[Tổng hợp] CÁC HỌC BỔNG PHD FULLY-FUNDED ĐANG MỞ
Vừa rồi có bạn Minh gửi cho page một số vị trí PhD cực xịn xò nên mình sẽ tổng hợp một số vị trí khác đang mở luôn nhé ;)
1. Fully-funded PhD positions tại University of Oxford, UK và University of Colorado, USA vào năm 2021-2022.
Trong đó, 3 suất dành cho University of Oxford, 3 suất dành cho University of Colorado. Các bạn có thể làm ở cả 2 nơi.
📌 Thông tin GS: Dr. Tam Vu (http://mnslab.org/tamvu/) leads a multidisciplinary research group in the Computer Science Department at the 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 𝐨𝐟 𝐎𝐱𝐟𝐨𝐫𝐝 and 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 𝐨𝐟 𝐂𝐨𝐥𝐨𝐫𝐚𝐝𝐨.
📌 Project topics:
(1) Embedded System Machine Learning, (2) Mobile Healthcare, (3) Brain-Computer Interface, (4) Mobile Sensing and Wireless Sensing Systems, (5) Medical Device and System, (6) Quantum Computing.
📌 YÊU CẦU:
+ Chuyên ngành Computer Science, Computer Engineering, Electrical Engineering, Mechanical Engineering, Robotics, Bioengineering.
+ Hands-on experience with coding, system design, and implementation.
+ Có kinh nghiệm nghiên cứu.
+ Well prepared for 3-5 years of concentrated work.
📌 CÁCH ALLPY:
CV should be submitted via email to Dr. Tam Vu ([email protected]) with the subject heading “𝐏𝐡𝐃 𝐎𝐱𝐟𝐨𝐫𝐝-𝐂𝐨𝐥𝐨𝐫𝐚𝐝𝐨 𝟐𝟎𝟐𝟐”. Positions will remain open until filled, but the preferred start date is 09/2021 or Early 2022.
2. Thông tin PhD tại IPVF (Viện quang điện của vùng Ile-de-France).
Đây là một trong cơ hội rất tốt cho anh em vật liệu, được làm việc với giáo sư của trường Ecole Polytechnique (trường xịn nhất nước Pháp). Giáo có hơn 707 bài báo, indice-h 58 indice-i10 301.
📌 Topic: Fabrication of III-V Materials by PECVD
- Starting date: 10/2021
- Education: Master 2/Engineer
📌 CHI TIẾT: https://www.ipvf.fr/emploi/ipvf-phd-thesis-fabrication-of-iii-v-materials-by-pecvd
📌 DEALINE: 30/9. Nhưng các bạn nên mail giáo sư cho chắc chắn ;)
3. Liên kết nghiên cứu tùy theo trình độ cá nhân, người lao động được trả lương theo nhóm lương E 13 TV-L)
Các vị trí được tài trợ bởi Quỹ Alexander-von-Humboldt
📌 Yêu cầu:
- Có bằng ĐH và tiến sĩ về sinh học hoặc các lĩnh vực liên quan, có chuyên môn về ít nhất một trong các lĩnh vực sau:
+ tạo ra các mô hình động vật di truyền;
+ hình ảnh in vivo và kính hiển vi tua nhanh thời gian;
+ genomics và bioinformatics
+ điện sinh lý in-vivo;
+ giải phẫu thần kinh và mô học.
- Nói và viết Tiếng Anh thành thạo.
- Ứng viên có động lực cao Quen thuộc với mô hình thí nghiệm, cá ngựa vằn, là một lợi thế.
Vui lòng gửi đơn đăng ký của bạn bao gồm CV, statement of motivationvaf tên của ít nhất 2 academic referees qua Cổng thông tin TU Dresden SecureMail https://securemail.tu-dresden.de bằng cách gửi nó dưới dạng một tài liệu PDF duy nhất tới [email protected] hoặc qua thư đến: TU Dresden, CRTD, GSur für Neuronale Entwicklung und Regeneration, Frau GS Catherina Becker, Fetscherstraße 105, 01307 Dresden. Vui lòng chỉ gửi bản sao vì đơn đăng ký của bạn sẽ không được trả lại cho bạn. Các chi phí phát sinh khi tham dự phỏng vấn không được hoàn trả.
📌 Chi tiết: https://securemail.tu-dresden.de/web.app
📌 DEADLINE: 13/08/2021
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過29萬的網紅IELTS Fighter,也在其Youtube影片中提到,Bài học IELTS Writing Task 2: Dạng bài Advantages - Disadvantages sẽ giới thiệu cho các bạn cách chọn lọc thông tin và viết bài đạt điểm cao! ? Down...
「thesis statement」的推薦目錄:
- 關於thesis statement 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於thesis statement 在 Ha Phong IELTS - Thầy Hà & Phong Facebook 的最佳解答
- 關於thesis statement 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於thesis statement 在 IELTS Fighter Youtube 的最讚貼文
- 關於thesis statement 在 阿滴英文 Youtube 的最佳貼文
- 關於thesis statement 在 ZeemUzma Youtube 的最佳貼文
- 關於thesis statement 在 8.1 Developing a Strong, Clear Thesis Statement 的評價
thesis statement 在 Ha Phong IELTS - Thầy Hà & Phong Facebook 的最佳解答
✏️CÁCH VIẾT CÁC DẠNG BÀI IELTS WRITING TASK 2💯
Dưới đây là những hướng dẫn chung nhất để các em có thể hiểu hơn về cấu trúc bài IELTS Writing task 2. Nếu được ủng hộ nhiều like&share, thầy sẽ viết thêm hướng dẫn riêng về từng dạng bài nhé😉
I. Cấu trúc chung của 1 bài task 2:
1. Introduction:
- General statement
- Thesis statement
2. Body paragraphs: Gồm 2 body paragraphs
- Cấu trúc của 1 paragraph:
+ C: Claim
+ R: Reasoning
+ E: Example
+ T: Tieback
- Chức năng:
+ Claim: Đưa ra luận điểm, nhận định của bản thân về câu hỏi trong đề bài
+ Reasoning: Đưa ra những giải thích và chứng minh cho Claim được đưa ra
+ Example: Đưa ra một ví dụ cụ thể (có thể là số liệu, bài báo hoặc trải nghiệm cá nhân) để giúp người đọc hiểu hơn về những lý giải trước đó và làm cho bài viết thuyết phục hơn.
+ Tieback: Tóm gọn lại nội dung của cả đoạn hoặc đưa ra nhận xét về chủ đề được bàn trong đoạn
3. Closing
- Summary
- Suggestion
II. Các dạng đề IELTS và hướng làm bài:
Trong IELTS có 5 dạng bài chính:
1. Opinion essay
Câu hỏi sẽ thường được cho dưới dạng Agree or Disagree
Có 3 hướng để trả lời
Agree: Đưa ra những lý do tại sao bạn đồng tình với ý kiến được đưa ra trong câu hỏi và giải thích.
Disagree: Đưa ra những lý do bạn không đồng tình với ý kiến được đưa ra trong câu hỏi và giải thích
Partly agree: Đưa ra những lý do chứng minh cho cả hai chiều của vấn đề và giải thích
2. Discussion essay
Câu hỏi sẽ thường được đưa ra dưới dạng “Discuss both views and give your own opinion.” hoặc “Which statement so you agree more?”
Bạn cần phải giải thích và chứng minh cho cả hai statements được đưa ra (giống với cách làm của phần partly agree được nêu trên). Tuy nhiên đến cuối bài, cần nêu rõ quan điểm cá nhân rằng bạn đồng ý với ý kiến nào hơn.
Bạn nên viết về ý kiến bạn nghiêng về ở body paragraph 2.
3. Causes and Effects/ Causes and Solutions/ Problems and Solutions essay
Ở dạng đề này, thường ở câu hỏi sẽ đưa ra một hiện tượng. Trách nhiệm của người viết cần phải đưa ra:
Nhân tố gây ra hiện tượng này và cơ chế gây ra (Causes)
Ảnh hưởng của hiện tượng (Có thể là xấu hoặc tốt) hoặc những vấn đề mà hiện tượng này gây ra (Problems)
Những giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng và vấn đề xấu (Solutions)
4. Advantage and Disadvantage essay
Tương tự, ở dạng đề này, người viết cần bàn về cả lợi ích và tác hại của một hiện tượng bất kỳ và đưa ra quan điểm cá nhân liệu những cái tác hại có vượt qua lợi ích hay không và ngược lại.
5. Two-part question essay
Ở dạng đề này thường có hai câu hỏi và người viết cần đưa ra những lý do để trả lời cả hai câu hỏi này.
III. Cách động não để tìm ý tưởng
- Các đề bài thường được chia làm hai phần, phần câu dẫn và phần câu hỏi.
- Ở phần câu dẫn, các hiện tượng và vấn đề cần bàn sẽ được đưa ra, người viết cần chú ý đến những cụm từ khoá để xác định được vấn đề cần bàn luận
- Ở phần câu hỏi, người viết sẽ biết được đây là dạng bài gì để có thể đưa ra những lý do chính xác để làm bài và tránh bị lạc đề.
- Sau khi biết được vấn đề cần phải bàn ở đây là gì thì người viết nên suy nghĩ đến những gì mình đã được biết về chủ đề này cũng như nhìn vào bối cảnh của xã hội khi vấn đề này xuất hiện để có thể biết được sức ảnh hưởng của vấn đề. Từ đó, người viết sẽ suy nghĩ để hình thành những mắt xích logic, chứng minh cho những ý kiến đã được nghĩ ra.
thesis statement 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
#HannahEdSuccessfulStory ĐẠT HỌC BỔNG MỸ KHI CHƯA TỐT NGHIỆP?
Bài hơi dài nhưng đọc hoài không chán, cả nhà share, lưu lại liền nhé.
Xin chào mọi người, mình là Nguyệt Anh. Mình hiện đang là sinh viên năm cuối học Microbiology tại University of Sheffield (UK). Vừa rồi thì mình có nhận được offer làm PhD ở Pennsylvania State University. Mình đã từng học lớp apply học bổng của chị Hoa Dinh và mình biết có nhiều bạn rất quan tâm đến apply học bổng ở Mỹ. Hôm nay mình xin phép chia sẻ một vài trải nghiệm riêng của bản thân trong quá trình apply PhD, đặc biệt là cách mình viết SOP để cải thiện được điểm yếu là không có publication và không có nhiều hoạt động ngoại khóa. Mong là bài viết sẽ giúp đỡ các bạn 😃
1. Background:
- Về GPA: Tại thời điểm nộp hồ sơ thì mình chỉ có điểm năm nhất và năm hai (và trong đó điểm năm nhất không tính vào degree). Thời điểm mình nộp hồ sơ thì điểm của mình là first class, tương đương 4.0 ở Mỹ.
- Về chứng chỉ tiếng Anh và các bài thi chuẩn hóa: Mình được miễn nộp chứng chỉ tiếng Anh vì sẽ tốt nghiệp đại học ở UK. Những program mà mình apply đều không yêu cầu điểm GRE.
- Về kinh nghiệm nghiên cứu: Tại thời điểm nộp hồ sơ mình không có publication nào cả. Về kinh nghiệm nghiên cứu ngoài giờ học thực hành trên lớp, mình đã có cơ hội làm trong phòng lab ở Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Trong quá trình này mình có tham gia vào một dự án của một nghiên cứu sinh ở đại học KU Leuven (Bỉ) được thực hiện tại Việt Nam.
Về hoạt động ngoại khóa: Mình có là committee member ở hội sinh viên Việt Nam, có làm tình nguyện ở charity shop và một dự án dạy STEM cho học sinh cấp 1.
2. Quá trình apply PhD ở Mỹ
- Bước đầu tiên là xác định kỹ mình có muốn làm PhD không. Làm PhD là một quá trình dài mà cần phải có niềm yêu thích thì mới gắn bó và hoàn thành được. Theo mình thì trước khi apply bạn nên nhìn lại bản thân và nghe kinh nghiệm làm PhD của những anh/chị cùng ngành (hoặc cả khác ngành) đi trước, sau đó tự hỏi bản thân xem đó có phải những gì bạn muốn làm trong vòng 3-6 năm tới không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghĩ về chủ đề mà mình muốn học lên cao hơn, tại sao lại muốn học ngành đó, việc học cao lên có giúp đỡ gì cho công việc mà bạn muốn làm cho tương lai không chẳng hạn. Khi nghĩ về những điều này, bạn nên note lại bởi vì nó sẽ có ích cho việc viết statement of purpose hay research proposal sau này.
- Bước tiếp theo là chọn trường (có thể là cả chọn thầy): Khác với khi học đại học thì chọn trường là yếu tố quan trọng nhất, với làm PhD thì việc chọn người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu là quan trọng hơn cả. Thông thường các trường thứ hạng cao ở Mỹ thường có deadline nộp học bổng là đầu hoặc giữa tháng 12, nên mình nghĩ các bạn nếu có ý định làm PhD thì nên chọn trường và tìm người hướng dẫn từ sớm. Về bản thân thì mình quyết định apply đi Mỹ khá là gấp nên không có quá nhiều thời gian để chọn lựa. Tuy nhiên, đợt đó mình đang viết Literature Review nên phải đọc rất nhiều các bài báo liên quan đến chuyên ngành của mình, và khi đọc những bài báo ở những tạp chí khoa học lớn và uy tín thì mình sẽ tìm trường đại học nơi Principle Investigators (thường được để tên cuối trong danh sách tác giả) đang làm rồi sau đó tìm graduate program và các potential supervisor ở trường đó. Một lợi ích khi apply PhD ở Mỹ là đa số các chương trình sẽ cho phép bạn làm ở các lab khác nhau (thông thường là 3 hoặc có thể hơn) trước khi bạn quyết định chọn thầy hướng dẫn, thế nên có thể các bạn không cần phải email trao đổi với giáo sư trước. Tuy nhiên, mình nghĩ là trong một vài trường hợp thì liên hệ với giáo sư bày tỏ nguyện vọng trước cũng có lợi (chú ý là không nên viết hời hợt và chung chung rồi gửi hàng loạt).
- Khi đã chốt được trường thì bạn sẽ đến bước chuẩn bị hồ sơ: Các loại giấy tờ cơ bản như chứng chỉ tiếng Anh hay các bài thi chuẩn hóa thì các bạn nên lên web trường và tìm xem phải cần có những gì để chuẩn bị cho đủ. Các bạn có thể làm một file excel để tóm tắt lại các trường và giấy tờ cần thiết cho mỗi trường để tránh nhầm lẫn.
- Về statement of purpose (SOP) của mình để các bạn tham khảo nếu có ý định nộp PhD ngành Microbiology (hoặc liên quan đến Biology) ở Mỹ: Bởi vì mình nộp nhiều hơn một trường, việc viết dàn ý trước tiên là một điều rất quan trọng. Mình liệt kê và viết ý chính cho những câu hỏi cần phải có trong một bài luận xin học bổng như: Tại sao lại học ngành này? Tại sao lại muốn làm PhD và dự định sau khi làm PhD? Tại sao lại chọn trường này (có thể nhắc đến những người hướng dẫn mình muốn làm cùng ở đây)? Kinh nghiệm nghiên cứu và tại sao mình nghĩ mình phù hợp để làm PhD? Các hoạt động ngoại khóa khác. Với mỗi câu hỏi mình sẽ viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, khi mình apply thì tùy vào yêu cầu của trường mà mình sẽ lắp ráp các đoạn và chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất. Với mỗi SOP, mình dành nhiều thời gian vào việc đọc về trường và các nghiên cứu đang được tiến hành để chỉnh SOP sao cho ban tuyển sinh cảm thấy mình rất phù hợp với trường thay vì cố “gồng” tỏ ra bản thân giỏi hay đặc biệt. Mình có phân tích một vài điểm trong SOP của mình mà mình nghĩ là sẽ giúp ích các bạn một phần nào khi viết SOP:
(i) Tại sao lại học ngành này và Tại sao lại muốn làm PhD: Một điều mình rất có ích mà mình học được ở lớp chị Hoa Dinh là cách trả lời cho câu hỏi này. Mình từng viết những điều rất chung chung và có phần “sáo rỗng” cho câu hỏi này khi mình apply học bổng đại học, và đương nhiên chắc vì thế mà mình trượt! Tùy vào ngành học, nhưng các bạn có thể bắt đầu với việc liên hệ những gì các bạn đang học (và muốn học) với những hiện trạng ở Việt Nam chẳng hạn. Ví dụ như mình học về Microbiology và mình quan tâm về vấn đề kháng kháng sinh. Đây là một vấn đề lớn đe dọa đến nền y tế của thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Việt Nam. Mình có nhắc đến thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi ở Việt Nam và những trải nghiệm và quan sát của bản thân, và việc mình đã từng không hiểu gì về tình trạng này cho đến khi mình đi học đại học. Mình suy nghĩ về câu hỏi này từ rất lâu và mỗi lần mình nghĩ được cái gì hay mình sẽ take note vào điện thoại, điều này giúp mình đến lúc cần viết SOP rồi thì sẽ có rất nhiều ý tưởng và nhiều bản nháp.
(ii) Kinh nghiệm nghiên cứu là một phần rất quan trọng và nên có khi bạn apply bất kì một graduate program nào. Như hôm trước mình có phỏng vấn ở Penn State, thầy ở trường có chia sẻ với mình là việc các trường yêu cầu kinh nghiệm nghiên cứu không phải là để đòi hỏi sinh viên ấy phải thông minh xuất sắc hay sử dụng các loại máy móc thành thạo gì cả. Yêu cầu này là để chắc chắn rằng sinh viên ấy đã hiểu được những khó khăn thử thách với người làm nghiên cứu, và sẵn sàng cho những điều đó. Vậy nên dù bạn chỉ có kinh nghiệm làm nghiên cứu ở trường (ví dụ như làm khóa luận tốt nghiệp), hãy cố gắng diễn giải trong SOP rằng bạn có hiểu rằng làm nghiên cứu không phải một con đường bằng phẳng. Ví dụ như, nếu bạn học đại học ở VN thì thông thường điều kiện nghiên cứu không được đầy đủ như ở nước ngoài, bạn có thể nhắc đến điều đó ở trong SOP và cách bạn làm thế nào để vượt qua những sự thiếu thốn đó. Ví dụ như bạn đã nghĩ ra cách gì để tối ưu hóa thí nghiệm, bạn đã xem rất nhiều tutorial trên mạng để đến lúc thực hành bạn có thể học thao tác với dụng cụ nhanh hơn chẳng hạn… Còn nếu bạn có kinh nghiệm nghiên cứu ngoài trường học thì sẽ dễ viết hơn. Như mình thì mình sẽ nói sơ lược về project mình tham gia (mục đích và nội dung của dự án là gì), công việc của mình và những điều mình đã học được từ dự án này. Điều quan trọng là mỗi khi đưa ra một luận điểm nào bạn nên đi kèm dẫn chứng để thuyết phục hơn. Ví dụ như khi viết mình được áp dụng những gì mình học vào trong kì thực tập này, mình có kể câu chuyện về việc viết lab notebook chi tiết đã giúp mình như thế nào khi phải xử lý rất nhiều mẫu. Đây cũng là phần bạn nên kể những câu chuyện đằng sau những chiếc gạch đầu dòng về kĩ năng của bản thân.
(iii) Các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa của mình không có gì nổi bật cả, nhưng quan trọng là mình làm nổi bật được cá tính của bản thân qua những hoạt động này. Ví dụ như việc tham gia hội sinh viên ở nơi mình học, mình có kể về những trải nghiệm và cảm xúc của bản thân khi được đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng du học sinh ở đây. Bên cạnh đó, mình cũng tham gia hoạt động của nhóm Women in STEM ở trường để dạy các môn STEM cho học sinh cấp 1, và mình có kể lí do mình tham gia hoạt động này là vì mình muốn ủng hộ sự có mặt của phụ nữ ở trong các ngành STEM – những ngành từng được cho là không dành cho phụ nữ. Again, mỗi khi bạn viết về điều gì, không nên chỉ viết về cảm xúc xuông mà nên đi kèm những câu chuyện thì nó sẽ thuyết phục người đọc hơn. Đây cũng là phần các bạn thể hiện cá tính của bản thân bên cạnh chuyện học hành và tạo nên điểm khác biệt giữa bạn và các ứng viên khác. Về phần này, mình có làm nổi bật việc mình quan tâm và ủng hộ diversity và inclusion trong học thuật, và đây là một yếu tố mà rất nhiều trường ở Mỹ mình thấy có quan tâm, nên mình nghĩ có lẽ đây cũng là một điểm mạnh trong hồ sơ của mình.
Sau khi đã lên được dàn ý hoặc đã viết xong bản nháp cho SOP, bước không thể thiếu là nhờ người khác đọc và review. Sau khi tự viết và sửa xong SOP, mình cảm thấy khá tự tin và cảm giác nó đầy đủ tất cả những gì mình nói lắm rồi. Mình chắc đây là cảm giác không phải của riêng mình, nhưng mà khi gửi SOP cho bạn bè, thầy cô và người quen, mình nhận được feedback về những vấn đề ở trong SOP của mình mà mình chẳng nghĩ tới. Tuy nhiên, việc chọn người review SOP cũng cần phải hợp lí sao cho bạn nhận được nhiều feedback mang tính xây dựng tích cực nhất (và bạn không phải cảm thấy tệ nếu có ai đưa ra lời nhận xét tiêu cực bởi vì chuyện này là rất bình thường, kể cả với những người viết chuyên nghiệp).
Cuối cùng, mình có may mắn được gọi phỏng vấn ở 2 trong 4 trường mình nộp, là Penn State và Tulane University và được nhận conditional offer cho khóa MRes của Imperial College London. Về quy trình phỏng vấn thì cả 2 trường đều khá là giống nhau, đó là mình sẽ được phỏng vấn bởi 3 thầy/cô hướng dẫn (mình có thể được chọn mình muốn được phỏng vấn bởi ai). Buổi phỏng vấn khá là informal và hầu hết thời gian là mình sẽ được nghe thầy/cô chia sẻ về những nghiên cứu của họ. Bên cạnh đó, mình cũng được hỏi những câu hỏi khá là giống những gì đã viết trong SOP như tại sao mình lại muốn làm PhD, tại sao mình chọn học ở trường này, kinh nghiệm nghiên cứu (đề tài nghiên cứu, các kĩ năng mình có được, phần này thường hỏi rất kỹ), dự định về công việc sau khi làm PhD. Một điều quan trọng là các bạn sẽ luôn được hỏi là các bạn có câu hỏi gì nữa không lúc cuối cùng. Và cũng như khi phỏng vấn xin việc, bạn nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bạn nên hỏi như timeline (các bước prep work, research và viết thesis kéo dài bao lâu), các thông tin về lab (lab có bao nhiêu người, ai là người hướng dẫn chính, mình được gặp người hướng dẫn có thường xuyên không, mọi người trong lab làm các project giống hay khác nhau), funding (funding kéo dài bao lâu và có những yêu cầu gì), work-life balance, cơ hội sau khi tốt nghiệp, … Kể cả bạn có biết thì cũng nên hỏi 2 – 3 câu để người phỏng vấn thấy bạn đã chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn này.
Đây là những kinh nghiệm mình rút ra được sau khi mình học lớp apply học bổng của chị Hoa và sau khi thất bại một vài học bổng. Cảm ơn các bạn đã đọc hết chia sẻ rất dài này của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường apply học bổng ❤
☘️✈️Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng cần hướng dẫn, mentor, xin việc thực tốt đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, essay, tập phỏng vấn nhé:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Lịch học mới nhất của các lớp: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
#HannahEd #HannahEdScholarshipClass #scholarshipforVietamesestudents #sanhocbong #duhoc
thesis statement 在 IELTS Fighter Youtube 的最讚貼文
Bài học IELTS Writing Task 2: Dạng bài Advantages - Disadvantages
sẽ giới thiệu cho các bạn cách chọn lọc thông tin và viết bài đạt điểm cao!
? Download tài liệu bài học: http://bit.ly/2LvSngs
? Khóa học IELTS online Free: http://bit.ly/2KGmdP5
? Lộ trình tự học 0 lên 5.0: http://bit.ly/2lpOiQn
? Lộ trình từ học 5.0 lên 6.5: http://bit.ly/2yHScxJ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
NỘI DUNG BÀI HỌC CÁCH VIẾT DẠNG BÀI ADVANTAGES - DISADVANTAGES:
1. Các kiểu câu hỏi thường gặp
- KIỂU 1: Discuss the advantages and disadvantages
Kiểu câu hỏi này yêu cầu người viết thảo luận về mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề. Chúng ta không phải đưa ra ý kiến của bản thân hay phải nêu rõ mặt nào tốt hay không tốt.
Đối với kiểu câu hỏi này, người viết chỉ cần chia hai đoạn thân bài, lần lượt phân tích mặt tích cực và tiêu cực là xong.
- KIỂU 2: Do the advantages of .... the disadvantages?
Kiểu câu hỏi này đòi hỏi chúng ta trả lời mặt tích cực có nhiều hơn mặt tiêu cực hay không.Ở đây ta không nói về so sánh số lượng mà chúng ta sẽ so sánh dựa trên ảnh hưởng, tác động chung của vấn đề.
- KIỂU 3: Discuss the advantages and disadvantages and give your own opinion
Đối với kiểu bài này, chúng ta sẽ phải thảo luận và nêu ý kiến của mình trong bài viết. Bài viết sẽ bao gồm các đoạn văn thể hiện mặt tích cực, tiêu cực và câu Thesis Statement cũng cần được làm nổi bật.
Hãy xem bài giảng và cùng học cách viết bài đạt điểm cao nhé!
Nguồn bài mẫu tư liệu từ ieltsadvantage.com, ielts-simon.com.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Subscribe IELTS Fighter nhận thông báo video mới nhất để không bỏ lỡ các video bài học thú vị, ngay tại link này nhé:
https://www.youtube.com/IELTSFighter
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các khóa học theo lộ trình tại đây nhé:
? KHÓA HỌC IELTS MỤC TIÊU 5.0-5.5: http://bit.ly/2LSuWm6
? KHÓA HỌC BỨT PHÁ MỤC TIÊU 6.0-6.5: http://bit.ly/2YwRxuG
? KHÓA HỌC TRỌN GÓI 7.0 IELTS CAM KẾT ĐẦU RA: http://bit.ly/331M26x
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
IELTS Fighter - The leading IELTS Training Center in Vietnam
Branch 1: 254 Hoang Van Thai, Thanh Xuan, HN; Tel: 0462 956 422
Branch 2: 44 Tran Quoc Hoan, Cau Giay, HN; Tel: 0466 862 804
Branch 3: 410 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội; Tel: 0466 868 815
Branch 4: 350, 3/2 Street, 10 District, HCM; Tel: 0866 57 57 29
Branch 5: 94 Cộng Hòa, Tân Bình, HCM; Tel: 02866538585
Branch 6: 85 Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, HCM; Tel: 028 6660 4006
Branch 7: 233 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng; Tel: 0236 357 2009
Branch 8: L39.6 khu dân cư Cityland - Phan Văn Trị - Q.Gò Vấp - TPHCM. SĐT: 028 22295577
Branch 9: 376 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội. SĐT: 02466619628
Branch 10: 18 LK6C Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội. SĐT 02466619625
Branch 11: A11 Bà Hom, Phường 13, Quận 6, HCM. SĐT: 028 2244 2323
Branch 12: 254 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng. SĐT: 0236 629 57 57
Branch 13: 44 Nguyễn Hoàng, (gần bx Mỹ Đình), HN. SĐT 02466593161
Cơ sở 14: 66B Hoàng Diệu 2 Thủ Đức. SĐT: 02822 423 344
Cơ sở 15: 48 Trung Hòa, Cầu Giấy - HN - SĐT: 02462910811
Cơ sở 16: 44H1 (343) Nguyễn Ánh Thủ, Quận 12 - HCM . SĐT: 02 822 406 633
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
?Website: http://ielts-fighter.com/
?Fanpage:https://www.facebook.com/ielts.fighter
?Group:https://www.facebook.com/groups/ielts...
?Holine: 0963 891 756
#IELTSONLINE #IELTSwritingtask2 #writingtask2
thesis statement 在 阿滴英文 Youtube 的最佳貼文
終於要來教你寫英文作文啦!先記好這三大原則,然後不斷練習再練習,就會magic慢慢進步~
訂閱我們的頻道 ▶ http://bit.ly/rde-subscribe
雜誌限量發行中 ▶ http://pressplay.cc/rayduenglish
[影片重點提示]
- Introduction, Body, Conclusion 作文結構
- Thesis statement 主旨
- Topic sentence 主題句
- Paraphrasing 換句話說
英文學習技巧節目播放清單:https://goo.gl/cjjsjL
每週一四晚上9點、六晚上6點更新,請記得開啟YouTube🔔通知
上一部影片 https://youtu.be/mokmurakAhg
下一部影片 https://youtu.be/eM7Co65AEUQ
阿滴英文的人氣影片:
■ 最有效背英文單字方法 https://youtu.be/gkVpNq4-wqs
■ 三個訣竅講出流利英文 https://youtu.be/6JeTQb3YKYY
■ 這群人超瞎翻唱翻譯解析 https://youtu.be/uT4V2fbWFC4
■ 英雄聯盟打LoL必懂單 https://youtu.be/VG_njlfMXhk
■ 挑戰15分鐘完成學測考題 https://youtu.be/l95ey_v5XTg
■ 50個關於滴妹的事 https://youtu.be/GdgNYMD0pNQ
■ 阿滴滴妹參賽世大運 https://youtu.be/JHDF-SFvLFQ
其他連結:
http://facebook.com/rayduenglish
http://instagram.com/rayduenglish
http://weibo.com/rdenglish
合作邀約:rayduenglish@gmail.com
thesis statement 在 ZeemUzma Youtube 的最佳貼文
มีน้องถามมาหลายคนมากๆเรื่องของการเขียนเรียงความภาษาอังกฤษหรือ essay วันนี้มีโอกาสได้ทำวิดิโออธิบายแล้วนะคะ หวังว่าจะเป็นประโยชน์น้าาาา ถ้าชอบก็ช่วยแชร์ต่อให้เพื่อนๆคนอื่นๆได้ด้วยค่า ขอบคุณค่ะ
อัดเองอะไรเองคนเดียว ออฟโฟกัสไปนิดนึง ขอโทษด้วยค่าาาา T____________T
1. รุ้ว่า prompt หรือ essay topic ของเราคืออะไร อาจารย์ต้องการให้ครอบคลุมเรื่องอะไรบ้าง ต้องตอบคำถามอะไรบ้าง
2. ต้องเขียนแนวไหน
3. รู้ paper budget หรือ word limit ต้องเขียนกี่หน้า กี่คำ ไม่อย่างนั้นจะวางแผนไม่ได้ค่ั
4. brainstorm คิดว่าจะเขียนครอบคลุมถึงเรื่องไหนบ้าง
5. สร้าง thesis statement ของเอสเส วางแผนการเขียน ทำ outline ให้สอดคล้องกับ thesis และความยาวของเอสเส
6. ลงมือเขียนเลยยยยยยย!!! First draft
7. แต่ละย่อหน้าต้องมี topic sentenceชัดเจน มี supporting details
8. ห้ามเขียนแบบสั้นๆ ให้สะกดทุกอย่าง เช่น doesn’t → does not, won’t → will not
9. ส่วนใหญ่แล้วจะเขียนแบบ double space
10. ระวังห้มก็อปคำพูดหรืแแนวความคิดมาจากที่อื่น ถ้าต้องการใช้คำพูดิ ต้องใส่เครื่งอหมายคำพูด และ ้งอิงที่มาอย่างชัดเจน
11. การเขียนแบบอเมริกันต้องัดเจนตั้งแต่แรกค่ะ คืออ่านย่อหน้าแกรู้เลยว่าคนเขียนต้องการพูดเรื่องอะไร มีข้อมนับสนุนอะไรบ้าง
12. พอเขียน First draft เสร็จแล้วควรจะมีการอ่านทวนเพื่อหาจุดบกพร่องและตรวจแกรมม่าค่ะ โดยจะทำเองหรือให้เพื่อนทำให้ก็ได้
13. หัวใจของการเขียน academic essay คือต้องชัดเจน well organized และจำเป็นต้องมีการ proof read และ edit ก่อนส่งค่ะ
by Zeem
Facebook : Dek Thai Klai Baan เด็กไทยไกลบ้าน
Blog : http://dekthaiklaibaan.blogspot.com/
YouTube : https://www.youtube.com/user/dekthaiklaibaan
Email: dekthaiklaibaan@gmail.com
Line: dekthaiklaibaan
Instagram: dekthaiklaibaan
Credit: Music from iMovie
Tags:
dekthaiklaibaan,เด็กไทยไกลบ้าน,เก่งภาษาอังกฤษ,ประสบการณ์นักเรียนแลกเปลี่ยน, เอเอฟเอส, AFS, How I Study, study tips, อยู่ไทยก็เก่งได้, ประสบการณ์แลกเปลี่ยน, เคล็ดลับการเรียน, เก่งอังกฤษ
thesis statement 在 8.1 Developing a Strong, Clear Thesis Statement 的推薦與評價
Just like a topic sentence summarizes a single paragraph, the thesis statement summarizes an entire essay. It tells the reader the point you want to make in ... ... <看更多>