9 bộ phim cô đơn cho cho mùa cô đơn ở nhà…
Mình thích những bộ phim lột tả sự cô đơn của con người. Có thể nói cô đơn chính là một cảm xúc tiêu cực cốt lõi khiến chúng ta hình thành xã hội. Khao khát được kết nối khiến chúng ta không bao giờ muốn sống với nhau.
Trong cuộc sống, mỗi người có một kiểu cô đơn khác nhau, có thể là cô đơn thật sự vì xung quanh chẳng có ai, nhưng có khi lại cô đơn vì xung quanh có quá nhiều người nhưng thiếu người thân thiết.
Đây là danh sách những bộ phim về “cô đơn” mình yêu thích, trong mùa dịch này chúng mình #StayHome và xem nhé!
1. HER (2013)
Câu chuyện kể về Theodore và Samantha. Theodore đang trải qua khủng hoảng cuộc đời với người vợ Catherine. Samantha đã đưa lời khuyên cho Theodore nên ký giấy và đưa tất cả về quá khứ. Samantha động viên Theodore đi hẹn hò để cảm nhận cuộc sống. Và nhiều tình huống khác khi Samantha ở bên trò chuyện cùng Theodore. Theodore yêu Samantha từ đó… Nhưng Samantha không có thật, cô chỉ là một chương trình trợ lý ảo như Siri, Alexa vậy.
Nếu nói về sự cô đơn trong thời hiện đại với mỗi người có một smartphone trên tay, Her chính là một bộ phim điển hình về nỗi cô đơn của con người ngày nay. Không thể đối diện với cảm xúc thực giữa người với người, ta quá sợ hãi và dần tìm sự thấu hiểu của trí tuệ thông minh.
Bộ phim với diễn xuất của Joaquin Phoenix (nam diễn viên vừa đoạt giải Oscar năm 2020 cho vai Joker) và giọng nói cuốn hút của Scarlett Johansson sẽ đưa bạn đến một vùng trời cô đơn mà chúng ta sẽ dễ thấu cảm.
2. THE GREAT GATSBY (2013)
Gatsby vĩ đại có tất cả, một dinh thự xa hoa, một vẻ ngoài lịch lãm, nhưng chỉ không có được tình yêu của đời mình.
Đây là một bộ phim có thể dùng câu hát “triệu người dưng, có mấy người thân” hoàn hảo nhất.
Những bữa tiệc phù phiếm với hàng trăm khách mời thượng lưu, nhưng tang lễ chỉ có cánh nhà báo đói tin.
Chờ đợi nhiều năm để gặp lại người mình yêu, nhưng cô ta không dám bỏ sự yên ấm của mình để đi theo Gatsby.
Có phải rằng Gatsby quá cô đơn không? Chắc Gatsby chỉ có một người bạn duy nhất là Nick Carraway, nhưng khi Nick nhận ra mình là người bạn duy nhất của Gatsby thì mọi chuyện đã quá muộn rồi.
3. TRÙNG KHÁNH SÂM LÂM (1994)
2 câu chuyện tách biệt giữa 2 cảnh sát viên và 2 người phụ nữ.
Viên cảnh sát thứ nhất với số hiệu 223, ngụp lặn trong nhiệm vụ được giao mỗi đêm và thức trắng làm những điều vô bổ để quên đi mối tình tan vỡ 5 năm trước. Đến một hôm anh gặp một chị đại giang hồ.
Viên cảnh sát thứ 2 do Lương Triều Vỹ thủ vai, bị người yêu bỏ, và hằng đêm làm nhiệm vụ anh lại ghé nhà hàng làm đồ ăn nhanh, và phải lòng cô nàng phục vụ.
2 câu chuyện khác nhau, kể về 2 kẻ cô đơn giữa thành phố có mật độ dân số đông đúc bậc nhất thế giới: Hong Kong.
Bộ phim là 2 câu chuyện tình đời thường, nhưng qua những thước phim của Vương Gia Vệ đã mang đến sự khắc khoải, cô đơn trong từng khung hình để rồi nhận ra chúng ta đang đi trên chuyến tàu điện ảnh của nỗi cô đơn ấy.
4. LOST IN TRANSLATION (2003)
Bob, một diễn viên nổi tiếng tại Mỹ, đến Tokyo để quay một TVC quảng cáo cho hãng whisky. Tới nơi ông chẳng ngủ được. Mỗi tối xuống quán bar, anh đưa ánh mắt trao cho Charlotte.
Hai người bầu bạn cùng nhau qua những đêm khó ngủ, Bob với khủng hoảng cuộc đời với cuộc nhân 25 năm, còn Charlotte vẫn phân vân về tương lai với người chồng của mình.
Cả 2 dù trong 2 mối quan hệ khác nhau, nhưng lại cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính cuộc đời mình.
Với tấm backdrop là đô thị Tokyo, dân số đông đúc, chúng ta có 2 người cô đơn, tìm thấy nhau, nhưng chẳng dám ngỏ lời.
Bộ phim có điểm trừ duy nhất là cách thể hiện văn hoá của Nhật có phần “làm lố” và quy chụp. Nhưng diễn xuất của Bill Murray và Scarlett Johansson là điểm sáng của bộ phim. Lúc xem mình tính tắt giữa chừng rồi.
5. (500) DAYS OF SUMMER (2009)
Nàng là tình yêu sét đánh của chàng, nhưng nàng không tin vào tình yêu và những mối quan hệ. Và cuộc hành trình biến Summer thành của Tom bắt đầu. Nhưng đó chưa bao giờ là kết quả tốt. Rồi sẽ có 1 người ở lại cô đơn mà thôi.
6. LIFE OF PI (2012)
Pi Patel kể về cuộc đời của mình, cách anh ta có cái tên Pi kỳ lạ và những ngày Pi sống ở sở thú và sau đó lên chuyến tàu hàng của Nhật. Và rồi lênh đênh trên biển một mình cùng 4 con thú trên chiếc bè nhỏ. Hành trình cô độc của Pi trên đại dương bắt đầu. Và cú twist bất ngờ ở khúc cuối khiến người xem phải suy ngẫm.
7. WALL-E (2008)
Trong một tương lai không xa, khi loài người rời bỏ trái đất đã ngập chìm trong rác. WALL-E, một chú robot dọn rác, chỉ còn một mình và bầu bạn cùng chú gián giữa tinh cầu cô đơn. Cho đến một ngày EVE, một chú robot khác quay trở lại Trái Đất để tìm sự sống.
8. INTERSTELLAR (2014)
Trong một tương lai giả định, khi Trái Đất cạn kiệt nguyên liệu và dư thừa thiên tai, loài người bắt đầu đi vào không gian để tìm kiếm hành tinh sống với kế hoạch của mình. Điều mình cảm thấy sự cô đơn nhất chính là Cooper và người con gái phải xa nhau, không hẹn ngày gặp lại. Cô con gái ghét cha mình vì bỏ đi mà không định ngày về, và nếu có trở về thì cô sẽ bằng tuổi cha mình. Lấy bức tranh sci-fi, Interstellar là câu chuyện gia đình đầy cảm xúc khi chúng ta nhận ra chúng ta không muốn tồn tại cô đơn giữa vũ trụ khi thiếu người thân yêu.
9. JUDY (2019)
Một nữ minh tinh đã qua thời hoàng kim của mình, nghiện rượu và không đủ tiền để chu cấp cho con của mình. Judy tới London để biểu diễn trong những show cuối cùng của đời mình. Bộ phim kể về những nốt rất trầm của Judy Garland. Khi bà bị điều khiển từ bé bởi MGM, rồi đến cuối đời không còn được mến mộ. Judy cô đơn chứ? Có, rất nhiều. Và tất cả những gì bà cần là những tràng vỗ tay cuối cùng của khán giả.
Thật ra còn nhiều lắm, mà mình quên mất phim nào mình từng xem rồi nên cứ tạm 9 phim đi đã
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅HKonlineTV,也在其Youtube影片中提到,With our time on Earth coming to an end, a team of explorers undertakes the most important mission in human history: traveling beyond this galaxy to d...
interstellar oscar 在 Phê Phim Facebook 的最佳貼文
🥳 CHÚC MỪNG SINH NHẬT “ÔNG HOÀNG HACK NÃO” - CHRISTOPHER NOLAN 🎉
Có lẽ khi nhắc tới Christopher Nolan, một trong những yếu tố đầu tiên tách biệt ông hoàn toàn khỏi những người đồng nghiệp, là lối kể chuyện đặc sắc. Những tác phẩm như Memento, Inception hay Interstellar được khán giả thế giới đưa vào một thể loại riêng - “Mind-bending movies”, ở Việt Nam, chúng thường xuất hiện cùng với tên gọi vui là “Những bộ phim hack não”.
Vậy điều gì khiến ông trở nên đăc biệt đến vậy? Cùng Phê Phim tìm hiểu về phong cách làm phim của vị đạo diễn hôm nay bước sang tuổi 51 này nhé 👇👇
👉 CÁCH KỂ CHUYỆN PHI TUYẾN TÍNH
Quả thật, những phim của Nolan thường có cấu trúc phi tuyến tính, không tuân thủ mẫu số chung thường thấy trong các tác phẩm phổ biến, với dòng thời gian đi từ A đến Z. Ở Memento, chúng ta bắt đầu tại điểm đầu và cuối của câu chuyện, rồi bị cuốn về điểm chính giữa. Ở The Prestige, khán giả được chứng kiến hai dòng thời gian xoắn vào nhau. Ở trận chiến Dunkirk, chúng ta có tới ba câu chuyện với ba thời lượng riêng nhưng cùng tập kết tại cao trào. Còn ở Inception, thời gian là một thứ gì đó rất xa xỉ. Ngay cả trong những tác phẩm có phần ít hack não hơn như Insomnia hay bộ 3 The Dark Knight, Nolan vẫn thường đan xen những câu chuyện quá khứ để chơi đùa với khả năng tư duy của khán giả.
“Tôi không phải một sinh viên giỏi, nhưng một thứ mà tôi học được ở trường, đó là tôi suy nghĩ về sự tự do trong lối kể chuyện mà các nhà văn đã tận hưởng trong hàng thế kỷ, và các đạo diễn cũng nên được tận hưởng sự tự do đó”. - Christopher Nolan chia sẻ.
Với xuất thân là một sinh viên ngành Văn học Anh của trường Đại học London, Nolan đã áp dụng lối kể chuyện phi tuyến tính được phổ biến trong nghệ thuật kể chuyện bằng ngôn từ vào nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh. Memento, tác phẩm giúp tên của vị đạo diễn được xướng lên tại danh sách đề cử Oscar cho hạng mục kịch bản gốc xuất sắc nhất năm 2001, và giúp ông được Warners Bros mời về tái khởi động loạt phim Batman, đã sử dụng ngôn ngữ điện ảnh một cách tài tình để giúp chúng ta phân biệt giữa hai dòng thời gian chảy ngược, cũng như nhận ra thứ tự của những phân cảnh trong phim.
Rồi 10 năm sau, khi trả lời phỏng vấn với hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ, khán giả có thể bắt gặp nguồn cảm hứng cho lối kể chuyện đa tầng trong Inception rõ hơn bao giờ hết: “Khi 16 tuổi, tôi đọc cuốn Waterland của Graham Swift. Cuốn đó kể chuyện qua nhiều dòng thời gian song song, lấy bối cảnh ở nhiều chiều không gian khác nhau mà vẫn vô cùng mạch lạc".
Tuy nhiên, thế mạnh kể chuyện phi tuyến tính không phải là thứ duy nhất Nolan thấm đẫm từ khoảng thời gian nghiên cứu văn học. Ông còn đã mang theo mình điểm đam mê các tác phẩm trinh thám của những James Ellroy, Jim Thompson hay Raymond Chandler. Niềm đam mê này đã kết thành một sợi chỉ Noir kéo dài xuyên suốt sự nghiệp của vị đạo diễn hôm nay chính thức bước sang tuổi 51.
👉 SỢI CHỈ PHIM NOIR
Mặc dù chính thức đến với ánh hào quang của điện ảnh thế giới vào năm 2000, nhưng ở phim nhựa đầu tay tự gây vốn, tự biên kịch, tự đạo diễn, tự sản xuất mang tên Following, Nolan đã lấy lòng được ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất với chất phim Noir đặc sệt. Ngay cả trong Memento, ông cũng cho hẳn một dòng thời gian có màu trắng đen.
Và đây hoàn toàn không phải điều ngẫu nhiên đâu, Nolan cảm thấy bản thân “bị cuốn hút bởi một thể loại giúp con người xả hết những ứ đọng thần kinh, tất cả những nỗi sợ và kỳ vọng hằng ngày, vào một thế giới khác. Qua đó, chúng có thể được trải nghiệm bởi người khác.”
Trong hầu hết các phim của Nolan và phim Noir, luôn có một bí ẩn mà nhân vật chính phải mạo hiểm mọi thứ, kể cả tính mạng của bản thân, để khám phá. Ở đó, khán giả trải nghiệm thế giới phim với góc nhìn chủ quan của nhân vật chính, người thường có quá khứ trầm mặc, đớn đau và mất mát. Trên hành trình khám phá bí ẩn của nhân vật chính trong phim Nolan, sẽ có nhiều cảnh hồi tưởng để giúp khán giả hiểu họ hơn. Và cũng tại đây, các nhân vật chính cũng sẽ chạm trán hình tượng femme fatale, người phụ nữ thông minh, quyến rũ, có phần nguy hiểm, đóng vai trò như một vật cản nhân vật chính chạm đến mục tiêu.
Thậm chí, bộ ba Người Dơi của ông cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tình yêu dành cho Noir, khi nó sở hữu nhân vật chính có quá khứ đau thương với vai trò như động cơ thúc đẩy, bối cảnh phim ở thành phố xa hoa, hào nhoáng nhưng mục rữa từ bên trong, ranh giới mong manh giữa tốt và xấu, những hàm ý về lẽ sống, triết học; và dĩ nhiên, femme fatale Talia Al Ghul ở phần cuối cùng.
Tuy nhiên, khác phần lớn các nhân vật chính bại trận trước số phận đen đủi và thế giới mục rữa trong phim đen, những Lenny, thám tử Dormer, Bruce Wayne hay Dom Cobb thường chiến thắng vận mệnh và thành công mở ra một chương mới sáng sủa hơn cho bản thân. Ở cuối sợi dây Noir kia là ánh sáng của hy vọng, của niềm tin trong khán giả rằng các nhân vật chính trong phim đã phần toại nguyện. Bởi vậy, chúng ta, những khán giả điện ảnh, thường bước ra khỏi rạp chiếu phim Nolan với dấu hỏi ở trong đầu và nụ cười nở trên môi, và luôn khao khát được xem lại thêm một lần nữa.
👉TÌNH YÊU VỚI MÁY FILM
Một trong những trải nghiệm đã kiến tạo nên tình yêu của Nolan với điện ảnh là cơ hội được thưởng thức A New Hope và 2001: A Space Odyssey ngoài rạp vào cuối thập kỷ 70. Cậu bé Nolan 7 tuổi lúc đó đã đòi bố cho đi xem huyền thoại của thể loại khoa học viễn tưởng tới 12 lần, đến mức mà bố ông phải từ chối với lý do “không muốn nạp thêm tiền cho George Lucas nữa". Cũng năm 1977, nhân dịp Star Wars đang ăn nên làm ra, các rạp chiếu phim ở London đã quyết định chiếu lại A Space Odyssey cho tín đồ điện ảnh.
Chia sẻ về trải nghiệm đó, Nolan nói: “Tôi nhớ rõ ràng cái cảm giác được đẩy vào một thế giới mới lạ. Tôi say đắm Star Wars ở thời điểm đó, nhưng 2001 là một trải nghiệm khoa học viễn tưởng hoàn toàn khác. Lúc đó tôi 7 tuổi nên không thể bảo tôi hiểu phim được, đến giờ có khi tôi cũng chả dám nói vậy. Nhưng vào lúc đó, tôi chả quan tâm đến việc hiểu phim. Tôi chỉ nhớ như in rằng mình đã ở một thế giới khác, một thế giới điện ảnh chân thực và hào nhoáng hơn cuộc sống thực.”
Đối với Nolan, không chỉ Star Wars, 2001: A Space Odyssey, mà cả những Blade Runner, Alien, The Man Who Fell to Earth, The Spy Who Loved Me hay The Thin Red Line đều được ông gọi là những “trải nghiệm điện ảnh thuần túy".
Điểm chung của những tác phẩm này là gì? Đó là chúng đều được quay bằng máy film, không phải máy kỹ thuật số.
Từ khi còn là một cậu bé, Nolan thường sử dụng chiếc máy quay film Super 8 của bố mình để tạo ra các phim ngắn stop motion với nhân vật chính là đồ chơi. Lớn hơn một chút, khi xem tivi, ông có thể phân biệt trong những giây đầu tiên thứ ông đang xem là phim truyền hình hay phim chiếu rạp. Rồi đến khi vào đại học, Nolan tham gia vào một câu lạc bộ phim và được tiếp xúc với những máy quay phim 16mm. Đối với Nolan, những thước phim là nguồn gốc trải nghiệm điện ảnh của khán giả. Với ông, phim là phải được quay bằng máy phim. Quay bằng máy kỹ thuật số là “làm loãng trải nghiệm điện ảnh", bởi nó vị kinh doanh thương mại nhiều hơn là vị nghệ thuật.
Trong suốt sự nghiệp điện ảnh trải dài hơn 2 thập kỷ, Nolan luôn hạn chế tối đa sử dụng máy kỹ thuật số, và cố gắng quay mọi thứ bằng máy phim. Theo trang thống kê máy quay điện ảnh shotonwhat, lần duy nhất ông sử dụng máy kỹ thuật số là ở Inception, tác phẩm đã mang về cho ông tới 4 giải Oscar. Thậm chí, khi quay Dunkirk ở định dạng IMAX 70mm, ông đã cố tình gắn 1 camera IMAX vào máy bay để quay được cảnh nó bị nổ và chìm xuống đại dương. Chiếc máy quay trị giá 500.000 đô, tương đương 1.16 tỷ VNĐ này đã phải ngụp lặn dưới nước trong một hộp bảo vệ tới 90 phút.
👉TÌNH YÊU VỚI SỰ THẬT
Đã bao giờ các bạn cảm thấy lấn cấn khi phát hiện ra chi tiết, nhân vật hay cả 1 phân cảnh là kỹ xảo máy tính chưa? Chắc chắn là rồi đúng không?
Với sự bành trướng của những tác phẩm bom tấn từ các vũ trụ siêu anh hùng, vũ trụ thế giới phép thuật, vũ trụ quái vật hay là vũ trụ cạn ý tưởng mới của Disney, nhà sản xuất cần phải sử dụng kỹ xảo để giúp họ đẩy nhanh tiến độ để sản phẩm kịp ngày ra rạp. Dĩ nhiên, sử dụng kỹ xảo không phải là một điểm trừ, nhưng nó khiến chúng ta nhận ra rõ hơn rằng mình đang xem một thế giới giả tưởng, chứ không phải là mình đang trải nghiệm một thế giới “bằng xương bằng thịt”.
Dĩ nhiên, Christopher Nolan vẫn sử dụng kỹ xảo để làm tăng vốn ngôn ngữ điện ảnh của bản thân, để nó có thể hỗ trợ ông trong sứ mệnh đưa khán giả vào sâu trong thế giới của mỗi phim. Tuy nhiên, ông tin rằng việc để diễn viên diễn trên phông xanh hoặc với những đồ vật vô hình là làm giảm đi sự “màu nhiệm" của quá trình làm phim, vì nó làm thui chột trí tưởng tượng của diễn viên. Thay vì có thể sử dụng 100% trí óc để nhập tâm vào nhân vật, để ứng biến, họ lại phải sử dụng một phần để tưởng tượng ra bối cảnh.
Bởi vậy, Nolan luôn cố quay in-camera nhiều nhất có thể. Trong The Dark Knight, ông cùng với đội ngũ kỹ xảo lật ngược 1 cái xe tải giữa lòng thành phố Gotham, tạo ra chiếc một chiếc Batmobile thật, rồi xây dựng một mô hình mini để thực hiện phân cảnh này. Ở Inception, Nolan xây hẳn một hành lang có thể quay 360 độ để Arthur có thể trổ tài. Interstellar thì đưa khán giả đến với Tesseract, một bối cảnh được xây dựng ngoài đời với 15 máy chiếu hoạt động liên tục để đưa các diễn viên, và khán giả vào sâu trong thế giới của phim. Tại Dunkirk, Nolan đã huy động tới hơn 6000 diễn viên quần chúng, thật sự một chiếc máy bay, và cho nó nổ tan tành.
👉TÌNH YÊU VỚI KHOA HỌC
Song, có lẽ lý do lớn nhất khiến trải nghiệm phim của Nolan tuyệt vời đến vậy là cách mà vị đạo diễn, mặc dù kể những câu chuyện viễn tưởng, nhưng những nguyên lý hoạt động của thế giới trong phim vẫn gắn liền với thế giới thực.
Chứng mất trí nhớ ngắn hạn mà Leonard mắc là một hội chứng có thật ngoài đời. Câu thoại: “Tôi sử dụng thói quen và những điều lặp đi lặp lại để sống" và câu chuyện về Sammy Jankis, như gợi nhắc cho chúng ta về Eugene Pauly, một bệnh nhân đã giúp khoa học có cái nhìn rõ hơn về sức mạnh của những thói quen.
Hay những tầng lớp giấc mơ trong Inception thực chất bắt nguồn từ hiện tượng lucid dreaming, những giấc mơ mà khi ở trong, chủ thể có thể hoàn toàn kiểm soát được thế giới tâm trí mình. Nhưng có lẽ, đỉnh điểm của niềm đam mê khoa học của Nolan là những thước phim vô cùng màu nhiệm trong Interstellar. Trong quá trình làm việc với nhà vật lý học lý thuyết người Mĩ Kip Thorne, Nolan đã không chỉ áp dụng thuyết tương đối dành cho không-thời gian để xây dựng nguyên lý vận hành sát thực cho những hành tinh xung quanh hố đen, mà còn đã tiên đoán trước được gần như hình dạng của một hố đen với Gargantua.
Các thế giới của Nolan luôn cắm rễ trong khoa học thực tế. Không những vậy, những nguyên lý vận hành của chúng cũng nhất quán xuyên suốt phim. Viễn tưởng nhưng lại không hề huyễn hoặc. Bởi vậy, phim Nolan đem lại cảm giác “thật” cho khán giả. Chúng ta không bao giờ phải “tạm gác lại sự hoài nghi" của bản thân quá lâu vì chúng ta biết rằng ông luôn chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ khi sản xuất mỗi dự án để tạo nên một thế giới có xương có thịt trước khi mời khán giả tới. Có lẽ bởi vậy mà nhiều ý kiến cho rằng phim của Nolan thường sở hữu phần thoại mang đậm chất kể lể thông tin, xây dựng thế giới, đặc biệt là ở Inception.
👉TÌNH YÊU VÔ BỜ VỚI ĐIỆN ẢNH
Với Nolan, trải nghiệm điện ảnh thuần túy là tổng hòa của tất cả những yếu tố kể trên. Với ông, nó cần phải có sức hút mãnh liệt như các tác phẩm mà cậu bé Nolan 7 tuổi được xem hồi nhỏ, nhất là như 2001: A Space Odyssey. Bộ phim của huyền thoại Stanley Kubrick có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mức vào 2018, Nolan đã thuyết phục ban quản trị Warner Bros. cho ông làm giám sát việc in lại bản 2001 gốc lên những thước phim 70mm để trình chiếu cho khán giả: “Khi bạn chiếu 1 thước phim của 2001, ai cũng muốn dán mắt vào màn hình".
Ông coi trải nghiệm phim chiếu rạp - việc mọi người được đắm chìm trong những thước phim thấm đậm màu sắc - là một trải nghiệm mà không phải phương tiện giải trí nào cũng có khả năng mang tới cho khán giả.Nó có một không hai.Nó gắn liền với quá trình màu nhiệm khi tác phẩm nghệ thuật được tạo ra tại khoảnh khắc ánh sáng chiếu vào những thước phim để hình ảnh được ghi lại, và sau đó, ánh sáng sẽ lại chiếu qua những dải phim để được thưởng thức. Nó có sức mạnh gắn kết những con người với nhau khi họ cùng trải qua một chuyến phiêu lưu, cùng bất ngờ, cùng sợ hãi, cùng mừng rỡ và cùng suy tư trầm ngâm. Để làm được vậy, điện ảnh với Nolan linh thiêng đến mức nó phải được trải nghiệm ở ngoài rạp chứ không nên được xem trên màn hình điện thoại, hoặc máy tính hoặc tivi.
Vào 2017, Christopher Nolan, vốn dĩ là một người khá kín tiếng, đã lên tiếng phản đối việc Netflix quảng bá rằng họ sẽ quay và lưu trữ phim ở định dạng 4K, rồi chiếu tại rạp và trên nền tảng trực tuyến cùng một lúc: “Họ có một chính sách ngốc nghếch là tất cả mọi thứ phải cùng được bật 1 lúc, ở rạp và ở nhà. Điều này dĩ nhiên là bất khả thi nếu muốn giữ tính biểu diễn nghệ thuật". Không lâu sau, tuy đã gửi email xin lỗi giám đốc nội dung Ted Sarandos của gã khổng lồ Netflix, nhưng thông điệp mà Nolan muốn truyền tải chưa bao giờ mai một.
Ông yêu điện ảnh, không chỉ khía cạnh sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật đặc trưng, mà tình yêu đó còn trải rộng cho cả nền điện ảnh, cho hàng trăm hàng nghìn những người đang hoạt động ở nhiều vị trí khác nhau nói chung.
Trong một bài viết thể hiện quan điểm hồi tháng 3 trên The Washington Post trước tình hình Covid 19 đang tàn phá ngành công nghiệp điện ảnh, ông đã bày tỏ thái độ trân trọng của mình: “Khi nghĩ về phim, họ thường nghĩ đến các ngôi sao, các studio sản xuất, ánh hào quang. Nhưng ngành điện ảnh là về tất cả mọi người: những người làm việc ở quầy bán vé, những người chịu trách nghiệm phần thiết bị, những người soát vé, những người làm truyền thông và cả những người lao công dọn vệ sinh tại các rạp chiếu.”.
Trong bài viết đó, Nolan còn khẳng định rõng rạc rằng giá trị của phim ảnh vượt xa những đồng tiền thương mại mà nó đem về. Suy cho cùng, ai mà tài giỏi đến mức có thể cân đong đo đếm được giá trị của một nụ cười hay một giọt nước mắt cơ chứ?
Ở thời điểm mà dòng chảy Kinh tế - Xã hội thế giới ngừng lại, chính là lúc điện ảnh đem đến cho con người lối thoát, niềm vui và sự an ủi về một tương lai tốt đẹp hơn. Một tương lai mà ở đó, Người Dơi sẽ luôn xuất hiện, chiến thắng cái ác và bảo vệ Gotham. Một tương lai mà dù có chìm đắm trong đố kị hay thù hằn, thì Borden vẫn có thể trở về với cô con gái đáng yêu. Một tương lai mà chàng đạo chích giấc mơ Dom vẫn được ôm gia đình mình thêm một lần nữa.
Và một tương lai mà ở đó, tình yêu sẽ kết nối những con người với nhau, dẫu cho ở giữa họ có là mênh mông vũ trụ!
Đâu là bộ phim của Christopher Nolan khiến các bạn suy ngẫm nhiều nhất, hãy chia sẻ với Phê Phim ở phần bình luận 👇
interstellar oscar 在 陳安的爵士小酒館 最曼妙的語調最放鬆的音樂 Facebook 的最佳解答
【20191027 陳安的爵士小酒館歌單】
1. House Party / 家家 (JiaJia), ØZI
2. Lost Taipei / 王若琳
3. Metal Girl / 艾怡良
4. Another Love / Tom Odell
5. Heal / Tom Odell
6. Summer Day / Tom Odell
7. 沒事啦 (Nothing) / RED芮德
8. 不要吵 (Don't Wake Me Up) / RED芮德
9. GIRL GANG / RED芮德
10. Home / Caribou
11. Falling In Love / Cigarettes After Sex
12. Interstellar Disco / Oscar Scheller feat. PAWWS
13. 1Up / Oscar Scheller feat. Sarah Bonito
14. Picture Perfect / Oscar Scheller feat. Havelock
15. Confidence / Oscar Scheller feat. Ashnikk
interstellar oscar 在 HKonlineTV Youtube 的精選貼文
With our time on Earth coming to an end, a team of explorers undertakes the most important mission in human history: traveling beyond this galaxy to discover whether mankind has a future among the stars.
From acclaimed filmmaker Christopher Nolan (“The Dark Knight” films, “Inception”), “Interstellar” stars Oscar winner Matthew McConaughey (“Dallas Buyers Club”), Oscar winner Anne Hathaway (“Les Miserables”), Oscar nominee Jessica Chastain (“Zero Dark Thirty”), Bill Irwin (“Rachel Getting Married”), Oscar winner Ellen Burstyn (“Alice Doesn’t Live Here Anymore”), and Oscar winner Michael Caine (“The Cider House Rules”). The main cast also includes Wes Bentley, Casey Affleck, David Gyasi, Mackenzie Foy and Topher Grace.
Directed by Christopher Nolan, the film is written by Jonathan Nolan and Christopher Nolan. Emma Thomas, Christopher Nolan and Lynda Obst produced “Interstellar,” with Jordan Goldberg, Jake Myers, Kip Thorne and Thomas Tull serving as executive producers.
Nolan’s behind-the-scenes creative team was led by director of photography Hoyte Van Hoytema (“Her”), Oscar-nominated production designer Nathan Crowley (“The Dark Knight”), Oscar-nominated editor Lee Smith (“The Dark Knight”), and Oscar-nominated costume designer Mary Zophres (“True Grit”). The score was composed by Oscar winner Hans Zimmer (“The Dark Knight” trilogy, “The Lion King”).
Warner Bros. Pictures and Paramount Pictures present, in association with Legendary Pictures, a Syncopy/Lynda Obst Productions production, a film by Christopher Nolan, “Interstellar.” “Interstellar” is in Hong Kong cinemas November 6, 2014.