm nghe thấy tiếng khóc vẳng lại từ cánh đồng, thậm chí đi qua đường còn nghe thấy tiếng khóc thảm thiết vang ra từ phía hòn đá. Nhiều người còn kể nhìn thấy những bóng trắng đi lại ngoài cánh đồng, ngồi ủ rũ trên hòn đá, gò đất. Người lớn đều nhắc nhở trẻ con không được ngồi lên hòn đá. Tuy nhiên, bọn trẻ hồn nhiên, nghịch ngợm, nhiều khi thách đố nhau, chẳng hiểu gì về chuyện tâm linh ma quỷ, nên chúng vẫn vi phạm và vẫn có những cái chết bí hiểm xảy ra.
Sau khi kể những câu chuyện rùng rợn, nửa thực nửa hư, sư Vạn Toàn bảo với sư thầy Thích Hồng Phương: “Kính nhờ thầy tìm cách xem xét thực hư thế nào, xem những cái chết trong làng là ngẫu nhiên hay do các oan hồn uổng tử ở hòn đá gây ra. Liệu chăng, hòn đá này có khí âm quá mạnh, hay một thứ khí độc kinh người, mà ai đó tiếp xúc hoặc hít phải sẽ nhận được cái chết bất đắc kỳ tử? Nếu thầy xem xét, tìm cách giúp được dân làng, thì thực là dân làng có phước nhiều lắm. Bao năm nay, dân làng phải sống trong cảnh nơm nớp sợ hãi rất thương tâm, mà tui tài sức có hạn, không biết làm cách nào”.
Sư thầy Thích Hồng Phương kể tiếp: “Biết chuyện như thế tui phải ra tay, chứ không thể thờ ơ lánh đời được. Tui về chùa, thắp nhang, cầu xin bề trên ủng hộ để tui làm việc nghĩa này. Tui cùng với các môn đệ, cùng sư Vạn Toàn đi xem hòn đá. Phải tìm hiểu, nghiên cứu về nó thật kỹ, tui mới tìm đến nó, chứ không thể hồ đồ được. Ông thầy pháp ở Nhơn Hậu cao tay thế, mà còn bị uổng mạng, thì đủ biết hòn đá này kinh khủng cỡ nào. Những hòn đá cổ, liên quan đến lĩnh vực tâm linh, trong Mật Tông, đặc biệt là phong thủy Huyền Không người ta chia ra làm 3 loại, là đá Long, đá Hổ và đá Cẩu. Chỉ những thầy pháp cao tay, luyện đến mức độ nào đó, mới phân biệt được rõ các loại đá. Nhìn hòn đá này, tui biết ngay là đá cẩu. Đá Long, đá Hổ thì thường ở các di tích lớn, thành quách, đền chùa, ít ra cũng lăng mộ to, còn đá Cẩu thì chỉ có oan hồn dân thường ngụ. Họ chết oan uổng, không siêu thoát được, nên cứ vất vưởng mà thành con ma ác nghiệt, chuyên đi hại người. Xem xét kỹ rồi, tui và đệ tử bỏ về, chưa xử lý ngay, bởi phải tìm cách trục được các oan hồn ra khỏi tảng đá này đã”.
Chuyện trôi qua 7 tháng sau, thì sư Vạn Toàn lại tìm đến chùa Hương Quang, tìm gặp sư thầy Thích Hồng Phương, hỏi sư Phương về tiến trình xử lý hòn đá. Lúc ấy, sư Vạn Toàn mới biết, suốt 7 tháng qua, không ngày nào sư Hồng Phương và đệ tử không đọc kinh, trì chú, giải oan cho những linh hồn uổng tử, đã chết tại hòn đá, bởi những cái dẫm đạp kinh người của những con voi khổng lồ, và sự ác tâm của nhà Nguyễn. Cả đời sư thầy Hồng Phương cũng chưa từng vất vả làm nhiều đàn tế giải oan như thế. Lần gặp lại sư Vạn Toàn, sư thầy Hồng Phương bảo: “Bây giờ cũng đã đến lúc giải quyết hòn đá này rồi. Tôi sẽ ra tay với hòn đá. Tuy nhiên, tôi sẽ khiến tất cả mọi người cùng phải tin rằng, hòn đá này có xung khí âm linh cực mạnh, bởi nếu tôi không làm việc đó, thì mọi người sẽ cho rằng tôi nói quàng nói xiên, nói toàn chuyện mê tín dị đoan, không ai tin được”.
Và, cuộc tiếp xúc giữa 50 người chứng kiến, với hòn đá oán hờn đặt giữa cánh đồng, đã gây chấn động cả vùng quê, về sự lạ lùng đến rợn tóc gáy.
Bí ẩn giờ vọng nguyệt
Sau khi hòn đá bí ẩn ở Nhơn Hậu (An Nhơn, Bình Định) được cho là “gây” ra nhiều cái chết kỳ lạ, hết sức oan uổng, thượng tọa Thích Hồng Phương, chủ trì chùa Hương Quang ở làng Bến Đức (Tây An, Tây Sơn, Bình Định), đã bắt tay và cuộc để “thu phục” hòn đá này. Tuy nhiên, thời điểm đó, dư luận còn nhiều ý kiến, người thì sợ hãi hòn đá, không dám đi qua con đường, gò đất nơi hòn đá ngự, người thì cho rằng những chuyện chết chóc chỉ là trùng hợp, ngẫu nhiên, do hoang tưởng mà ra, chứ chẳng có thật. Là người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hòn đá ấy và biết rằng, nó chính xác là vật kê đầu người để voi dẫm đạp, gây nên bao tang tóc đau thương, và hiện hòn đá ấy vẫn lưu giữ âm khí rất nặng, nhưng vì sao nó có thể giết được người, thì thượng tọa Thích Hồng Phương vẫn chưa giải mã được dưới góc độ khoa học. Và, để công việc mình làm thực sự khiến mọi người tin tưởng, an tâm, thượng tọa Hồng Phương đã xuống tu viện Nguyên Thiều gặp thượng tọa Thích Minh Tuấn. Thượng tọa Thích Minh Tuấn cũng là một nhà nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là nghiên cứu về tâm linh rất sâu sắc. Sư thầy Thích Hồng Phương bảo với thầy Minh Tuấn: “Về hòn đá ở Nhơn Hậu, có người tin, có người không tin, nên tui chưa vào cuộc vội. Tui biết thầy có khả năng và cũng biết rõ về hòn đá này rồi. Tui đã nghiên cứu về hòn đá kỹ lưỡng và cũng đã hiểu về nó, tuy nhiên, tui chưa dám di chuyển vì sợ người ta hiểu sai. Tui mong thầy cùng tôi tiếp tục giải thoát các oan hồn uổng tử ở hòn đá, rồi tui mới di chuyển. Ngoài ra, tui cũng muốn thầy cùng vào cuộc, tìm ra 30 đến 50 người trong vùng, cả người tin và không tin chứng kiến cuộc di chuyển hòn đá, để sau này người ta không nói này nói nọ được nữa”.
Sau khi trình bày về hòn đá, nhận được sự giúp đỡ tích cực của thượng tọa Thích Minh Tuấn, thầy Thích Hồng Phương đã bắt tay vào cuộc. Thượng tọa Hồng Phương kể: “Đó là năm 2008, trước Phật Đản, tháng 2 âm lịch. Thời gian thì chính xác là đêm mùng 9 âm lịch. Trước đó mấy ngày, tui đã thông báo việc thu phục hòn đá cho nhân dân làng Bến Đức rõ cả. Việc đưa hòn đá dữ như thế về làng, cũng phải thông báo rộng rãi, hết sức minh bạch, và nhận được sự ủng hộ, thì tui mới thực hiện. Ngoài ra, tui muốn càng nhiều người tham gia tìm hiểu về hòn đá càng tốt, bởi như thế, sẽ không ai nghĩ tôi lấy hòn đá về với ý đồ mờ ám. Thông tin tui đưa ra, có tới 50 người, đều là người lớn đăng ký tham gia chứng kiến việc tui thu phục hòn đá. Mấy anh thợ xây, thợ mộc đang phải miệt mài hoàn thiện ngôi chùa Hương Quang cho tui, cũng xin nghỉ việc để theo tui, chứng kiến việc tui làm”.
Nghiên cứu về Mật Tông nhiều năm, lại là pháp sư giỏi, nên thượng tọa Thích Hồng Phương biết nhiều chuyện kỳ lạ. Theo lời ông, một năm, hòn đá này chỉ linh ứng một vài lần, mỗi lần chỉ một đến vài tiếng, thậm chí cả năm chỉ linh ứng một lần mà thôi. Qua kiểm tra, bằng nhiều phương pháp tâm linh, thầy Thích Hồng Phương khẳng định rằng, đúng 9 giờ đêm, ngày mùng 9/2 âm lịch, tức ngày đầu vọng nguyệt, hòn đá sẽ linh ứng. Như vậy, ông thông báo mọi người có mặt lúc 7-8 giờ tối, tại gò đất, cạnh con đường, nơi hòn đá ngụ, ở xã Nhơn Hậu.
Đúng 8g30 phút tối, thượng tọa Thích Hồng Phương cùng mấy đệ tử có mặt ở gò đất, đã thấy 50 người vây quanh hòn đá. Nhiều người chuẩn bị đồ lễ chu đáo, đủ cả rượu, thịt, xôi, gà, cúng bái hương hói nghi ngút quanh hòn đá. Người xin các oan hồn linh ứng cho cuộc sống giàu sang, người xin mụn con, người khấn rõ xin số đề để được đổi đời… Mặc dù là pháp sư, song thầy Thích Hồng Phương không quan tâm mấy trò cúng bái, hương khói nghi ngút. Ông trải chiếu ngồi trì chú với các môn đệ chừng mấy phút, rồi tiến đến bên hòn đá. Đến bên hòn đá, ông lầm rầm trong miệng như thể trò chuyện với hòn đá. Thượng tọa Thích Hồng Phương dùng lòng bàn tay xoay ngược chiều kim đồng hồ trên mặt hòn đá, mà theo ông là để kiểm tra sự kích thích của “từ trường linh ứng”.
Theo thầy Hồng Phương, với những hòn đá chứa nhiều năng lượng âm, các pháp sư cao tay có thể kiểm tra và biết được bằng chính sự nhạy cảm của cơ thể mình. Mặc dù hòn đá lớn như thế, nhưng năng lượng đó chỉ tụ ở một điểm nhất định, chỉ nhỏ bằng miệng bát tô. Và điều nữa, là năng lượng âm này chỉ phát ra vào một thời điểm nhất định, mà chỉ những thầy pháp cao tay mới biết được. Kiểm tra xong, phát hiện năng lượng âm linh đã có, thượng tọa Thích Hồng Phương tụ họp mọi người lại và nói lớn: “Đã đúng giờ hòn đá hiển âm linh rồi. Trước nay, có anh tin, có anh không tin. Nay tui mời các anh, các chị thử tất, để xác tín lại niềm tin của mình. Có tui ở đây, thì tui xin đảm bảo mạng sống cho các anh, chị, ông bà. Nếu có sự gì xảy ra, thì cứ bảo do ông Thích Hồng Phương xúi bẩy. Tuy nhiên, tui xin nhắc, là mọi người chỉ nên chạm nhẹ một lần, thấy có cảm giác rồi thì thôi ngay, tui sẽ xử lý trục khí âm ra khỏi người luôn, để giữ tính mạng cho mọi người”.
20 người bị “điện giật”
Sau khi giải thích xong, thì người xung phong đưa thân mình ra làm thí nghiệm là sư thầy Thích Vạn Toàn. Sư Vạn Toàn là trụ trì ngôi chùa nhỏ ở Nhơn Hậu, cũng là người thuyết phục thượng tọa Thích Hồng Phương tìm cách thu phục hòn đá. Sư Vạn Toàn cũng muốn làm thí nghiệm đầu tiên, là để nhỡ có chuyện xấu gì xảy ra, thì ông cũng gánh tội nợ cho dân làng trước. Chọn đúng điểm trung tâm của mặt trên hòn đá, nơi thầy Thích Hồng Phương khẳng định có âm linh, sư Vạn Toàn đặt lòng bàn tay lên với dáng vẻ không hề sợ hãi. Thế nhưng, một chuyện kinh khiếp đã xảy ra, khi sư Vạn Toàn vừa chạm ngón tay xuống hòn đá, thì lập tức ông giật bắn người, cơ thể lảo đảo, như thể bị điện giật. Điều kinh dị, là khi soi đèn pin vào đầu sư Vạn Toàn, thấy những làn khói mỏng thi nhau bốc lên. Sư Vạn Toàn chạy cách xa hòn đá độ vào mét, đến chỗ sư Hồng Phương và bảo: “Con chết mất thầy ạ, hòn đá này hình như có luồng điện cao thế, giật mạnh lắm!”. Thượng tọa Hồng Phương bảo sư Vạn Toàn ngồi xuống đất, khoanh chân theo tư thế hoa sen, rồi ông dùng lòng bàn tay, đặt lên đỉnh đầu sư Vạn Toàn, truyền năng lượng. Khoảng 5 phút sau, sư Vạn Toàn tỉnh táo, đứng dậy, đi lại như người bình thường.
Mặc dù sự việc sư Vạn Toàn như bị điện giật khi đụng vào hòn đá xảy ra trước mắt, khiến nhiều người kinh hãi, nhưng không cản được ông Hai Lũy. Ông Hai Lũy khi đó đã 65 tuổi, là người trông nom, gắn bó với ngôi chùa Hương Quang mấy chục năm rồi. Ông Hai Lũy rất thích nghiên cứu những bí ẩn người Chăm, và rất tin vào những chuyện thần thánh, tâm linh, nhưng ông không nghĩ hòn đá vô tri giữa cánh đồng như thế lại có… điện. Ông Hai Lũy mang khuôn mặt trầm tư, nghĩ lại giây phút ấy, vẫn còn hãi hùng, kể lại cho tôi: “Bây giờ, chú có kể lại con cũng không tin được đâu, nhưng chú cứ lấy danh dự của người già, đã ngoài 70 tuổi rồi, để khẳng định với con rằng, hòn đá ấy thật sự là khủng khiếp. Ngày đó, chú được dân làng bầu cho chức vụ trông nom ngôi chùa này. Thầy Hồng Quang là trụ trì, nhưng chú quán xuyến mọi việc râu ria xung quanh. Thầy Hồng Quang thì giỏi rồi, nhưng nói hòn đá mà giật người như điện, thì ngộ quá, làm sao chú tin được. Sư thầy Vạn Toàn thì vốn là học trò của thầy Hồng Phương, nên nhỡ ra hai người phối hợp bày trò gì thì sao. Chú dù thân thiết với thầy Hồng Phương, nhưng mà giở mấy trò ảo thuật đường phố như kiểu gách xiếc bán thuốc là chú không chấp nhận được, thế là chú xung phong thử sờ hòn đá ngay sau khi thầy Toàn tỉnh lại. Lúc đó, thú thực là chú có hơi run, nhưng chú tin chắc là nó không thể có tác động gì đến chú cả. Chú tiến lại gần, nhìn ngó xung quanh hòn đá, xem có dấu hiệu dây dẫn điện gì không. Khi thấy yên tâm rồi, chú sờ vào cạnh hòn đá. Hòn đá lạnh ngắt, chẳng có dấu hiệu giật người gì cả. Tin rằng vô sự, chú đặt nguyên bàn tay lên đúng cái khoanh tròn dấu mực đỏ thầy Hồng Phương vẽ ở tâm hòn đá. Trời ơi, chú vừa chạm tay vào, cảm giác như chưa sát xuống mặt đá, thì toàn thân chú rùng một cái, lạnh ngắt, cứng đơ cả người. Tay chú lúc đó bắn ra, chú chạy vọt ra lên mặt đường, cắt không còn giọt máu nào nữa. Tuy nhiên, chú không ngất xỉu, không cần thầy Hồng Phương truyền năng lượng. Nhưng, chính xác là như có luồng điện ở hòn đá, mà thầy Phương gọi là âm linh”.
Tiếp theo đó, là 20 người xung phong chạm tay vào hòn đá, và điều đặc biệt là ai cũng bị cảm giác như điện giật, khiến toàn thân run bắn, lảo đảo. Những người dám sờ vào hòn đá đều là những người vía mạnh, không sợ ma quỷ, bóng đêm. Những người tin vào thế giới tâm linh, thì đều sợ hãi, không dám tiến lại chỗ hòn đá, chứ đừng nói đến chuyện đụng vào. Một ông thầy pháp có tiếng trong vùng cũng đến xem, nhưng nhất định từ chối, không dám đụng vào hòn đá. Người cuối cùng dám đụng vào hòn đá là anh Năm Tú, là thợ xây, đang làm thuê cho chùa Hương Quang. Anh này đụng vào, cũng bị điện giật mạnh. Chạy lên bờ, anh này bảo cảm nhận rõ điện chạy từ tay, lan ra khắp người, rồi lên đầu. Sư thầy Hồng Phương cười bảo: “Cậu là tay ngỗ ngược nhất, chẳng sợ gì, giờ có dám đụng tiếp không?”, thì anh này bảo: “Con chịu thôi, đụng nữa chết liền”.
Sau khi không còn ai dám đụng vào hòn đá kỳ lạ ấy nữa, thì thượng tọa Thích Hồng Phương mới gọi mọi người đến khu vực cách gò đất đó chừng 50m. Khu vực đó cũng có một số hòn đá, nhưng màu sắc khác, hình dáng khác, không rõ nằm đó từ khi nào. Mọi người vui vẻ sờ mó, ngồi lên, nhưng không có cảm giác hãi hùng như điện giật khi đụng vào hòn đá kỳ quái kia. Qua 11 giờ đêm, tức là đã 2 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra hiện tượng kỳ quái, thượng tọa Thích Hồng Phương đến bên hòn đá, đặt tay vào cho mọi người xem và khẳng định thời điểm hòn đá linh ứng đã qua, mọi người có thể thoải mái đụng vào. Quả nhiên, mọi người đụng vào hòn đá, không thấy có hiện tượng kỳ quái nào nữa. Lúc này, sư thầy Hồng Quang mới tuyên bố với mọi người rằng, theo các pháp sư, thì hòn đá này chính là “thạch quỷ”. Theo lời ông, thì mặc dù có cả ngàn người bị hành quyết trên hòn đá này bằng cách man rợ, là dùng voi dẫm bẹp đầu, nhưng các linh hồn đều đã siêu thoát, chỉ còn 5 oan hồn con gái, tuổi từ 18 đến 25 vẫn ngụ ở hòn đá này, không siêu thoát được. Cũng theo thượng tọa Thích Hồng Phương, thì chỗ mọi người đụng vào, chính là điểm giao linh của những oan hồn con gái. Khi ấy, mọi người mới dựng tóc gáy, sợ hãi thực sự. Mọi người càng hãi hùng hơn, khi thầy Hồng Phương nhìn vào hòn đá cất lời: “Giờ các chị thế nào? Có thích vào chùa không? Nếu đồng ý, thì tôi sẽ xin thần linh, thổ địa…”.
Trong khi sư thầy Hồng Phương “nói chuyện” với các oan hồn, thì sư thầy Vạn Toàn, thượng tọa Minh Tuấn liên tục đề nghị sư thầy Hồng Phương đưa các oan hồn vào chùa và rước hòn đá về chùa Hương Quang thờ tự, không để những sự việc kỳ quái tiếp tục xảy ra nữa. Cũng đúng lúc đó, ông Tư Khai, người chứng kiến sự việc đã xung phong nhận nhiệm vụ đưa hòn đá ấy về chùa Hương Quang.
Không giải thích nổi
Sở dĩ ông Tư Khai xung phong đưa hòn đá về, vì ông có xe tải, có máy cẩu, nên làm việc đó rất dễ, cũng là làm việc nghĩa. Theo đề nghị của thượng tọa Hồng Phương, hôm sau, ông Khai sai mấy người đến địa phương làm việc với chính quyền. Nghe đề nghị, chính quyền thôn, xã đồng ý luôn. Sự việc hòn đá gây ra cái chết cho nhiều người, hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, thì lãnh đạo xã không chứng minh được, nhưng có một sự thật là người dân quá hoang mang khi hòn đá nằm đó, mà chính quyền cũng không biết giải quyết thế nào.
Điều kỳ lạ liên tục xảy ra với nhóm vận chuyển hòn đá. Hòn đá đó chỉ nặng chưa đầy một tấn, mà chiếc cầu mấy tấn cứ loay hoay mãi không xong. Lúc đầu, móc cáp vào, cứ nhấc cẩu lại tuột cáp. Sau khi tuột cáp mấy lần, thì nhóm thợ này đã buộc rọ hòn đá lại. Thế nhưng, khi hòn đá không còn đường nào thoát, thì cẩu chết máy, đề mãi không nổ. Nhóm người này loay hoay từ sáng đến trưa không sửa được máy thì dừng tay. Ông Khai gọi điện cho thầy Hồng Phương. Vừa nối được điện thoại thì thượng tọa Hồng Phương bảo: “Mấy thợ của anh không thành tâm, cứ nhạo báng nên không di chuyển được hòn đá đâu”. Hãi quá, ông Tư Khai sai mấy anh này chắp tay trước hòn đá khấn vái, xin lỗi vì đã buông những lời lẽ không đúng đắn. Khi nhóm thợ này thành tâm, thì đề cái máy nổ luôn và cẩu nhấc bổng hòn đá đặt vào xe tải, chở về chùa Hương Quang. Gặp thượng tọa Hồng Phương, ông Tư Khai bảo: “Con sợ hòn đá này lắm rồi. Lần sau nếu có hòn đá nào thế này thầy chớ bảo con chở nhé!”.
Thời điểm đưa “thạch quỷ” về chùa, thì chùa Hương Quang đang ngổn ngang vật liệu vì đang xây dựng lại. Đất đai chật hẹp, nên chỉ còn một chút không gian trước chùa, phía sát tường đặt được hòn đá. Sự việc khiêng “thạch quỷ” về chùa, khiến cả làng Bến Đức xôn xao. Người dân kéo đến rất đông chiêm ngưỡng “thạch quỷ”. Ai không tin năng lực kỳ dị của hòn đá, thì đăng ký được sờ hòn đá với sư thầy Hồng Phương. Có tháng có tới hai thời điểm xuất hiện âm linh trên hòn đá, mỗi lần kéo dài 1-2 giờ. Cũng có khi cả năm chỉ xuất hiện 1-2 lần. Những khi biết thời điểm âm linh hiển hiện trên hòn đá, ông gọi những người nghi ngờ, muốn mạo hiểm đến sờ tay vào. Suốt mấy năm trời, đã có thêm cả trăm người dân trong làng bị “điện giật” khi đụng vào hòn đá. Một lần, một cháu bé theo bố mẹ ở xa đến bốc thuốc, không biết hòn đá thiêng, đã ngồi vào và bị co rúm người lại. Sợ hòn đá ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mọi người, thượng tọa Thích Hồng Phương đã cho đào cái hồ nhỏ ở sân chùa, xây bệ trồi lên khỏi mặt nước, rồi đặt hòn đá xuống đó, không ai đụng vào được nữa. Sau này, ông xây dựng thêm hòn giả sơn cho quanh cảnh phù hợp hơn. Nhiều người cúng bái hòn đá, nên lập thêm bát hương ở đó.
Sự việc hòn đá “giật” như điện cũng khiến các nhà khoa học chú ý. Theo lời thượng tọa Thích Hồng Phương, một nhà khoa học ở Bình Định, đã đem máy đo từ trường, dẫn theo một nhà báo tỉnh đi quan sát, làm trọng tài. Ông này dùng máy đo các kiểu, nhưng không thấy có điện hay từ trường phát ra từ hòn đá. Thế nhưng, khi ông này đến đúng thời điểm mà thượng tọa Hồng Phương gọi là “âm linh”, thì đã bị “giật”, dù dùng máy đo không thấy kim đồng hồ dịch chuyển gì cả.
P/S: Chùa Hương Quang vốn là một cái am nhỏ. Xưa kia, thôn Bến Đức là vùng đất của người Chăm. Người Chăm bỏ đi, thì người nơi khác di cư đến, sau nhiều trăm năm bỏ hoang. Trong nhóm người định cư đầu tiên ở đây có ông Khải. Ông lập ra cái am vào khoảng năm 1870. Sau khi ông Khải chết, ông Kiềng kế thừa cái am. Thời kỳ đầu thế kỷ 20, ông Kiêng cùng với 4 ông nữa, gồm ông Ngợ, ông Chữ, ông Nam và Ba Thu, là 5 thầy phù thủy nổi tiếng nhất vùng. Dân làng kêu ông Kiềng là thầy Năm. Ông Năm có duyên với hòa thượng Trí Hải, nên mời ông Trí Hải đến trông nom am. Năm 1930, ông Trí Hải đặt tên là Hương Quang am. Đến năm 1957, ông Huỳnh Ân và Đại Quang tiếp nhận am và đổi tên thành Hương Quang tự, tức là chùa Hương Quang. Sư thầy Thích Hồng Phương vốn có nghề thuốc, nhưng xuất gia ở một ngôi chùa ở Quy Nhơn, rồi mới về chùa Hương Quang trụ trì.
Phạm Dương Ngọc
(ảnh sư Quang và hòn đá kinh dị)
pôdo 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
Săn thú trong rừng thẳm
Kỳ 3: BẮT ĐẠI XÀ VÀ BẮN GỤC NAI
Ký sự của PHẠM DƯƠNG NGỌC
BẮT ĐẠI XÀ
Đêm đầu tiên của cuộc săn, bắn hạ được chú nhím, tuy không phải thành công lắm, song ai cũng phấn chấn và hy vọng ngày mai sẽ tìm được xác con lợn rừng theo vết máu và vết chân khập khiễng của nó.
Ngọn Đản Kháo trồi lên giữa đại ngàn Cáp Tà cao ngất ngưởng như chiếc cột chống trời trong truyền thuyết của bản làng người Nùng. Đỉnh Đản Kháo chặn những đám mây từ phương Đông dạt đến và đổ mưa, tạo thành những dòng thác gầm gào, dữ dội ngày đêm. Rừng Cáp Tà có độ ẩm cao nên theo Khưa có rất nhiều rắn chúa. Khưa bảo, ngày mai lang thang trong rừng thể nào cũng có được dấu vết loài đại xà rừng xanh. Người Mông ở Thông Nguyên là những chuyên gia săn đại xà. Khu rừng nào có bóng dáng loài hổ chúa là người Mông ở Thông Nguyên có mặt. Tuy nhiên, săn rắn chúa bây giờ khó như tìm vàng, có khi cả tháng luồn rừng mà chẳng thấy một vết bò chứ đừng nói là săn được.
Sau hơn nửa ngày trèo núi, mới lên đến lưng chừng ngọn Đản Kháo, chúng tôi lại tiếp tục thả dốc từ độ cao của ngọn núi 2.000m này để tiến sâu vào rừng già Cáp Tà theo dấu chân và dấu máu con lợn rừng bị thương để lại. Lọt được vào trong rừng cũng là lúc mặt trời đã mất tăm mất tích. Mọi người dừng chân, ăn uống qua loa rồi chui vào túi ngủ. Tôi nằm trằn trọc không sao chợp mắt. Chiều nay mệt là vậy mà sao giờ khó ngủ quá. Tôi lần ra bờ suối ngắm trăng giáp rằm, nghe tiếng rừng xào xạc và tiếng sương đọng trên lá rơi lộp bộp cho đến tận khuya.
Mờ sáng, Khưa đã lôi tôi dậy dọn đồ rồi tiếp tục lần theo dấu chân con lợn rừng. Cứ hướng đi của nó mà lần theo thể nào cũng thấy cả ổ. Đang lần theo dấu lợn rừng thì Khưa bỗng reo lên sung sướng khi phát hiện dưới gốc một cây nghiến cổ thụ có vết rắn bò nhẵn thín. Khưa khẳng định vết bò đó là của một con rắn chúa rất lớn.
Vừa quan sát, Khưa vừa giảng cho tôi bài học vỡ lòng về loài rắn đã được ghi vào sách đỏ này. Vết rắn bò còn nhẵn tức là rắn mới bò qua. Vết rõ thể hiện rắn đã sống ở đây từ rất lâu và là rắn to. Nếu thấy dấu rắn thì coi như xác suất tìm được tới 90%. Rắn chúa là loài ít di chuyển, chúng chỉ săn mồi vào mùa xuân, hè, thu. Mùa đông lạnh, lại có sương núi, chúng nằm ẩn trong hang cả tháng không bò ra ngoài.
Cách đây chừng 20 năm, tức thập kỷ 80, vùng Hoàng Su Phì nổi tiếng vì có nhiều rắn chúa. Hoàng Su Phì có rừng già, có nhiều sông suối, ẩm ướt lại là núi đất nên thích nghi với điều kiện sống của loài rắn chúa. Rắn ở đây gồm đủ các loại, từ xanh lè, dài ngoẵng, tới to như con trăn, da mốc sì... thi nhau quăng mình, ngóc đầu trong lau tranh, vách đá. Hồi đó, người Mông, người Dao, người Nùng, người La Chí coi rắn là món ăn thường ngày. Mỗi lần lên nương thể nào cũng phải xách về được vài con rắn làm chả, hấp, nướng, ngâm rượu... Thậm chí, đi giữa đường cái cũng bắt được rắn chạy ngang qua. Người nào không có máu yêng hùng lại khoái khẩu món thịt rắn thì chịu khó buổi sáng đi bộ dọc con đường đá hộc lổn nhổn liên huyện thể nào cũng vớ được đôi ba cái xác rắn bị xe ô tô cán chết nằm cong queo bên đường. Đấy là chuyện của ngày xưa. Giờ rừng mỗi ngày một co dần lên núi cao, con người mỗi ngày một khôn, rắn mỗi ngày một có giá nên nó về xuôi cả rồi. Loài rắn chúa sống chủ yếu trong rừng sâu nên mới còn tồn tại. Tuy vậy, săn được con rắn chúa giờ đây không phải chuyện dễ. Thợ săn rắn luồn rừng cả tháng chẳng được con nào là chuyện thường.
Từ ngày rắn chúa lên ngôi thì người ta đổ xô vào rừng săn tìm. Thậm chí, xã Thông Nguyên còn có vài đội quân chuyên đi săn rắn chúa. Rừng ở Thông Nguyên hết rắn thì họ tìm đến rừng ở nơi khác, thậm chí sang tới cả Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái để truy sát nốt số rắn chúa ít ỏi còn sót lại.
Đám thợ săn rắn đều đã được những tay buôn hợp đồng miệng trước với giá cả thoả thuận. Những tay săn rắn này có thể bán ngay tại bản với giá 200 ngàn/kg rắn to. Đám buôn rắn phần lớn là người miền xuôi lên đây tìm rắn giống về bán lại cho các làng nghề nuôi rắn như Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), Lệ Mật (Gia Lâm), đặc biệt là làng nuôi rắn chúa Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Tây). Làng Phụng Thượng là nơi tập hợp, trung chuyển tới 90% số lượng rắn chúa có trên cả nước. Từ xưa, người dân Phụng Thượng đã nức tiếng về tài nuôi những con rắn chúa to như con trăn, nặng cỡ 20-25kg, dài 5-7m.
Tôi chạy theo bước chân dài thoăn thoắt của Khưa. Vết con rắn chúa bò in trên nền đất mùn ngày một hiện rõ dần và kết thúc ở một cái hang khá lớn, giữa một khoảng không lau lách, bên con suối nhỏ, dưới một gốc cây lớn đã mục ruỗng từ lâu. Không ai nói ai rằng, mỗi người một việc rất chuyên nghiệp. Mìn lấy thuổng, thuốn, móc, dao... Cheng phát quang bụi rậm và lần tìm những cửa hang phụ cách đó tới cả chục mét ngắm nghía, phán đoán rồi lấy đất cứng đắp lại.
Rắn chúa là loài to nhất trong các loại rắn. Có lẽ nó chỉ kém loài rắn khổng lồ hổ mây, có khả năng nuốt cả trâu bò ở rừng U Minh. Tuy nhiên, chưa ai nhìn thấy loài rắn này. Người ta chỉ biết đến qua các câu chuyện kể của… bác Ba Phi, chuyên nói dóc.
Loài rắn chúa đã được ghi trong sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng từ rất lâu rồi. Tuổi thọ của chúng có thể tới vài chục năm. Trong môi trường tốt chúng nặng tới 30 kg và dài 7-8 mét. Chúng sống trong các hang động đào sâu trong lòng núi của các loài khác như chồn, cáo, dũi, cầy, chuột rừng... Rắn chúa ăn các loại rắn nước và những con thú cỡ nhỏ. Tuy to lớn song sức chịu đựng lại không dẻo dai nếu tách chúng khỏi môi trường hoang dã. Khi đã bị bắt thì dù chết đói loài mãng xà này cũng không tự ăn mà phải vạch miệng ra rồi đút thức ăn vào tận dạ dày của chúng.
Với kinh nghiệm của mình, Khưa khẳng định đây là một con rắn chúa rất lớn, có thể nặng từ 7 đến 10kg. Tuy nhiên, tóm được nó cũng rất kỳ công. Đây là chiếc hang của loài cáo rồi tiếp đó đàn dũi vào đào thêm nhiều nhánh nữa nên phải thận trọng, chỉ cần bịt sót một ngách là công toi. Khưa khuyên tôi ra xa miệng hang khoảng chục mét để đề phòng bất trắc. So với các loài rắn khác thì rắn chúa rất hiền, chúng không bao giờ tấn công người nếu không đụng đến chúng. Loài rắn chúa to, nặng nên bình thường chúng khá chậm chạp, song nếu thấy nguy hiểm chúng nhanh như gió, có thể quăng mình xa tới 6 mét và cắn chết vài con trâu mộng một lúc. Nọc độc của rắn chúa đã xâm nhập vào cơ thể thì không hy vọng sống sót. Nếu được sơ cứu rồi đưa đến bệnh viện kịp thời thì cũng mê man bất tỉnh vài tuần rồi chết, sống được cũng tật nguyền suốt đời. Chính người đồng hành của Khưa ở xã Thông Nguyên đã phải bỏ mạng ở Chiến Phố cách đây 4 năm khi bị một con rắn chúa cỡ 8 kg “bổ” trúng mặt. Ngón tay út chỉ còn một đốt của Khưa là “chiến tích” khi tóm con rắn chúa trong rừng Pố Lồ. Vừa kịp tránh nhát “bổ” trực diện của nó thì lập tức bị nó “phập” một nhát vào ngón tay. Khưa vung dao chặt đứt phăng ngón tay của mình và thoát chết trong gang tấc. Đốt ngón tay bị chặt đứt năm đó Khưa vẫn giữ làm kỷ niệm. Nó được ngâm trong bình rượu và được đặt trang trọng trong chiếc tủ cũ ọp ẹp.
Ước chừng đã đào được hơn hai giờ đồng hồ, một khoảng đất rộng giữa bốn bề lau lách bị xới tung. Khưa hô hào mọi người chuẩn bị tóm chú rắn chúa đang ngoan ngoãn nằm khoanh mình giữa một khoảng không rộng bằng miệng thúng dưới lòng đất. Khưa đưa chiếc móc kéo mình con rắn lên khỏi miệng hang. Bất ngờ, một khối mốc xì bằng bắp chân lao ra nhanh như chớp. Sên vung cán chiếc thuổng ấn đầu chúa tể loài rắn xuống đất. Khưa lao vào dùng sức mạnh của cả hai cánh tay gân guốc khóa chặt đầu nó lại. Toàn thân đại xà rừng xanh quằn quại, quăng mình uỳnh uỵch tìm cách trốn thoát. Nằm ngoài cả dự đoán của Khưa, con rắn chúa này nặng cỡ 12kg, dài độ 5 mét. Trong ổ của nó còn 3 con rắn con bằng nắm liềm đang ngoe nguẩy. Vụ tóm gọn ổ đại xà này đủ cho đám thợ săn chúng tôi nhậu nhẹt tưng bừng cả tháng ở thị trấn heo hút Vinh Quang.
Sau bữa quần thảo với hang rắn, cả đám thợ săn đều mệt tả tơi. Mìn vẫn còn sung sức nên vác khẩu kíp phục kích mấy chú sóc đang thậm thụt ven bụi cỏ. Bữa cơm tối hôm đó mọi người được thưởng thức món thịt sóc xào mầm thảo quả rất tuyệt. Tôi đánh một giấc ngon lành đến sáng. Tỉnh dậy, ông mặt trời đã lấp ló sau đại ngàn.
ĐUỔI NAI
Giấu đồ đạc dưới gốc cây nghiến cổ thụ, chúng tôi chỉ đeo theo súng và bi đông nước uống, rồi tiếp tục đi theo dấu chân của con lợn bị bắn thương. Đúng như phán đoán của các “chuyên gia” săn thú, càng đi xa, vết máu của con lợn rừng càng ít và thâm sì. Khưa khẳng định nó chỉ bị trúng bụng và chân, không thể chết ngay được.
Cuộc rượt đuổi theo dấu chân lợn rừng là một bài học quan trong đối với tôi. Nó cũng thử thách lòng kiên nhẫn của con người. Đám thợ săn rà soát một cách tỉ mỉ mọi dấu hiệu bằng cả mắt, mũi, tai. Họ lục lọi mọi bụi rậm, gốc cây, khe ngách, phát hiện mọi điều nghi ngờ, đặc biệt là chú ý hướng đi, chiều gió. Mỗi bước đi luôn cẩn thận, chậm, nhẹ và liên tục dừng lại để nghe ngóng. Khi bất chợt phát hiện ra thú thì họ có thể đứng im như tượng. Đi săn trúng nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tà, bởi vì khi ăn xong, đàn thú còn nha nhẩn ở bìa rừng, trảng cỏ. Sau cơn mưa vài ngày cũng rất dễ gặp thú đi ăn.
Sau hai tiếng luồn rừng, dấu chân lợn rừng xuất hiện ngày một nhiều và rõ hơn, toe toét trên nền đất đầy lá mục. Phía trước mặt, bên dòng suối Pô Chuông là một bãi rộng, lau lách lút cổ, phía dưới tảng đá cao hơn chục mét, dưới một gốc cây bốn năm người ôm mới xuể có la liệt cành khô, lá khô. Sên bảo đây là ổ lợn rừng. Quả thực, dù trí tưởng tượng của tôi có phong phú cỡ nào cũng không thể hình dung nổi ổ lợn rừng lại to đến vậy. Đường kính của nó rộng đến 5m, có đến cả tấn củi lá được chúng tha về.
Khưa nhận định đàn lợn đã bỏ đi cách đây vài ngày, nếu tìm được chúng cũng còn mệt. Vượt qua dòng Pô Chuông, qua ngọn núi chằng chịt dây leo, trước mặt chúng tôi hiện ra một khu rừng rất sạch sẽ. Đây đó có những vết chân mờ mờ và dấu ăn thể hiện rõ ràng ở những đám cỏ dại. Bất chợt cả 4 dừng lại. Tôi ngơ ngác không hiểu gì. Cheng giải thích rằng đây là rừng cấm, không ai được vào và lấy đi bất cứ thứ gì. Đối với người Nùng, rừng cấm là lãnh địa rất linh thiêng. Trong rừng cấm này, hàng năm diễn ra những lễ hội cầu lộc của người Nùng. Một con chim, một cành củi khô cũng đều là của Thần Rừng, không ai dám xâm phạm. Đàn lợn rừng ở trong đó cũng đã là con vật của thần linh, không ai dám bắt nữa. Chúng tôi đành quay về nơi để đồ, tiếp tục hành trình mới.
Sau bữa trưa thịt nhím luộc cùng với măng rừng, tôi được thưởng thức thêm món mầm thảo quả ăn sống, một đặc sản của người Nùng ở xứ sở mây trời sương núi này.
Sau hai ngày vừa đi vừa nghỉ, xuyên qua các bản làng lấp ló trong những cánh rừng, chúng tôi có mặt ở địa bàn Tuyên Nguyên. Ngày đi, đêm ngủ tại các bản làng và đồ ăn là những thứ có sẵn trong rừng như măng, mầm thảo quả, rau rừng. Những con vật như chồn, sóc, dũi, cầy, cáo... ngày nào cũng bị đám thợ săn bắn hạ làm thức ăn.
Cả xã Tuyên Nguyên rộng lớn là những cánh rừng già ngút ngàn. Đi từ sáng sớm, đến khi bóng chiều xuống dần mà vẫn chỉ thấy một màu xanh thẫm, trầm mặc của rừng. Bản Thượng Bình vẫn mất hút sau những con đường mòn quanh co như sợi thừng mà đám sơn tràng bỏ quên vắt chùng trình trên sườn núi.
Chúng tôi dừng chân trên sườn một ngọn núi cao ngất trời. Ánh hoàng hôn rực lên như đám cháy, bao kín nửa bầu trời. Mặt trời đang lặn, không khí trong suốt như pha lê. Trên suốt chặng đường Mìn cứ càu nhàu vì chưa được nổ súng lần nào. Bất chợt, từ một bụi lau lách lan rộng có một con gà rừng bay ra. Nó chưa kịp đặt đôi chân mỏng manh xuống đất thì “đoàng”, con gà rã cánh xõng xoài. Gã cười đắc chí, đêm nay trong khẩu phần lại có món thịt gà rừng.
Đêm ấy, chúng tôi ngủ ở bìa rừng Thượng Bình. Mới 5 giờ sáng, Khưa đã đánh thức mọi người dậy. Gã bảo có tiếng nai kêu gọi cái. Tôi cùng Khưa vác súng, vạch sương tìm đến nơi có tiếng kêu phát ra lúc nãy.
Đi một lát thì thấy hiện ra một dòng suối nhỏ. Bên bờ suối là bãi cỏ hẹp lút ngối chạy dài. Phía trên sườn núi là những cây dổi, lát, sến cao vút, thân dài đuồn đuỗn chọc thẳng lên trời xanh. Từ phía dưới những tán cây rậm rạp đó xuất hiện một con nai khá lớn, dễ đến cả trăm ký đang nhẩn nha nhai cỏ rồi tiến ra phía bờ suối uống nước. Khưa giương súng ngắm bắn. Vừa định kéo cò thì bất chợt con nai quay ngoắt chạy vào trong rừng. Khưa tỏ ra tiếc rẻ, song gã khẳng định rằng sẽ hạ được nó, chỉ cần kiên trì chờ đợi.
Theo Khưa thì ở những khu rừng dọc dãy Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh đều có nai và hoẵng. Ngày xưa, gã đã từng bắn hạ một con nai nặng tới 150 kg ở đây khi nó ra bờ suối uống nước. Nai là loài ăn cỏ, quả, và các loại hoa màu. Nó không bao giờ ở một nơi nhất định mà luôn di chuyển để kiếm ăn. Chúng thường kiếm ăn ở các trảng cỏ, bên bờ suối, trên các sườn núi cỏ gianh. Ở trong rừng nó tước vỏ cây dẻ, cây thông để ăn như bọn sơn dương. Nó là loài ưa ăn muối nên hễ ở đâu có đất sét hoặc than tro là lần đến.
Nai thường ăn đêm. Ban ngày chúng trú ẩn trong rừng sâu để nhai lại. Nai già, có gạc cứng mới dám ở lâu trong rừng rậm. Chúng ưa ở rừng gai thưa và leo trèo lên đỉnh núi để nhòm ngó được xa. Vào mùa khô, đám thợ săn cứ phục kích ở bên suối hoặc bên những vũng nước chắc chắn sẽ bắn được nai. Mùa mưa thì phải lần theo dấu chân hoặc rình ở những khu rừng thưa vào chạng vạng sáng.
Nai là loài rất ngờ nghệch, hôm trước bị bắn trượt, hôm sau lại tìm đến chỗ đó kiếm ăn. Có khi săn đuổi riết quá lại lơ ngơ chạy về chỗ cũ, vì vậy nai rất dễ bắn. Có thể săn nai về đêm, dùng đèn chiếu hoặc lợi dụng ánh trăng. Bắn nai cũng phải nhắm trúng tim, óc hoặc xương sống nó mới chịu quỵ xuống. Nếu trúng chân hoặc bụng nó vẫn có thể chạy thoát được. Khi nó chạy thoát thì không được đuổi theo ngay mà phải kiên trì chờ đợi. Nếu đuổi theo ngay sẽ làm nó sợ và chạy xa hơn. Thông thường sẽ tìm thấy nó nằm ở vũng nước hoặc bên bờ suối. Nếu nó bị thương mà không thấy có dấu máu thì không nên đi tìm làm gì cho mệt.
Đối với dân săn bắn chuyên nghiệp như Khưa, Cheng, Mìn, Sên, họ không bao giờ bắn nai cái có chửa vì ngoài lý do để nó sinh đẻ còn là vấn đề liên quan đến tâm linh. Dân săn thú tin rằng, nếu giết chết nai chửa, cả năm đó sẽ chỉ gặp xui xẻo, thậm chí mất mạng trong rừng. Chuyện này không biết có đúng không, nhưng rừng xanh luôn huyền bí mà đám thợ săn luôn tin những gì người đi trước dạy lại.
Con nai có giá nhất ở bộ gạc, nhung và cả cái đầu. Nhà giàu thường trả giá cao mua về treo trong nhà làm cảnh. Thịt nai ngon, mềm, bổ, xương nấu cao khá tốt. Khưa dạy tôi chi tiết cách phân biệt dấu chân nai với các loài thú khác. Vết chân nai đực sẽ để lại dấu hai móng nhọn, phía sau gót tròn, chẻ riêng hai móng, ở giữa là vệt lòng của hai móng chân. Căn cứ vào vệt của hai móng trước và móng chân sau có thể đoán tuổi của con nai và biết được là vết chân nai cái hay nai đực (?!). Nai nhỏ thì dấu hai đầu móng nhọn và khép lại gần nhau, dấu ở bờ móng sắc cạnh, hai móng thoái hóa cũng in mờ trên đất và gần nhau. Nai càng lớn thì hai đầu móng chân càng tõe rộng ra và kém nhọn đầu, gót chân dầy lên và thấy vết chân sau nhỏ hơn vết chân trước, dấu ở bờ móng kém sắc cạnh, gót chân choãi rộng ra, hai móng thoái hóa cũng rộng hơn, các vết chân trước và sau cách xa nhau dần. Vết chân nai cái nhỏ như chân nai đực con, khoảng cách hai móng hẹp hơn.
Nai là loài hiền lành nhưng sống dai. Cách đây mấy năm chính Khưa đã bắn gục một con nai tại chỗ này. Tưởng nó đã chết bèn treo súng vào gạc nó rồi nhảy xuống suối tắm. Nào ngờ nó tỉnh dậy dông tuốt cả súng vào rừng. Chuyến đó lần theo cả ngày mà không thấy tăm hơi đâu.
Săn nai về mùa đông thường dễ gặp vì đó là mùa động dục, chúng thường phát ra tiếng kêu và về các đồng cỏ, ven suối uống nước.
Sau mấy tiếng giảng giải, ông mặt trời đã ở giữa đỉnh đầu, trải ánh nắng ấm áp khắp mọi nơi mà không thấy con nai quay lại. Khưa quyết định chia thành 3 hướng để lần theo dấu chân nó. Tôi và Khưa ngược dòng Nậm Khòa tiến sâu vào rừng.
Sau hai giờ đi bộ không biết mệt mỏi, qua những rừng cây cao, lá cây đan sin sít, không một giọt nắng nào lọt qua được, chúng tôi tới sườn một ngọn núi cao chót vót, chỉ có những cây thông hiên ngang vươn thân hình sù sì lên trời. Mấy chú bìm bịp đậu tít trên cao im lìm, những con gõ kiến sặc sỡ gõ côm cốp vào vỏ cây dầy. Tiếng hót du dương của chú sáo đen bất ngờ vang lên từ những vách đá. Phía dưới dòng suối, ngoài bìa rừng lau lách, chim sâu, chim bông lau ríu rít hát ca. Một chú thỏ rừng lông trắng len lén men theo bìa rừng, thận trọng nhảy cà nhắc. Chú sóc nâu nhảy thoăn thoắt từ cây nọ sang cây kia và bỗng nhiên dừng lại, dựng cao đuôi lên đầu, bất ngờ nhảy bổ vào bụi dương sỉ răng cưa xinh đẹp mọc tua tủa dưới chân tảng đá lớn.
Tôi đang mải thả hồn theo bước nhảy của những loài vật nhỏ bé, đáng yêu thì Khưa vỗ vai bảo dừng lại. Theo hướng chỉ tay của Khưa tôi nhìn thấy một con nai đang đứng trên đỉnh núi đá ngỏng cổ nhìn ngó xung quanh. Chúng tôi nhẹ nhàng, thận trọng từng bước lần dưới những tán lá rừng, sau những bụi cây để tiến về phía nó. Khi đã tiến đến một lùm cây khá gần, ước chừng chỉ cách con vật 50m, Khưa nhẹ nhàng lách súng qua kẽ lá hướng về phía nó. Con nai tội nghiệp vẫn nhẩn nha ngóng nhìn những ngọn núi nhấp nhô. Nó không biết rằng ngay dưới chân nó, họng súng kíp sắp bốc mùi khét lẹt.
Đoàng. Một tiếng nổ đanh ngọn, con nai đáng thương nhảy cẫng lên rồi gục xuống. Chúng tôi vạch những đám dây leo chằng chịt tìm lên, vừa tiến đến cách nó còn 10m thì nó chợt vùng dậy chạy như điên xuống phía thung lũng. Máu hồng tươi in loang lổ trên nền đá sỏi, trên những chiếc lá khô cong queo. Khưa khẳng định rằng con nai này đã bị trúng phổi và họng, không thể sống lâu được. Theo vết máu của nó vung vãi khắp nơi chúng tôi xăm xăm thả dốc. Vết máu cứ ít dần, vón cục, thâm sì. Vậy mà cũng phải mất hơn tiếng rượt theo chúng tôi mới tìm thấy xác nó nằm bên suối.
Sên, Mìn, Cheng theo tiếng súng tìm đến. Mìn đang kéo con nai đã tắt thở ra khỏi bụi gianh, bất chợt gã thả ra và dán mắt xuống mặt đất rồi hét lên vì sung sướng. Cả Khưa, Cheng, Sên đều lao vào vạch các bụi cỏ gianh, bụi lau để tìm kiếm một cái gì đó, mặc xác con nai chỏng chơ giữa bãi cỏ. Khưa bảo rằng: “Trúng lớn rồi, ở đây có trăn”.
(Còn tiếp...)
(P/S: Đây là ký sự viết năm 2000, tức là cách nay 21 năm. Khi đó, rừng rú ở Hoàng Su Phì còn rậm rạp, thú dữ còn nhiều và việc săn bắn chưa được coi là phạm pháp. Câu chuyện này lạc hậu rồi, nhưng đọc lại để đắm mình vào một thời kỳ huyền bí lãng mạn với rừng già của người dân vùng cao. Chuyện đã cũ, đọc cho vui và hiểu được sự cầu kỳ của kỹ năng săn thú thời xưa, các bố chớ có ném đá là lâm tặc nhé).
Chú thích ảnh: Tác giả trong chuyến đi săn ở rừng Hoàng Su Phì năm 2000.
pôdo 在 LA's Little Castle Youtube 的精選貼文
PHÁT HIỆN RA CÁCH ĐÁNH SON HỚP HỒN CRUSH =))) NÓI CHỨ CHỒNG TÔY RẤT MÊ TÔY ĐÁNH SON KIỂU NÀY LUÔN Ô MÀI GÓT =))
► SUBSCRIBE CHANNEL: http://bit.ly/LAsLittleCastle
Các sản phẩm trong zideo :
⇢ Lớp lót base : 3CE
https://shortlys.com/-IFlQGOLc-
⇢ Lớp tint gloss : Romand màu 24
Shopee Mall hết hàng rùi
Laz Mall : https://shortlys.com/AITp87H47j (đang sale á)
⇢ Lớp highlight dạng kem (link dupe Chanel nhen)
https://shortlys.com/6wtF-2OmMD
Chanel : https://www.chanel.com/vn/trang-diem/p/169060/baume-essentiel-sap-duong-da-nang/
⇢ Buổi tối xài thêm son đậm : Merzy màu V16 bst Red
https://shortlys.com/GSmRzN4eA5
Disclaimer : this video is not sponsored ! Links are affiliate.
❍ TOOLS
Turn on CC for English Subtitles
⇢ Camera : Panasonic G85
⇢ Edit : Final Cut Pro X
⇢ Music : Epicdemic Sound
My Castle’s Address:
► Business Contact: [email protected]
► https://www.facebook.com/laslittlecastle/
► Instagram: https://www.instagram.com/la.littlecastle
► Blog: https://pnlanh.wordpress.com/
---------------------
© Bản quyền thuộc về LA's Little Castle
© Copyright by LA's Little Castle ☞ Do not Reup
pôdo 在 Phương Dung Socola Youtube 的最佳解答
Clip gốc: https://youtu.be/0DAZVLnsIXs
-----------------
► Bạn cần mua đàn thì liên hệ Shop mình theo Link này nha ♡ https://www.facebook.com/DungGuitarUkulele
► Địa chỉ: số 81 đường Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM (SHIP HÀNG TOÀN QUỐC)
? Liên hệ Dung để mua KHÓA HỌC ĐÀN ONLINE do Dung giảng dạy bài bản cho người mới bắt đầu đến khi chơi thành thạo các bài hát ♡
? Link fb: https://www.facebook.com/DungGuitarUkulele
Hoặc gọi SĐT 0966668804 - 028 3535 2434
? Khóa học được dùng trọn đời và được tham gia group hỗ trợ dành riêng cho học viên ♡
-----------------
Bỏ em vào ba[C]lo đưa em ra khỏi thủ [G]đô
Mình cùng rời thành [Am]phố
Tránh những làn khói [Em] ô tô
Xây một căn nhà [F]gỗ
Ở mãi xa tận [C] ngoại ô
Vứt hết những bão [Dm]tố
Giữa chốn Hà Nội đông đúc [G]xô bồ
Gạt bỏ muộn phiền đằng [C]sau
Mình sống như là Đen [G]Vâu
Về mình nuôi thêm [Am]cá
Buồn quá mình trồng thêm [Em]rau
Anh chẳng ngại điều gì [F]đâu
Nước mắt mình tự mình [C]lau
Hạnh phúc dù trước dù [Dm]sau
Chỉ cần được có [G]nhau
Chỉ cần được có [C]nhau
pôdo 在 Phương Dung Socola Youtube 的最佳貼文
Clip gốc: https://youtu.be/0DAZVLnsIXs
-----------------
► Bạn cần mua đàn thì liên hệ Shop mình theo Link này nha ♡ https://www.facebook.com/DungGuitarUkulele
► Địa chỉ: số 81 đường Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM (SHIP HÀNG TOÀN QUỐC)
? Liên hệ Dung để mua KHÓA HỌC ĐÀN ONLINE do Dung giảng dạy bài bản cho người mới bắt đầu đến khi chơi thành thạo các bài hát ♡
? Link fb: https://www.facebook.com/DungGuitarUkulele
Hoặc gọi SĐT 0966668804 - 028 3535 2434
? Khóa học được dùng trọn đời và được tham gia group hỗ trợ dành riêng cho học viên ♡
-----------------
Tone Nữ:
Bỏ em vào ba[G]lo đưa em ra khỏi thủ [D]đô
Mình cùng rời thành [Em]phố
Tránh những làn khói [Bm7] ô tô
Xây một căn nhà [C]gỗ
Ở mãi xa tận [G] ngoại ô
Vứt hết những bão [Am]tố
Giữa chốn Hà Nội đông đúc [D]xô bồ
Gạt bỏ muộn phiền đằng [G]sau
Mình sống như là Đen [D]Vâu
Về mình nuôi thêm [Em]cá
Buồn quá mình trồng thêm [Bm7]rau
Anh chẳng ngại điều gì [C]đâu
Nước mắt mình tự mình [G]lau
Hạnh phúc dù trước dù [Am]sau
Chỉ cần được có [D]nhau
Chỉ cần được có [G]nhau
--------------------
Tone Nam:
Bỏ em vào ba[C]lo đưa em ra khỏi thủ [G]đô
Mình cùng rời thành [Am]phố
Tránh những làn khói [Em] ô tô
Xây một căn nhà [F]gỗ
Ở mãi xa tận [C] ngoại ô
Vứt hết những bão [Dm]tố
Giữa chốn Hà Nội đông đúc [G]xô bồ
Gạt bỏ muộn phiền đằng [C]sau
Mình sống như là Đen [G]Vâu
Về mình nuôi thêm [Am]cá
Buồn quá mình trồng thêm [Em]rau
Anh chẳng ngại điều gì [F]đâu
Nước mắt mình tự mình [C]lau
Hạnh phúc dù trước dù [Dm]sau
Chỉ cần được có [G]nhau
Chỉ cần được có [C]nhau
pôdo 在 Podo - Facebook 的推薦與評價
Podo , 維琴察。 313 個讚· 24 個打卡次。 Strumenti Professionali per Podologia. ... <看更多>
pôdo 在 podo - YouTube 的推薦與評價
PODO 《堕落天使》第1至12集| 心爱的人不喜欢不要我怎么办,伊内特陷入深不见底的恐惧#漫画推荐#漫画解说#轻漫计划#我在抖音看漫画 · PODO《转生为卑微的 ... ... <看更多>
pôdo 在 #請教PODO漫畫ios如何下載 - 動漫板 | Dcard 的推薦與評價
大家好PODO漫畫(陸版kakao) 的app 終於上線,不過台灣好像下載不了把app store地區改成中國也不行,原本微信小程序也停用了,陸版的有好多好好看的啊,想請問ios 要 ... ... <看更多>