เจาะลึกชุด #ลิซ่า
ใน MV Solo ครั้งแรก
"LALISA"
บอกได้คำเดียวว่า #อลัง ..!!
นอกจากเซอไพรส์
เผยแพร่ความเป็นไทย
ออกสู่สายตาชาวโลกแล้ว
.
น้องลิซ่าได้เปลี่ยนชุด
ทั้งหมด 14 ลุค 10 ฉาก..!!
1. ชุดราตรียาวสีดำกรุยกราย
เปิดไหล่พร้อมผ้าฟูฟ่อง
ปักเลื่อมจากแบรนด์ Giambattista Valli
คอลเลคชั่น Spring 2019 Couture
2. แจ็คเกทเบรเซอร์ลายจาก
NO NAME ด้านในเป็น
เสื้อถักลูกปัด ฉากนี้มีคำว่า
อาหารจานด่วน ที่เป็นภาษาไทยอีกด้วย
ส่วนรองเท้าบูทสีไลแลคจากคอลเลคชั่น
Fall/Winter 2016 จาก Marc Jacobs
เก๋เท่ห์ ไม่มีซ้ำ
3. ลุคสาวซิ่ง แจ็คเกทสีดำ
ใส่หมวกกันน็อค
พร้อมใส่ถุงมือแบบนักซิ่ง
4. ลุคอินเตอร์สาวนักเต้น
สเวตเตอร์สีเทา
เข้าเซ็ตกับกางเกงขาสั้น
และหมวกไหมพรม
ปักชื่อ LALISA เก๋มาก ๆ
5. แต่งเป็นเจ้าหน้าที่ลิซ่า
ห้อยบัตร Special Agent
เล็บมีห้อยระยิบระยับ
เจ้าหน้าที่ใส่เสื้อเขียนว่า
POLISA ที่มาจาก POLICE + LISA
6. ชุดสีดำปาดข้างตัวจิ๋ว
จากแบรนด์ Jean Paul Gaultier
คอลเลคชั่น Spring 2020 Couture
โชว์สกิลพีลาทีส เก่งมาก
7. ชุดเสื้อกล้ามแสนเท่ห์
กับกางเกงปักเลื่อมจากคอลเลคชั่น
Autumn/Winter 2021 Menswear
แบรนด์ Celine ขี่รถคันใหญ่
ใส่แว่นคาดหัว
เพิ่มสไตล์เก๋ไก๋
ด้วยสร้อยคอจากแบรนด์ Celine
8. โลเคชั่นเดิม
กับชุดนักแข่งรถสีแดง
เซ็กซี่ลงตัวสุด ๆ
9. ลุคบาร์บี้ ผมหางม้า
กับลิปสติกสีชมพู
คุมธีมด้วยเสื้อคลุมจากแบรนด์ Isabel Marant
เสื้อถักด้านในแบรนด์ Jonathan Simkhai
และรองเท้าจากแบรนด์ Alessandra Rich
ตบท้ายด้วยคอลเลคชั่นแหวนของ Bulgari
10. ชุดนี้แฟน ๆ ชาวไทย
กรี๊ดหนักมาก มีทั้งสไบ จาก ASAVA
ใส่รัดเกล้า เครื่องประดับ
และฉาก ปังจริงกับความเป็นไทย
เสริมลุคสวยด้วยรองเท้าส้นสูงจาก
Gianvito Rossi
11. ลุคนี้คุมโทนระยิบระยับ
กับชุดตัวจิ๋วคอเซ็ทซาตินแบรนด์
Vivienne Westwood Autumn/Winter 1990
เสริมด้วยแหวน Serpenti Seduttori
จาก Bulgari และมัดผมเป็นจุก
12. คุมโทนสีทอง ทั้งชุดจากแบรนด์
Paco Rabanne สีผม
เล็บ ไปจนถึงเมคอัพสีตา
13. ชุดสีดำ พริ้วไหว สวย ๆ สุด
เต้นกับฉากที่เขียนตัวโต ๆ ว่า LALISA
14. ลุคนี้คุมโทนสีขาวเงิน
ทั้งเสื้อและกางเกง
ยังคงระยิบระยับตามสไตล์
ที่เด่นมากคือสีปาก
แดงก่ำตัดกับสีขาว ดูดีจริง ๆ
.
สำหรับลุคที่คนไทยปลื้มใจที่สุด
เป็นชุดไทยประยุกต์สีทอง
ที่มีสไบยืนยาวกรุยกราย
ASAVA ตัดเย็บขึ้นมาพิเศษ
เพื่อ ลิซ่า โดยเฉพาะ
สำหรับรัดเกล้ายอด
เครื่องประดับศรีษะ
เป็นผลงานจากแบรนด์
Hook's by Prapakas
ส่วนดอกพุดซ้อนทัดประดับหู
มีความหมายถึงความแข็งแรง
สมบูรณ์และความเจริญมั่นคง
ตามแบบความเชื่อของไทย
ออกแบบช่อดอกไม้กำลัง
เจริญงอกงามและเติบโตอย่างไม่รู้จบสิ้น
เหมือนกับ LISA ผู้หญิงที่เป็นตำนาน
และจะไม่มีวันหยุดนิ่ง
และสร้อยสังวาล
ได้การตีความมาจากดอกโป๊ยเซียน
ดอกไม้ที่มีความหมายถึงโชค
เป็นฝีมือของแบรนด์ SARRAN
ทั้งหมดนี้สื่อความเป็นไทย
ออกมาได้อย่างงดงาม
ไม่ทำให้ผิดหวังจริง ๆ
.
สำหรับพวกเราชาวไทย
ภูมิใจในความปังของ
LISA สาวไทยคนเก่ง
ตามชมลุคต่าง ๆ ของลิซ่า ได้ที่นี่ค่ะ
https://www.youtube.com/watch?v=awkkyBH2zEo&t=117s
เอ๋ อภัยลักษณ์
#imagematters
#TheNewYOU
#LISA
#Asava
#ชุดไทย
#GiambattistaValli
#NONAME
#MarcJacobs
#JeanPaulGaultier
#JonathanSimkhai
#AlessandraRich
#Bulgari
#GianvitoRossi
#VivienneWestwood
#PacoRabanne
#Prapakas
#SARRAN
#LISABlackPink
#LALISA
#IsabelMarant
#Celine
#BLACKPINK
#yg
#리사
#FIRSTSINGLEALBUM
#블랙핑크
#ศีลเสมอแล้วเจอกัน
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過4萬的網紅Sit with Dani,也在其Youtube影片中提到,2017年大賞來到第三彈 - 指甲油囉! 訂閱我→ https://goo.gl/D6X3vB _________________________________ ▶︎你看過這些影片了嗎? 2016 十大指彩大賞 Top 10 Favorite Nail Polishes https://you...
fall 2016 couture 在 Daoonclouds Facebook 的最佳貼文
NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
fall 2016 couture 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
NỮ HOÀNG AI CẬP/ THE CREST OF ROYAL FAMILY – NƠI CHÚNG TA TIẾP CẬN VỚI HAUTE COUTURE.
Thực ra thì, không phải bây giờ nhờ các bài viết của mình – các bạn mới tiếp cận được thời trang đâu, nào là haute couture, luxury fashion hay streetwear. Thời trang cũng chỉ là một tấm gương phản chiếu văn hóa mà thôi. Mà văn hóa thì các bạn đã tiếp cận từ lúc mới sinh ra rồi. Văn hóa “Học ăn học nói học gói học mở” Văn hóa “Một chữ là thầy, nửa chữa cũng là thầy” hay Văn hóa “Không thầy đố mày làm nên” blah blah..
Haute Couture hay Luxury Fashion mà đến các giai đoạn 2019-2020 chúng ta mới biết nhiều hơn nhờ các bài báo, các Youtuber và Blogger như mình. Nó không phải là xu hướng hay là gì cả mà thực ra các bạn đã biết nó từ rất lâu. Một trong những nguồn về nó được khởi sinh trong tâm trí chúng ta đến từ bộ truyện tranh nổi tiếng “Nữ Hoàng Ai Cập” hay tên tiếng Anh là “The Crest of Royal Family”.
Đối với các bạn thuộc Gen Z hay Gen Alpha – sinh từ những năm 1998 đến 200x gần đây, “Nữ Hoàng Ai Cập” có vẻ rất xa lạ nhưng với các 8x đời cuối hay 9x đời đầu, đây chính là một trong những manga “gối đầu giường” của nhiều người. Câu chuyện kể về Carol – một cô nàng với mái tóc vàng hoe sóng sánh, sinh ra ở một gia đình quý tộc khá giả. Trong một lần tới Cairo – thủ đô Ai Cập để nghiên cứu môn Ai Cập học thì Carol phát hiện ra ngôi mộ của 1 vị pharaoh trẻ. Với lời nguyền phong ấn trên đó, Carol đã thực hiện 1 bước nhảy thời gian xuyên không trở về quá khức và gặp Menfuisu – Vị Pharaoh trẻ đó. Câu chuyện về tình yêu, tình báo – ganh ghét chính trị, hôn nhân cận huyết để giữ dòng máu gia tộc và xâm lược của văn hóa Ai Cập được mở ra.
Nét vẽ có vẻ hơi bánh bèo, các bạn nhìn vào cũng thấy nó sẽ mang kiểu tình ái nhiều. Nhưng thời điểm đó thì làm gì có Internet đại trà, có smartphone – phương thức giải trí của mình là sách và truyện tranh, có gì đọc nấy. Và cũng không nhiều đầu truyện phong phú, dù sao “Nữ Hoàng Ai Cập” cũng là 1 drama mâng (Shojo manga) khá nổi tiếng tại thời điểm đó.
Nói về thời trang đi?
Thực sự, outfit của Carol hay Menfuisu rất đẹp và ngầu. Tác giả Chieko Hosokawa đã lấy cảm hứng từ các tài liệu về Ai Cập Cổ, phóng tác dựa trên các trang phục truyền thống của Hoàng gia. Chúng ta có thể thấy những chi tiết vẽ được làm tỉ mỉ và thành công nhất của bộ truyện là chi tiết về trang phục của nhân vật. Các nhân vật thường được mặc rất nhiều layer/lớp áo và có độ rủ cực kì cao – thứ thường thấy trong Haute Couture. Bên cạnh đó – chất vải dựa vào độ mỏng (nhìn vào da thịt nhân vật) có thể thấy là chất vải tốt (thường là lụa). Trong bộ truyện cũng miêu tả về quá trình may mặc – tuy lướt qua nhưng cũng nói tới, phải nói là rất kỳ công. Haute Couture cũng vậy. Trang sức hay phụ kiện của hoàng thân quốc thích, Pharaoh càng nổi bật hơn với màu vàng – đen chủ đạo, ánh kim sang trọng và độ chi tiết/detail thì khỏi bàn với nào lông chim mạ bạc, đá quý blah bloh.
Vậy thế giới thực thì sao?
Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã lấy cảm hứng từ nền văn hóa , à không chúng ta nên gọi là nền văn minh Ai Cập Cổ này lên các collection của họ. Từ Versace Spring/Summer 2013, Givenchy Fall 2016 dưới sự dẫn dắt của Ricardo Tisci, Chanel Pre-Fall 2019 (Mới gần đây thôi).. Rất rất nhiều. Và nhìn vào đó – chúng ta thấy được sự liên kết giữa bộ truyện “Nữ Hoàng Ai Cập” và thời trang giai đoạn mới dựa trên nền tảng văn hóa Egyptian. Đấy, không phải là chúng ta không biết thời trang đâu – nó đã du nhập vào trí não chúng ta rất lâu rồi, chỉ là chúng ta vô tình không biết mà thôi.
Ngoài ra, dù hơi ít nhưng các bạn cũng có thể biết thêm về văn minh này qua loạt phim “Xác ước Ai Cập” với thầy tế Imhotep nổi tiếng.
--
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
fall 2016 couture 在 Sit with Dani Youtube 的最佳解答
2017年大賞來到第三彈 - 指甲油囉!
訂閱我→ https://goo.gl/D6X3vB
_________________________________
▶︎你看過這些影片了嗎?
2016 十大指彩大賞 Top 10 Favorite Nail Polishes
https://youtu.be/a7hTbLrGY_0
2017 十大保養品大賞 TOP 10 FAVORITE SKIN CARE 2017
https://www.youtube.com/watch?v=GnFLZ68vsV8&t=20s
2017 十大彩妝品大賞 TOP 10 FAVORITE MAKEUP 2017
https://youtu.be/4CMBtC-JtTg
秋冬必收的指甲油顏色!FAVOURITE FALL/WINTER NAIL POLISHES
https://youtu.be/8rthj3d6Sf4
如何上完美指甲油!不再落漆、不均勻啦!How to paint perfect nail polish
https://youtu.be/ixxDFGBB2e8
_________________________________
_________________________________
▶︎產品
Butter London Yummy Mummy 窈窕辣媽
https://goo.gl/ybw8oQ
Essie Couture Take me to The Thread
https://goo.gl/CxggT7
Butter London TOFF
https://goo.gl/Gr5wU1
Mistermorden King Soloman's Mines 所羅門王寶藏 7022
https://goo.gl/PNeSzR
Revlon 經典指甲油 Romantique 玫瑰粉
https://goo.gl/Fr2o9d
Anny - 10148.40 new arrival
https://goo.gl/f47Z3o
Mistermorden The Artist 藝術家 5012
https://goo.gl/5L2XPu
Angel Ariel Rosemary 044
https://goo.gl/6gRVf6
essence 艾森絲 凝膠光感絢色指甲油103星空寶藍
https://goo.gl/AFKdp9
OPI 指甲油 Sweet Carmel Sundae
https://goo.gl/1j96L2
_________________________________
_________________________________
▶︎膚質: 混合乾肌-偏乾
-T字部位出油
-鼻翼兩側/雙頰脫皮
_________________________________
Sit with Dani
美妝、穿搭、生活
聯絡方式:
Facebook: https://www.facebook.com/sitwithdani
Instagram: https://instagram.com/sitwithdani/
Email: sitwithdani@gmail.com
snapchat: sitwithdani
fall 2016 couture 在 MattaLeHang Youtube 的精選貼文
Watch in HD ♡
SẢN PHẨM SỬ DỤNG TRONG VIDEO:
♡Givenchy Teint Couture Blurring Foundation Balm Broad Spectrum 15 in 1 Nude Porcelain http://seph.me/2cfHroE
♡MJ The Face III Buffing Foundation Brush http://seph.me/1TJi91t
♡Burberry Effortless Eyebrow Definer in Ash brown http://seph.me/1nSqSm3
♡Benefit Gimme Brow 03
♡Lorac 'Refined Romance' Eye & Cheek Palette (Out Of Stock)
♡Kat Von D Tattoo Liner http://seph.me/1eLGZGl
♡Lancome Le Curler http://seph.me/1QL9zg5
♡UD Cannon Ball Mascara http://bit.ly/1VVTup5
♡Burberry Light Glow Contouring Powder in Earthy Blush No. 7 http://seph.me/2bZMYkX
♡Diorific Mat in 430 RADIEUSE
♡BURBERRY Lip Velvet Lipstick in Oxblood No. 437 - Deep burgundy
Link Channel của DONUT : https://www.youtube.com/channel/UCHm4aZHuwBUDZDZ83qPEpXw/videos
Video mới bên Channel của DONUT, mời các bạn qua xem nhé! : https://www.youtube.com/watch?v=A60hXXg8ZHg
MUSIC: The Chainsmokers - Closer (Lyric) ft. Halsey
Connect With Me! ♡
Fan Page: https://www.facebook.com/mattalehangbeauty
Instagram: @mattalehang
Snapchat: mattalehang
—FAQ:
*What camera do you use?
Canon 70D ; Sony a5100
*What do you use to edit your videos?
Final Cut Pro
*This video is not sponsored*