Vô diện trong thời trang – Quần áo > Khuôn mặt.
Các nhà thiết kế thời trang đều có mục đích của họ, khi mà làm ra bất kì một sản phẩm hay những thứ liên quan để xuất hiện trên sàn diễn runway – nó đều phải liên quan tới nội dung hay tư tưởng của họ. Chẳng thế mà Martin Margiela cực kì yêu thích cho việc models của ông đeo mặt nạ và nó trở thành một “Biểu tượng nhận diện” của MMM. Trong 1 lần chia sẻ về show đầu tiên của ông năm 1989, cùng với việc cho người mẫu tự do thoải mái thể hiện trên sàn runway, không sử dụng big logos và đặc biệt “Che kín vùng mặt”.
Maison Margiela muốn rằng người xem show của mình sẽ tập trung vào thời trang, ở đây là những sản phẩm của ông. Từng chi tiết một, từ chất liệu cho đến xử lí kĩ thuật. Ở show của MMM, thứ được tôn vinh tối thượng đó là thời trang, là cảm nhận của người xem đối với thời trang – là tâm trạng vui vẻ khi được mặc đồ chứ không phải là thứ khác.
Thật vậy, điều này càng rõ ràng và đúng hơn ở thời đại “Đẹp mã ăn tiền” này. Thời trang là phải đẹp – Đúng! Nhưng có phải nhiều khi – chúng ta mải mê ngắm nhìn khuôn mặt của người mẫu mà quên mất đi hình dáng của trang phục hay chi tiết của nó không?
Hay giai đoạn mới này, chúng ta mua đồ vì gì nào? Vì chúng ta thích hay vì một KOls, một idol hay một Hot Facebook, Instagram, Tiktoker hay nói đúng hơn là vì một “gương mặt đại diện thương hiệu”. Vì lòng yêu thương với họ (Hay với khuôn mặt xinh đẹp) mà người tiêu dùng nhiều lúc trở nên “dễ tính” mà quên mất đi những thứ mà nhà thiết kế đã gửi gắm lên đó. Tất nhiên, đối với người kinh doanh – việc này chẳng ảnh hưởng gì mà lại còn vui nữa. Nhưng đứng ở phương diện một người làm nghệ thuật (thời trang, âm nhạc hay âm nhạc) – nó chẳng là một niềm vui tuyệt đối.
Cũng vì thế mà Kanye West lại đeo mặt nạ khi trình diễn. Có thể cũng vì cool, vì ngầu, vì độc – vì lạ hay vì gã điên Kanye West muốn người ta nghe nhạc của Kanye West chứ không phải người đứng trên sàn diễn là Kanye West. Yeezus nổi tiếng và người ta tới show cũng chỉ vì gã, nhưng nếu người đứng trên không phải Kanye – liệu người ta có đến hay nghe thứ nhạc, lời hát, sân khấu mà Kanye muốn truyền tải.
Lại qua nhảy, hẳn mọi người đều biết tới nhóm nhảy nổi tiếng vô địch ABDC (American’s Best Dance Crew Season 01) với bộ nhận diện độc nhất là chiếc mặt nạ màu trắng. Một nhóm những người mê nhảy và muốn người xem chỉ xem những điệu nhảy của họ hơn là tập trung vào khuôn mặt – thế là chiếc mặt nạ trắng ra đời và trở thành Biểu tượng được hàng triệu người biết tới của Jabbawockeez. Các bạn cũng có thể nghe chia sẻ đó trong show ABDC mùa 1 khi giám khảo hỏi tại sao các thành viên lại đeo mask che mặt kín mít. Thế đấy, giữa 1 thế giới hàng ngàn nhóm nhảy – trải qua bao nhiêu năm, Jabbawockeez vẫn khiến người ta trầm trồ và nhớ về mình. Tài năng > khuôn mặt.
Quay trở lại thời trang,
“Khuôn mặt là biểu cảm của con người” và là nhân diện để xác định danh tính của bản thân. Mỗi người mỗi vẻ và chỉ cần một khuôn mặt khác có thể khiến cả trang phục họ mặc cũng khác theo một cách rõ rệt. Do đó, việc lựa chọn model cũng khá khó khăn để thực hiện đúng tiêu chí của collections. Trong một bài viết mà mình từng đề cập trong các bước để xây dựng một fashion collection hoàn chỉnh trong đó có model layering. Công việc này là lên ý tưởng, lên cách phối đồ và tạo được hình dáng cụ thể mà một người mẫu sẽ mặc sản phẩm thời trang được thiết kế như thế nào.
Khi các models thể hiện trên sàn runway thì trước đó một khoảng thời gian họ đã được luyện tập trước - trong các buổi diễn thử, các buổi rehearsal. Áp lực lên các models luôn luôn là nặng nề và dù trong một môi trường chuyên nghiệp thì cũng sẽ có lúc sự sai sót hay mệt mỏi sẽ được thể hiện ra. Và thế là câu chuyện lại quay trở về vấn đề ban đầu mà mình nói, đó là dù không cố ý hay vô tình – tâm trạng của người mẫu có thể ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của show diễn.
Một phương án vừa nghệ vừa đồng nhất đó chính là che khuôn mặt lại. Với diện tích mà khuôn mặt mang lại cùng với sự liên kết với phần cổ, đây sẽ là đất diễn của màu sắc, trang sức với sự đồng nhất tuyệt đối về tone màu của bộ sưu tập. (MMM làm rất tốt điều này). Sự khác biệt về màu da cũng được giải quyết một cách triệt để (Tùy art director hay fashion designer muốn hay không mà thôi).
Mùa dịch Covid bùng nổ cũng khiến xu hướng đeo mặt nạ trở nên phổ biến cả trong đời sống và thời trang. Có lẽ sự đồng nhất còn xa hơn thế và xin nhắc lại là mọi thứ đều có Pros and Cons (Mặt được và mặt hại).
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
best fashion logos 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
Vô diện trong thời trang – Đồng nhất
Các nhà fashion designer đều có mục đích của họ, khi mà làm ra bất kì một sản phẩm hay những thứ liên quan để xuất hiện trên sàn diễn runway – nó đều phải liên quan tới nội dung hay tư tưởng của họ. Chẳng thế mà Maison Martin Margiela cực kì yêu thích cho việc models của ông đeo mặt nạ và nó trở thành một “Biểu tượng nhận diện” của MMM. Trong 1 lần chia sẻ về show đầu tiên của ông năm 1989, cùng với việc cho người mẫu tự do thoải mái thể hiện trên sàn runway, không sử dụng big logos và đặc biệt “Che kín vùng mặt”. Maison Margiela muốn rằng người xem show của mình sẽ tập trung vào thời trang, ở đây là những sản phẩm của ông. Từng chi tiết một, từ chất liệu cho đến xử lí kĩ thuật. Ở show của MMM, thứ được tôn vinh tối thượng đó là thời trang chứ không phải là thứ khác.
Thật vậy, điều này càng rõ ràng và đúng hơn ở thời đại “Đẹp mã ăn tiền” này. Thời trang là phải đẹp – Đúng! Nhưng có phải nhiều khi – chúng ta mải mê ngắm nhìn khuôn mặt của người mẫu mà quên mất đi hình dáng của trang phục hay chi tiết của nó không?
Hay giai đoạn mới này, chúng ta mua đồ vì gì nào? Vì chúng ta thích hay vì một KOls, một idol hay một Hot Facebook, Instagram hay nói đúng hơn là vì một “gương mặt đại diện thương hiệu”. Vì lòng yêu thương với họ (Hay với khuôn mặt xinh đẹp) mà người tiêu dùng nhiều lúc trở nên “dễ tính” mà quên mất đi những thứ mà nhà thiết kế đã gửi gắm lên đó. Tất nhiên, đối với người kinh doanh – việc này chẳng ảnh hưởng gì mà lại còn vui nữa. Nhưng đứng ở phương diện một người làm nghệ thuật (thời trang, âm nhạc hay nhảy) – nó chẳng là một sự đáng tự hào gì.
Cũng vì thế mà Kanye West lại đeo mặt nạ khi trình diễn. Có thể cũng vì cool, vì ngầu hay vì gã điên Kanye West muốn người ta nghe nhạc của Kanye West chứ không phải người đứng trên sàn diễn là Kanye West. Yeezus nổi tiếng và người ta tới show cũng chỉ vì gã, nhưng nếu người đứng trên không phải Kanye – liệu người ta có đến hay nghe thứ nhạc, lời hát mà Kanye muốn truyền tải.
Lại qua nhảy, hẳn mọi người đều biết tới nhóm nhảy nổi tiếng vô địch ABDC (American’s Best Dance Crew Season 01) với bộ nhận diện độc nhất là chiếc mặt nạ màu trắng. Một nhóm những người mê nhảy và muốn người xem chỉ xem những điệu nhảy của họ hơn là tập trung vào khuôn mặt – thế là chiếc mặt nạ trắng ra đời và trở thành Biểu tượng được hàng triệu người biết tới của Jabbawockeez. Các bạn cũng có thể nghe chia sẻ đó trong show ABDC mùa 1 khi giám khảo hỏi tại sao các thành viên lại đeo mask che mặt kín mít. Thế đấy, giữa 1 thế giới hàng ngàn nhóm nhảy – trải qua bao nhiêu năm, Jabbawockeez vẫn khiến người ta trầm trồ và nhớ về mình. Tài năng > khuôn mặt.
Quay trở lại thời trang,
“Khuôn mặt là biểu cảm của con người” và là nhân diện để xác định danh tính của bản thân. Mỗi người mỗi vẻ và chỉ cần một khuôn mặt khác có thể khiến cả trang phục họ mặc cũng khác theo một cách rõ rệt. Do đó, việc lựa chọn model cũng khá khó khăn để thực hiện đúng tiêu chí của collections. Dù trong một môi trường chuyên nghiệp thì cũng sẽ có lúc sự sai sót hay mệt mỏi sẽ được thể hiện ra. Và thế là câu chuyện lại quay trở về vấn đề ban đầu mà mình nói.
Một phương án vừa nghệ vừa đồng nhất đó chính là che khuôn mặt lại. Với diện tích mà khuôn mặt mang lại cùng với sự liên kết với phần cổ, đây sẽ là đất diễn của màu sắc, trang sức với sự đồng nhất tuyệt đối về tone màu của bộ sưu tập. (MMM làm rất tốt điều này). Sự khác biệt về màu da cũng được giải quyết một cách triệt để (Tùy art director hay fashion designer muốn hay không mà thôi).
Mùa dịch Covid bùng nổ cũng khiến xu hướng đeo mặt nạ trở nên phổ biến cả trong đời sống và thời trang. Có lẽ sự đồng nhất còn xa hơn thế và xin nhắc lại là mọi thứ đều có Pros and Cons (Mặt được và mặt hại).