“KẾT TẬP CÁC BÀI PHẬT NÀO.
(Trân trọng kính mời quý độc giả hoan hỷ xem bài viết PHẬT NÀO để hiểu sự thật mà suốt mười mấy thế kỷ qua đã được che đậy giấu kín, Ngày nay đã đến lúc sự thật phải phơi bày, kính mong quý vị hãy nghĩ về tương lai Phật Giáo mà can đảm mạnh dạn tìm lại Chánh Pháp, học lại giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).
PHẬT NÀO (phần 1)
HỎI: Xin cho hỏi là Phật A Di Đà sinh ra ở nước nào, sinh năm nào, mất năm nào, thuyết giảng những kinh gì, có liên quan đến Phật Thích Ca không?
ĐÁP: Phật A Di Đà không có thật trong lịch sử, được nói đến từ hai quyển kinh mỏng là kinh A Di Đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Hai bản kinh này được hai tác giả vô danh viết ra vào khoảng 1000 năm sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn. Tuy nhiên người viết đã dàn dựng nội dung là Phật Thích Ca đã giới thiệu về Phật A Di Đà, khiến cho những người có lòng tin vào Phật Thích Ca bắt đầu chuyển sang tin Phật A Di Đà.
Sau này những nhà nghiên cứu khoa học đã phân tích lời văn, đối chiếu với các bộ kinh, so sánh hoàn cảnh, và khẳng định chưa bao giờ Phật Thích Ca nói nửa lời về Phật A Di Đà lúc còn tại thế.
HỎI: Thế tại sao bây giờ đi chùa nào cũng nghe niệm A Di Đà Phật chứ ít nghe niệm Thích Ca Mâu Ni Phật? Nếu Phật A Di Đà không có thật thì tại sao nhiều người tin như vậy?
ĐÁP: Truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là hư cấu mà được đọc đi kể lại, dựng thành phim, mãi rồi có cả tín ngưỡng thờ Tề Thiên Đại Thánh luôn. Quan Vân Trường chỉ là một viên tướng võ biền, bị chém chết, mà được thờ như thánh suốt mấy nghìn năm vì những lời đồn đại hiển linh sao đó. Rất nhiều tín ngưỡng do truyền miệng mãi rồi trở thành có thật luôn. Kinh về Phật A Di Đà lại khôn khéo mượn uy tín của Phật Thích Ca nên được truyền bá, rồi thay thế Phật tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni luôn.
HỎI: Thôi thì dù không có thật nhưng mình cứ tin tưởng lễ bái tụng niệm thì cũng tốt chứ sao ạ?
ĐÁP: Ban đầu thì có vẻ tốt, vì nội dung đơn giản, không cần động não tư duy sâu xa, khỏi học nhiều kiến thức, khỏi công phu tinh tế phức tạp, nên được rất nhiều người hưởng ứng. Nhưng vì đơn giản quá, đến khi loài người bước vào giai đoạn phát triển cao, tư duy cao cấp lên, thì niềm tin và lối tu Phật A Di Đà liền bộc lộ nhược điểm, không thu hút người trí thức nữa, không đủ sức ép tăng ni tu sĩ tinh tấn tu hành mẫu mực siêu thoát nữa, nên làm cho các chùa vắng dần, Phật giáo suy yếu nhanh chóng.
HỎI: Thế thì bây giờ phải làm sao để Phật giáo phát triển hưng thịnh lại?
ĐÁP: Đạo Phật đúng của Phật Thích Ca thì rất khó, rất có hệ thống bài bản, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến tinh vi phức tạp, nhưng đủ sức để thuyết phục giáo hóa những chúng sinh có trình độ văn hóa cao. Nhưng muốn vậy thì chính những tu sĩ phải am tường giáo lý, thực hành nghiêm túc, tự mình trở nên thánh thiện, thì sẽ là tấm gương sáng cho mọi người tìm về tu hành theo. Chùa sẽ đông vui, Phật giáo sẽ hưng long bền vững.
XIN CÁM ƠN.
ST
------------‐-------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 2)
HỎI: Tôi nghe nói có nhiều người tu niệm Phật rồi cuối đời biết trước giờ chết, ra đi an lành tự tại. Như thế rõ ràng việc niệm Phật A Di Đà cũng có kết quả tốt mà.
ĐÁP: Nghe nói, chỉ có nghe nói, nghĩa là không chứng kiến tận mắt cuộc đời tu hành của vị đó, không hiểu sâu trong nội tâm của vị đó, không biết công hạnh vị đó gồm những gì. Rất nhiều người tu đạo Nho cũng biết trước ngày chết. Một số người già ăn hiền ở lành cũng biết trước ngày chết dù chẳng hề biết niệm Phật gì. Còn điều này nữa, ta CÓ NGHE bao nhiêu người vất vả niệm Phật mà chết rất khổ sở không? Con số này cũng không hề nhỏ. Vậy thì chìa khóa của cái chết tự tại lại nằm ở chỗ khác rồi.
HỎI: Tịnh độ tông là truyền thống lâu đời của một bộ phận rất lớn trong đạo Phật, không ai dễ gì từ bỏ niệm Phật để đổi qua thiền đâu.
ĐÁP: Có ai kêu ai đổi qua tu thiền đâu. Còn nói là truyền thống lâu đời thì đạo Phật do chính đức Phật truyền dạy mới là truyền thống lâu đời nhất. Mọi pháp môn phát sinh sau này, dù cách đây nghìn năm, vẫn là không phải truyền thống lâu đời nhất đâu. Còn việc tu thiền là rất khó, chỉ những ai đã hiểu thấu đáo, quyết tâm rất cao, mới có thể bước vào công phu tu thiền được. Tu thiền thì không ai dụ ai được.
HỎI: Rất nhiều tu sĩ có bằng cấp cao vẫn tu niệm Phật A Di Đà mà, nghĩa là hệ tư tưởng Phật A Di Đà vẫn được người trí thức chấp nhận mà.
ĐÁP: Nếu ai có học lịch sử Phật giáo đàng hoàng thì đều biết rõ kinh điển về Phật A Di Đà chỉ xuất hiện sau Phật Thích Ca nhập niết bàn 1000 năm. Nếu ai không biết rõ điều đó thì có nghĩa là không ăn học đàng hoàng. Còn bằng cấp thì xin không có ý kiến, vì không biết học ngành gì, không biết học thật hay học giả, bằng thật hay bằng mua. Riêng bằng cấp trong Phật giáo thì còn cần phải có giới hạnh đạo đức đi kèm nữa mới bảo đảm giá trị của Đạo Phật.
HỎI: Các chùa tu Tịnh độ tông dành nhiều thời gian để tụng kinh, và tụng rất hay. Đó cũng là cách dẫn dụ người vào đạo chứ.
ĐÁP: Đánh giá việc tụng kinh hay, hoặc dẫn dụ người vào đạo hiệu quả hay không, là hãy nhìn số người đến chùa đông dần hay vắng dần. Nếu số người đến chùa càng ngày càng đông thì có nghĩa là cách tụng kinh đó hay và hiệu quả. Nếu số người đến chùa càng ngày càng vắng thì có nghĩa là cách tụng kinh đó, điệu tụng kinh đó, bài kinh tụng đó, hết hiệu quả rồi. Ngoài ra còn một cách đánh giá hiệu quả bài kinh tụng dựa theo khả năng nghiêm trì giới luật đạo đức nữa. Nếu càng tụng mà càng nghiêm trì được giới luật thì kinh đó có hiệu quả. Còn ngược lại, càng tụng mà mất dần khả năng nghiêm trì giới luật thì kinh đó phải coi lại...
CÁM ƠN
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 3)
HỎI: Sẽ có nhiều người sốc nặng khi nghe nói rằng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu. Một số người sau khi sốc sẽ đi tìm sự thật là gì, có đúng thế không. Một số người sau khi sốc sẽ hoang mang không biết tin ai. Một số người sau khi sốc sẽ tức giận khăng khăng bảo vệ niềm tin Phật A Di Đà bất chấp sự thật lịch sử.
ĐÁP: Có sốc gì rồi cũng phải chấp nhận sự thật, vì đạo Phật là đạo của trí tuệ và của sự thật. Trước sau gì tất cả mọi điều hư cấu trong các tôn giáo sẽ bị phơi bày. Không riêng gì đạo Phật, những tôn giáo khác rồi cũng bị các nhà nghiên cứu khoa học truy tìm lục lọi phân tích để gỡ ra những điều hư cấu ẩn chứa trong hệ thống giáo lý tín điều của mình. Chỉ có điều ai tiến bộ sớm thì biết sớm, chấp nhận sớm, thế thôi.
HỎI: Dù sao tôn giáo cũng có tính chất tình cảm, niềm tin, bây giờ lột trần ra hết thì gây tổn thương cho nhiều người quá. Người ta tín ngưỡng Phật A Di Đà lâu nay, bây giờ nói thẳng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu thì đau thấu tâm can.
ĐÁP: Việc nói thật về Phật A Di Đà không phải là "lột trần", mà là giải phóng con người khỏi một điều không đúng sự thật. Sự thật là gì, là kinh A Di Đà không phải do Phật Thích Ca thuyết. Sự thật là gì, là Phật Thích Ca không hề giới thiệu cõi Tây phương cực lạc nào cả.
Trên đời có nhiều sự thật mà sau khi phát hiện ta đau đớn tan nát cõi lòng, nhưng sau đó ta sẽ rất nhẹ lòng.
HỎI: Nhiều thế kỷ qua nhờ niềm tin với Phật A Di Đà, với cõi Tây phương cực lạc, mà nhiều người biết tu hành nhân đức. Bây giờ phá đổ hết thì tàn nhẫn quá.
ĐÁP: Hãy nhìn kỹ, người ta biết tu hành nhân đức là do tin vào luật Nhân quả Nghiệp báo là chính. Còn vai trò Phật A Di Đà chỉ là hứa hẹn sau khi chết được vãng sinh. Tín ngưỡng về Phật A Di Đà đã gây ảnh hưởng rất lớn nơi một số khu vực Đông Á, cũng góp phần làm cho Phật Pháp mở rộng. Nhưng tiếc thay ở thời đại mới này thì chính tín ngưỡng về Phật A Di Đà lại làm chùa chiền quạnh vắng dần. Tín ngưỡng về Phật A Di Đà không đủ sức đối đầu với công nghệ khoa học hiện đại. Chỉ một cái smartphone bé xíu cũng kéo hết tâm trí con người vào đó làm người ta xao lãng đi chùa.
Thời đại này đành phải nói thật, phải đi đúng con đường Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca thì mới đủ sức nâng cao đạo hạnh của tăng ni, nâng cao trí tuệ của tăng ni, và tạo niềm tin mạnh mẽ cho quần chúng trở lại. Tăng ni mà yếu kém thì người ta rời bỏ chùa liền. Tăng ni phải thánh thiện hẳn lên thì mới thu hút mọi người về với Phật Pháp được.
Ta không có ý xúc phạm ai, nhưng đã đến lúc phải nói sự thật về tín ngưỡng Phật A Di Đà rồi. Ta tôn kính Phật A Di Đà vì khái niệm Phật là chung đồng cả vũ trụ, đều có các thuộc tính giác ngộ, tam minh, nhưng ta phải chọn lọc cẩn thận để đáp ứng thời đại mà kiến thức con người đã tiến bộ rất xa.
Cám ơn.
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 4)
HỎI: Tịnh độ tông chủ trương niệm danh hiệu Phật A Di Đà để khi chết sẽ được Phật rước về cõi Tây phương cực lạc. Nhờ mục tiêu đơn giản như thế nên Tịnh độ tông đã dẫn dụ được nhiều người theo đạo Phật. Vậy phải tính đây là cái công lớn của Tịnh độ tông chứ?
ĐÁP: Thứ nhất, phương Đông Tây Nam Bắc chỉ có giá trị trên Địa cầu mà thôi. Còn bước ra không gian vũ trụ thì làm gì còn có bốn phương nữa. Địa cầu xoay vòng thì làm gì có bốn phương nữa. Thế nên, nếu nói có một cõi ngoài Địa cầu, nơi không gian xa xôi, mà lại bảo ở Tây phương, thì hoàn toàn bất hợp lý, phản khoa học, rất kém kiến thức.
Thứ hai, nếu số người theo Tịnh độ tông rồi vào đạo Phật, có chắc họ sẽ làm cho Phật Pháp hưng thịnh không, hay sẽ làm cho Phật Pháp điêu tàn thêm? Họ không chịu hướng về giác ngộ, không cần hiểu sâu giáo lý, cứ mất thời gian niệm Phật cầu vãng sinh, không đóng góp công đức gì cho đời, không gây ấn tượng cho lớp trẻ về một đạo Phật trí tuệ, thì sự xuất hiện của họ chỉ làm người ta xa lánh đạo Phật. Vậy đó là công hay tội?
HỎI: Nếu bây giờ cứ nói là Tịnh độ tông không đúng với đạo Phật, cứ nói Phật A Di Đà chỉ là hư cấu, thì có phải là làm chia rẽ đạo Phật không? Vẫn còn rất nhiều người quyết tâm bảo vệ tín ngưỡng Phật A Di Đà mà.
ĐÁP: Nếu ai thật lòng theo đạo Phật thì xin vui lòng theo đúng đạo Phật của Phật tổ Thích Ca với luật Nhân quả Nghiệp báo, với Tứ Diệu Đế, với Bát Chánh Đạo, với Tứ Thiền, Tứ quả thánh, với mục tiêu giác ngộ vô ngã, chứ đừng tự xưng là đạo Phật rồi đi sai kéo người khác đi sai, và cuối cùng phá hư đạo Phật từ bên trong.
Chỉ khi nào ai cũng đi đúng chánh pháp của Phật, đúng Bát Chánh Đạo, thì tự nhiên đoàn kết với nhau, không thể nào chia cách được.
Muốn đoàn kết thì không thể lẫn lộn đúng và sai được. Phải tìm về chung một chân lý thì sẽ có đoàn kết thật lòng. Hơn nữa, nếu cứ che đậy sự hư cấu mãi thì sẽ chẳng còn đạo Phật để đoàn kết nữa đâu, vì người ta chán đạo Phật mất rồi.
HỎI: Thế còn chủ trương Thiền Tịnh song tu thì sao ạ, có vẻ đây là một sự kết hợp tốt đẹp chứ?
ĐÁP: Song tu nghĩa là vừa Thiền cho tâm thanh tịnh đạt giác ngộ vô ngã, vừa niệm Phật cầu vãng sinh à? Làm sao có thể trộn chung hai điều đó trong một nội tâm được, nhỡ phát điên thì sao.
Có những điều cần kết hợp để đi đến mục đích giác ngộ, ví dụ như Phước và Huệ phải kiêm tu, Giới Định Tuệ phải cùng thực hành, Tự giác và Giác tha phải hòa quyện... Nhưng tuyệt nhiên không thể vừa theo Phật lại vừa theo cái không phải Phật dạy.
Cám ơn
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 5)
HỎI: Phật Thích Ca đã từng nói có vô số cõi Phật ở trong vũ trụ, thì có nghĩa là cõi Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà cũng có chứ.
ĐÁP: Phật Thích Ca đúng là có nói đến nhiều cõi Phật trong vũ trụ, nhưng tuyệt nhiên không nói cụ thể cõi Phật nào, lại càng không nói có một vị Phật kêu chúng sinh niệm tên mình mãi thì sẽ rước về cho ở chung. Nếu cõi nào có Phật thì vị Phật ở đó cũng dạy chúng sinh Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo như Phật Thích Ca đã dạy thôi.
HỎI: Nếu tôi niệm danh hiệu một vị Phật hư cấu, nhưng tôi quán tưởng vị Phật đó cũng đầy đủ tính chất giác ngộ giống như Phật Thích Ca, thì đâu có sao, cũng có công đức mà..
ĐÁP: Nếu vậy thì niệm danh hiệu Phật Thích Ca luôn cho đỡ rắc rối, lại làm cho đạo Phật chân thật đỡ hư cấu hơn. Phật là đấng vô thượng, không ai hơn nữa, thì tại sao phải cố tạo ra một vị Phật khác để cạnh tranh với Phật tổ Thích Ca của mình phiền phức vậy.
Nếu ta hiểu rằng có nhiều cõi Phật, thì để hiểu rằng thần lực đạo nhãn của Phật là vô biên vô tận đã thấy hết biết hết mà nói lại cho ta nghe, chứ không phải là để tìm Phật khác cho mới mẻ.
HỎI: Bây giờ đã lỡ làng tạo ra cả một tông phái Tịnh độ rộng lớn, đã lỡ xây chùa đúc tượng Phật A Di Đà khắp nơi, đã lỡ đặt kinh kệ tụng niệm theo tinh thần cầu vãng sinh, làm sao có thể thay đổi được. Hơn nữa, trong tín ngưỡng, một khi đã tin rồi thì người ta bất cần lý lẽ đúng sai phải trái nữa, nói gì cũng vô ích mà thôi.
ĐÁP: Nếu ta thật lòng muốn đi tìm giác ngộ, nếu ta thật lòng tôn kính Phật tổ Thích Ca có thật trong lịch sử, nếu ta muốn các nhà khoa học không chê cười đạo Phật vẫn bị hư cấu, thì ta phải mạnh mẽ thay đổi, dù điều thay đổi đó làm lòng ta tan nát. Việc chấn chỉnh đạo Phật lại cho đúng với Phật Thích Ca sẽ tốn cả vài trăm năm, nhưng ta không bao giờ lui bước. Ta phải đền ơn Phật bằng cách làm cho chánh pháp của Phật bền vững phát triển muôn đời sau. Ta quyết không cho ai thêm thắt hư cấu làm biến dạng đạo Phật của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni.
HỎI: Thế tại sao tu theo Phật thì phải không nói dối, lẽ nào lại có ai dám viết kinh mới rồi mượn danh Phật để truyền bá sao? Ai lại gan cùng mình như thế chứ.
ĐÁP: Không biết dám hay không dám, nhưng rõ ràng đã có những bản kinh do kẻ nào đó tạo mới và mượn danh Phật để truyền bá rồi đó. Vì mượn danh Phật nên đã được rất nhiều người tin theo, tu theo, tràn lan kéo dài qua nhiều thế kỷ, rồi cuối cùng lối tu đó sẽ làm đạo Phật suy yếu luôn.
Ta rất cần các vị chân tu chứng đạt thánh quả để làm chỗ nương tựa cho chúng sinh trong cuộc đời khổ đau này. Mà muốn tu chứng thì các vị đó phải tinh tấn hành trì đúng chánh pháp của Phật, rất vất vả, rất sâu xa, rất trí tuệ. Nhưng nếu ai cũng đua nhau niệm Phật chờ chết vãng sinh thì ngay lập tức mọi động cơ phấn đấu tu hành giác ngộ biến mất liền. Chết có được vãng sinh không thì chẳng ai kiểm chứng, nhưng lúc sống thì không phải tu hành vất vả mẫu mực nữa. Hình ảnh siêu thoát của tăng ni sẽ phai dần. Chùa cũng quạnh hiu vắng vẻ theo.
HỎI: Sao thấy nhiều vị hòa thượng tu Tịnh độ cũng đạo cao đức trọng lắm mà.
ĐÁP: Nếu vị đó thực sự đạo cao đức trọng là vì vị đó vẫn còn thực hành một số đạo lý của Phật Thích Ca như Giới Định Tuệ, Tứ Nhiếp Pháp, Bát Chánh Đạo, Quán Vô Ngã... Nhờ đạo lý của Phật Thích Ca mà vị đó có đạo cao đức trọng. Còn cứ chỉ biết niệm Phật cầu vãng sinh thì sẽ góp phần làm cho Phật Pháp suy tàn.
Cám ơn.
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 6)
HỎI: Phật nào cũng là Phật, tu gì cũng là tu, tại sao phải cố chấp chỉ có một Phật Thích Ca làm chi cho chia rẽ.
ĐÁP: Nếu ta không tôn kính Phật Thích Ca nữa, không tu theo Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca nữa, thì ta phải xác định là mình không còn là đệ tử của cái đạo do Phật Thích Ca lập ra.
Những ai thờ Phật A Di Đà, niệm danh hiệu Phật A Di Đà để chờ chết được Phật rước về cõi Tây phương cực lạc, thì dù vẫn nghe mấy chữ phật phật... nhưng thật tình không còn là đệ tử của đạo Phật nữa. Đệ tử của đạo Phật phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nào đó, chẳng hạn như phải tôn kính tuyệt đối Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, phải tin Nhân quả Nghiệp báo, phải thực hành Bát Chánh Đạo, phải hướng về Vô ngã...
Nếu nói Phật nào cũng là Phật, tu gì cũng là tu, thì có thể nói đạo nào cũng là đạo, khỏi cần đạo của Phật Thích Ca luôn. Chân lý là cái gì rất tinh tế chứ không phải là dễ dãi.
HỎI: Những người đã lâu tin vào Phật A Di Đà, bây giờ lấy khoa học để chứng minh rằng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu thì họ bị sốc và phẫn nộ. Họ sẽ dùng mọi lý lẽ và biện pháp để bảo vệ tín ngưỡng Phật A Di Đà của mình mà không cần phải trái đúng sai. Điều này đe dọa xuất hiện khuynh hướng chia rẽ và xung đột.
ĐÁP: Nếu tu đúng thì ta luôn luôn trở thành người ôn hòa hiền lành sáng suốt, thoát khỏi sự chi phối của cảm tính. Ví dụ như người tu đúng chánh pháp của Phật Thích Ca, có lòng tôn kính Phật tuyệt đối, nhưng không bao giờ làm gì xáo trộn cho xã hội khi bị chống phá. Họ biết kềm chế và xoay xở dù vất vả hơn. Phẫn nộ, đập phá, chống đối... thì đơn giản dễ làm, không cần tu hành gì cũng làm được. Còn kềm chế, sáng suốt, xoay sở khéo léo, giữ cho mọi việc bình yên thì mới khó, phải có đạo lực tu hành mới làm được. Nếu họ càng phẫn nộ, không chịu hiểu ra một sự thật, thì lại càng chứng tỏ con đường của họ đi trật.
HỎI: Đạo Phật có nhiều tông phái, nhiều hệ phái, nhiều pháp môn, tám vạn bốn nghìn pháp môn tu hành, thì ta phải chấp nhận Tịnh độ tông với tín ngưỡng Phật A Di Đà cũng được thôi mà.
ĐÁP: Thuở ban đầu đạo Phật chỉ có một. Tám vạn bốn nghìn pháp môn tu hành là ám chỉ cho nhiều cách dụng công để diệt trừ phiền não vọng tưởng vô minh để đạt được mục đích duy nhất là giải thoát giác ngộ. Tám vạn bốn nghìn pháp môn đều xoay quanh Bát Chánh Đạo, đều xuất phát từ Bát Chánh Đạo, không ra khỏi Bát Chánh Đạo.
Còn những tông phái nào, pháp môn nào mà xa rời Bát Chánh Đạo thì phải hiểu đó là làm cho đạo Phật suy tàn.
Một số tông phái hiện nay, dù đã rẽ sang hướng khác, nhưng tính ra cũng còn pha trộn với vài đạo lý căn bản của Phật Thích Ca nên vẫn còn kêu là đạo Phật. Nếu họ không khẩn trương rà soát kiểm tra điều chỉnh giáo lý lại cho đúng với chánh pháp của Phật Thích Ca thì không bao lâu nữa họ sẽ thành ngoại đạo hoàn toàn.
HỎI: Ngoài tín ngưỡng Phật A Di Đà là hư cấu, hình như cũng còn một số pháp môn tu hành khác cũng không phải do Phật Thích Ca thuyết?
ĐÁP: Hãy cứ xác định cho bằng được tín ngưỡng Phật A Di Đà không phải do Phật Thích Ca thuyết, rồi tự nhiên những cái ngoại lai gài vào đạo Phật sẽ tự phơi bày ra.
Tóm lại, nơi thời đại văn minh hiện nay, khoa học công nghệ thông tin máy tính như hiện nay, ta phải nhanh chóng kiểm tra điều chỉnh thanh lọc rà soát lại toàn bộ Phật Giáo để dựng lại đúng chân lý của Phật Thích Ca đã tuyên thuyết nhằm tạo sức mạnh giáo hóa cho chúng sinh trong tương lai.
Cám ơn.
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 7)
HỎI: Nếu cho rằng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu thì chẳng nhẽ người tu niệm Phật bao nhiêu năm qua không có công đức gì chăng ?
ĐÁP: Nếu ta quan sát kỹ sẽ thấy những người tu niệm Phật bao nhiêu năm qua đã có các công đức nhờ vào những điều làm được ngoài thời gian niệm Phật như có bố thí, trì giới, cúng dường, nhẫn nhục, công quả, phụng sự xã hội, thậm chí cũng tham gia hiến máu nhân đạo nữa. Họ cũng lễ Phật, nhiều Phật, nhiều Bồ tát với ý niệm các vị ấy đều giác ngộ giải thoát cao siêu. Họ lễ các vị thánh tưởng tượng với ý niệm rất đúng đắn nên vẫn được phúc lành. Họ đã lễ bái sự giác ngộ giải thoát của Phật qua danh hiệu nhiều vị Phật Bồ tát hư cấu, nhưng miễn là tôn kính sự giác ngộ giải thoát thì vẫn có phúc.
Ngẫm cho kỹ, công đức mà họ làm được đều do lời dạy của Phật Thích Ca cả.
HỎI: Nếu họ đã có công đức thì cứ để yên cho họ niệm Phật đi, nói ra sự thật về Phật A Di Đà để làm gì?
ĐÁP: Đã đến lúc phải nói thật vì chúng sinh thời nay đã có trình độ trí thức cao hơn ngày xưa, phương tiện truyền thông dữ liệu sưu tầm cũng dễ dàng hơn ngày xưa, nên trước sau gì mọi chuyện cũng phơi bày. Thà người trong Phật giáo nói lên sự thật còn hơn người ngoài nói với sự chê bai khinh bỉ. Họ khinh bỉ vì cả một hệ thống đệ tử xuất gia và tại gia trong Phật giáo lại bị chuyện hư cấu lừa gạt quá lâu.
Hơn nữa, tình trạng các chùa tịnh độ mất sức thu hút tín đồ là mối đe dọa đến sự tồn vong của Phật Pháp, không thể đứng nhìn được. Lỗi không phải tại ngôi chùa, mà lỗi tại người ở trong chùa không có gì truyền dạy làm cho người trí thức kính phục. Thời đại hội nhập toàn cầu, kinh tế cạnh tranh khốc liệt, việc làm khó tìm, thì tu sĩ ở trong chùa phải có đạo hạnh rất cao siêu, kiến thức phải uyên bác, trí tuệ phải vượt trội, thì mới thu hút được tín đồ cư sĩ. Đường lối niệm Phật A Di Đà chờ chết được rước về cõi nào đó không đủ sức nâng cấp upgrade tu sĩ lên tầm cao của thời đại. Bây giờ phải quay lại Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca, tìm nghĩa lý mênh mông vô tận trong đó, bao gồm đầy đủ việc tu dưỡng đạo đức sâu xa, bao gồm đầy đủ việc cống hiến cho xã hội, bao gồm đầy đủ việc tu tập thiền định, bao gồm mục tiêu giác ngộ vô ngã, thì mới đủ sức nâng tu sĩ lên một tầm cao mới. Ở tầm cao mới này ,tu sĩ ở trong chùa mới đủ sức làm chỗ dựa tinh thần cho bao nhiêu người bên ngoài đủ mọi trình độ mọi tầng lớp được.
HỎI: Muốn các chùa chấp nhận sự thật về Phật A Di Đà chỉ là hư cấu, rồi quay về với chánh pháp của Phật Thích Ca cũng rất khó. Thứ nhất là hệ thống kinh tụng mỗi ngày đã ấn định như thế làm sao đổi qua kinh khác. Mà biết tìm đâu ra kinh đúng của Phật Thích Ca để tụng mỗi ngày. Lấy kinh Pali của Theravada thì quá tội, chẳng hiểu gì.
ĐÁP: Nếu ta chấp nhận sự thật, nếu ta quyết tâm tìm lại đúng đường lối của Phật Thích Ca, thì Phật và chư tôn giả Alahán, chư thiên tử, sẽ gia hộ cho ta tìm được kinh tụng đúng ý của Phật Thích Ca. Sự quyết tâm đến từ sự hiểu ngộ. Không hiểu ngộ, ta sẽ do dự chần chừ mãi không dám làm gì cho đúng. Một khi đã hiểu ngộ rồi thì không có gì là không thể.
Cám ơn.”
ST
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過14萬的網紅Mars Hartdegen,也在其Youtube影片中提到,...
theravada 在 Count Down To Travel Facebook 的最讚貼文
緬甸的旅程來到最後一站,沒有看到滿天熱氣球圍繞着佛寺的日落,亦沒有坐在佛寺上看日出;雖然美中不足,但卻有着意外的收穫,旅程中感受到滿滿的的熱情和他們樂於助人的一面。
.
離別的時候,我們祝願導遊的孩子可以早日前往佛寺學習;我們亦約定再回來的時候會去導遊的竹屋坐坐。
.
時間已經過了一年半,旅行彷彿成為遙遠的從前,在艱難的日子裹,盼望大家能和平健康。
.
The journey in Myanmar came to the last stop. We did not manage to see a sunset full of hot air ballons surroinding the temples. We also failed to sit on a Buddhist temple for the sunrise. Despite that, the whole journey was full of enthusiasm and helpfulness of Theravada Buddhism.
.
As we left, we wish the child of our tour guide to go to Buddhist temple for learning as soon as possible; We also promised to visit his bamboo house next time.
.
It has been a year and a half, and travel has become past history, wrapped in difficult days, I hope everyone can be peaceful and healthy.
theravada 在 Facebook 的精選貼文
Today is Makha Bucha Day 🙏🏻
The history of Makha Bucha is considered an important day of Buddhism. Due to an important event that occurred more than 2,500 years ago, the Lord Buddha Kotama delivered a speech in the midst of the Great Confederation of Buddhism.
Formerly there was no worshiping ceremony in Theravada Buddhism. Until the reign of King Mongkut (Rama 4), he preached the events of the Lord Buddha on the full moon day of the 3rd month because it is a very important day. Buddhist rituals should be performed in order to be a place of faithful worship. Therefore, there is merit in the management of Makha Bucha. The ritual may be similar to Visakha Puja Day, which is a various charitable practices and lighting candles according to the Buddhist traditions in the temple. Of the Emerald Buddha and various temples The ceremony was not yet widespread. Later, the popularity of the Makha Bucha ceremony spread throughout the kingdom.
Today, Makha Bucha Day is declared a public holiday in Thailand. Both Buddhists and royalty and people perform ceremonies such as making merit, giving alms and listening to the sermon, lighting candles, paying respect to the Triple Gem and an important event that is regarded as the day when the Lord Buddha creates a miracle which describes the doctrine. The heart of Buddhism is not to do all evil to do good and increase thought. To be a practice guideline for all Buddhists
theravada 在 Mars Hartdegen Youtube 的最讚貼文
theravada 在 Fuong's Here Youtube 的最讚貼文
Don't forget to hit SUBSCRIBE for more
Wat Phra That Doi Suthep (Thai: วัดพระธาตุดอยสุเทพ, Thai pronunciation: [wát.pʰráʔ.tʰâat.dɔɔj.sùʔ.tʰêep], Northern Thai pronunciation: [wa̋t.pʰa̋ʔ.tʰâat.dɔɔj.súʔ.têep]) is a Theravada wat in Chiang Mai Province, Thailand. The temple is often referred to as "Doi Suthep" although this is actually the name of the mountain where it's located. It is a sacred site to many Thai people. The temple is 15 kilometres (9.3 mi) from the city of Chiang Mai. From the temple, impressive views of Chiang Mai can be seen.
Chùa Phrathat Doi Suthep (tiếng Thái: วัดพระธาตุดอยสุเทพ Wat Phrathat Doi Suthep) là một trong những ngôi chùa thiêng liêng nhất tại Chiang Mai (Thái Lan) và được nhiều người Thái Lan tin sùng. Đây cũng là nơi nhiều tín đồ Phật giáo hành hương trong các ngày lễ lớn.
theravada 在 Theravada and Mahayana Buddhism - Khan Academy 的推薦與評價
... <看更多>