[Food for thought] SỬA NGAY THÓI QUEN "GIỜ CAO SU" ĐỂ THÀNH CÔNG HƠN TRONG CUỘC SỐNG!
-----
Hồi mới sang Mỹ, mình order đồ trên Amazon lần đầu tiên. Bạn mình hỏi khi nào đồ đến, mình bảo: “Nó báo là thứ 4 nên chắc phải thứ 5 hay thứ 6 gì đó.” Bạn mình phì cười: “Mày có phải ở Việt Nam nữa đâu. Họ báo là thứ 4 thì có khi thứ 3 là đến rồi.” Và quả thật, thứ 3 đồ đã đến.
Sau khi đã ở Mỹ gần 6 năm, mình có thể khẳng định rằng 95% thời gian các món mình đặt đến đúng hay sớm hơn ngày dự đoán (lúc kiểm tra lại trên mạng thì mình thấy tỉ lệ đồ Amazon đến đúng thời gian dự đoán giao động trong khoảng 93% - 98%). Bảo sao cổ phiếu Amazon tăng như diều gặp gió mấy năm trở lại đây và Jeff Bezos mới giàu như thế.
Tìm hiểu thêm, mình biết rằng nhiều công ty áp dụng chính sách “underpromise, overdeliver” — hứa ít đi nhưng hoàn thành nhiều hơn. Cách nhanh nhất để mất khách là khiến họ thất vọng, và cách nhanh nhất để khiến họ thất vọng là hứa hẹn họ những điều bạn không thực hiện được.
Từ các công ty đó nhìn lại cuộc sống, mình nhận ra rằng rất nhiều người, bao gồm cả bản thân mình, mắc phải lỗi ngược lại: “overpromise, underdeliver.” Hẹn chị biên tập cuối tuần có bài mà tuần sau mới bắt đầu viết. Thợ điện bảo 10h sáng qua mà 2h chiều vẫn chưa thấy đâu. Hứa hẹn bạn cùng nhà là đi làm về tạt qua chợ 10p là xong nhưng rồi mất cả tiếng ở trong đó. Buổi họp lên lịch 1h nhưng 2h vẫn chưa xong.
Năm 1979, nhà kinh tế học Daniel Kahneman (Nobel kinh tế năm 2002 và là tác giả cuốn Thinking, Fast and Slow) cùng với đồng nghiệp Amos Tversky giới thiệu planning fallacy (lỗi nguỵ biện khi lập kế hoạch). Con người có xu hướng đánh giá thấp thời gian cần thiết để làm một việc gì đó, ngay cả khi họ biết rằng trong quá khứ những việc tương tự sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Có ba lý do chính dẫn đến lỗi này. Thứ nhất, chúng ta thường đưa ra dự đoán dựa vào thời gian tối thiểu để hoàn thành một việc gì đó, nghĩ rằng mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ. Ví dụ, trong cả chục lần viết bài luận, chỉ một lần duy nhất bạn hoàn thành nó trong 2h nên trong tương lai, bạn lạc quan nghĩ rằng bạn cũng sẽ chỉ mất 2h mà không nhớ rằng trong 9 lần còn lại, bạn mất cả ngày mới viết nổi bài luận. Rất có thể bạn sẽ đổ lỗi 9 lần còn lại cho ngoại cảnh (ai đó làm mình mất tập trung, chẳng may ốm, …) và nghĩ rằng trong tương lai, ngoại cảnh đó sẽ không lặp lại.
Thứ hai, chúng ta nhầm lẫn mong muốn với thực tế. Bạn nói rằng bạn sẽ chỉ tạt qua nhà ông bác 10p chúc tết vì bạn hy vọng bạn có thể xong nhiệm vụ sớm, nhưng rồi lần nào đến nhà bác bạn cũng bị người này người kia hỏi han cả tiếng cũng không ra được. Bạn lên lịch 2h cho việc viết luận với hy vọng rằng bài luận này sẽ chỉ cần của bạn 2h. Nhiều khi, mong muốn sẽ trở thành thực tế. Nếu bạn bắt đầu viết bài luận 2h trước khi deadline, bạn sẽ hoàn thành xong bài luận trong vòng 2h dù bạn có hài lòng với nó hay không.
Thứ ba, chúng ta không muốn thừa nhận rằng mình cần nhiều thời gian hơn để làm việc gì đó, vì sợ rằng đồng nghiệp hay bạn bè hay ai đó đánh giá bạn thấp đi. Bạn biết dự án này sẽ cần ít nhất một tháng để hoàn thành, nhưng vì bạn sợ khách hàng sẽ không giao dự án cho bạn nếu bạn nói một tháng, nên bạn nói 2 tuần và nghĩ sẽ ép bản thân hay nhân viên hoàn thành trong thời gian đó.
Planning fallacy mang đến nhiều hại hơn lợi. Nó làm đổ vỡ nhiều kế hoạch, biến cuộc sống thành mớ hỗn loạn. Nó khiến bản thân chúng ta căng thẳng vì luôn phải chạy từ cái này đến cái kia cho kịp tiến độ. Đã bao giờ bạn bị lỡ một cuộc hẹn và rồi tất cả mọi cuộc hẹn sau đều phải thay đổi cho phù hợp?
Nó cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác nếu họ phụ thuộc vào những gì bạn hứa hẹn, và khiến họ mất niềm tin vào năng lực của bạn.
Viết cả bài dài mang tiếng khoa học thế này chỉ với mục đích duy nhất là than thở về việc giờ cao su của nhiều người. Bạn nào mắc bệnh cao su thì xem lại cách dự đoán thời gian của bản thân, đừng hứa hẹn như đúng rồi xong bắt người khác chờ cả tiếng đồng hồ. Bạn nào biết ai hay mắc bệnh cao su thì tag vào đây để than thở luôn nhé!
-----
Tác giả: Huyền Chip
<3 Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
thinking fast and slow amazon 在 Huyen Chip Facebook 的最讚貼文
Hồi mới sang Mỹ, mình order đồ trên Amazon lần đầu tiên. Bạn mình hỏi khi nào đồ đến, mình bảo: “Nó báo là thứ 4 nên chắc phải thứ 5 hay thứ 6 gì đó.” Bạn mình phì cười: “Mày có phải ở Việt Nam nữa đâu. Họ báo là thứ 4 thì có khi thứ 3 là đến rồi.”
Và quả thật, thứ 3 đồ đã đến.
Sau khi đã ở Mỹ gần 6 năm, mình có thể khẳng định rằng 95% thời gian các món mình đặt đến đúng hay sớm hơn ngày dự đoán (lúc kiểm tra lại trên mạng thì mình thấy tỉ lệ đồ Amazon đến đúng thời gian dự đoán giao động trong khoảng 93% - 98%). Bảo sao cổ phiếu Amazon tăng như diều gặp gió mấy năm trở lại đây và Jeff Bezos mới giàu như thế.
Tìm hiểu thêm, mình biết rằng nhiều công ty áp dụng chính sách “underpromise, overdeliver” — hứa ít đi nhưng hoàn thành nhiều hơn. Cách nhanh nhất để mất khách là khiến họ thất vọng, và cách nhanh nhất để khiến họ thất vọng là hứa hẹn họ những điều bạn không thực hiện được.
Từ các công ty đó nhìn lại cuộc sống, mình nhận ra rằng rất nhiều người, bao gồm cả bản thân mình, mắc phải lỗi ngược lại: “overpromise, underdeliver.” Hẹn chị biên tập cuối tuần có bài mà tuần sau mới bắt đầu viết. Thợ điện bảo 10h sáng qua mà 2h chiều vẫn chưa thấy đâu. Hứa hẹn bạn cùng nhà là đi làm về tạt qua chợ 10p là xong nhưng rồi mất cả tiếng ở trong đó. Buổi họp lên lịch 1h nhưng 2h vẫn chưa xong.
Năm 1979, nhà kinh tế học Daniel Kahneman (Nobel kinh tế năm 2002 và là tác giả cuốn Thinking, Fast and Slow) cùng với đồng nghiệp Amos Tversky giới thiệu planning fallacy (lỗi nguỵ biện khi lập kế hoạch). Con người có xu hướng đánh giá thấp thời gian cần thiết để làm một việc gì đó, ngay cả khi họ biết rằng trong quá khứ những việc tương tự sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Có ba lý do chính dẫn đến lỗi này. Thứ nhất, chúng ta thường đưa ra dự đoán dựa vào thời gian tối thiểu để hoàn thành một việc gì đó, nghĩ rằng mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ. Ví dụ, trong cả chục lần viết bài luận, chỉ một lần duy nhất bạn hoàn thành nó trong 2h nên trong tương lai, bạn lạc quan nghĩ rằng bạn cũng sẽ chỉ mất 2h mà không nhớ rằng trong 9 lần còn lại, bạn mất cả ngày mới viết nổi bài luận. Rất có thể bạn sẽ đổ lỗi 9 lần còn lại cho ngoại cảnh (ai đó làm mình mất tập trung, chẳng may ốm, …) và nghĩ rằng trong tương lai, ngoại cảnh đó sẽ không lặp lại.
Thứ hai, chúng ta nhầm lẫn mong muốn với thực tế. Bạn nói rằng bạn sẽ chỉ tạt qua nhà ông bác 10p chúc tết vì bạn hy vọng bạn có thể xong nhiệm vụ sớm, nhưng rồi lần nào đến nhà bác bạn cũng bị người này người kia hỏi han cả tiếng cũng không ra được. Bạn lên lịch 2h cho việc viết luận với hy vọng rằng bài luận này sẽ chỉ cần của bạn 2h. Nhiều khi, mong muốn sẽ trở thành thực tế. Nếu bạn bắt đầu viết bài luận 2h trước khi deadline, bạn sẽ hoàn thành xong bài luận trong vòng 2h dù bạn có hài lòng với nó hay không.
Thứ ba, chúng ta không muốn thừa nhận rằng mình cần nhiều thời gian hơn để làm việc gì đó, vì sợ rằng đồng nghiệp hay bạn bè hay ai đó đánh giá bạn thấp đi. Bạn biết dự án này sẽ cần ít nhất một tháng để hoàn thành, nhưng vì bạn sợ khách hàng sẽ không giao dự án cho bạn nếu bạn nói một tháng, nên bạn nói 2 tuần và nghĩ sẽ ép bản thân hay nhân viên hoàn thành trong thời gian đó.
Planning fallacy mang đến nhiều hại hơn lợi. Nó làm đổ vỡ nhiều kế hoạch, biến cuộc sống thành mớ hỗn loạn. Nó khiến bản thân chúng ta căng thẳng vì luôn phải chạy từ cái này đến cái kia cho kịp tiến độ. Đã bao giờ bạn bị lỡ một cuộc hẹn và rồi tất cả mọi cuộc hẹn sau đều phải thay đổi cho phù hợp?
Nó cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác nếu họ phụ thuộc vào những gì bạn hứa hẹn, và khiến họ mất niềm tin vào năng lực của bạn.
Viết cả bài dài mang tiếng khoa học thế này chỉ với mục đích duy nhất là than thở về việc giờ cao su của nhiều người. Bạn nào mắc bệnh cao su thì xem lại cách dự đoán thời gian của bản thân, đừng hứa hẹn như đúng rồi xong bắt người khác chờ cả tiếng đồng hồ. Bạn nào biết ai hay mắc bệnh cao su thì tag vào đây để than thở luôn nhé :P
thinking fast and slow amazon 在 讀書e誌 Facebook 的最佳貼文
*** 與不確定性共舞 (3之3)****
這本書是在 Amazon 上面看到 Kobe Byant 推薦的!退休後的他繼續精彩,不但贏得了一個奧斯卡短片的獎,更是開始用一些作者寫書和一個組織 “Mamba Sports Academy”,鼓勵下一世代的年輕運動員,能全面性思考,即時反應,提升整體競賽能力而非單獨只看技巧,並培養更寬廣的眼界和全人的平衡發展。
書中的每一個章節都頗為精彩,我只挑出6個覺得還不錯的來分享:
- The cult of the headstart 贏在起跑點的迷思
作者提到很多神童的例子,大多是成功案例,但也大多是規則和過程明確的項目 (例如高爾夫球或是西洋棋),但面對許多不確定性高的東西 (例如團隊比賽),所需要的反而是先期廣泛訓練,稍晚才投入專精的。說實在,以創業來說太多強調那些少年得志的少數,不太能反映真實成功的比例 (更多成熟圓滑,累積各種見識的創業者成功比例其實更高)
- Learning fast and slow 快思慢想
回想一下求學時代快速記得的東西,似乎也是考完試就最快遺忘的。反而是掙扎許久,反覆思考,或是要花一番力氣推導的結論,才是真正屬於自己消化內化的學習。因此作者也請讀者一起思考,教育制度要如何鼓勵這些“慢想”的珍貴經驗?
- Thinking outside experience 跳脫經驗的思考
這裡講到“類比/比喻”的強大力量。當我們學習一個新知時,如果能用其他一兩個領域比較,會大幅地幫助思考以及理解。書中以克卜勒為例,他是在牛頓發表萬有引力之前就提出星球以橢圓軌道繞行的理論。他當時是從觀察河流流動的產生靈感,進而開啟他不同於過去科學家們的思路,開創了科學新的進展。
- Lateral thinking with withered technology 橫向想像成熟技術
任天堂的故事太有趣了!可惜創始人的自傳只有日文版。從這個公司剛開始的起源,中間極度要倒閉的過程說起。他們很重要的一個能力,就是從很成熟又便宜的技術中,想像新的用法(特別是變成玩具)。其中有一個我覺得很好笑的是一個握住他人手就可以兩側電流的玩意兒,被當成測試兩人好感指數的,雖然當時被看成傷害善良社會風俗,卻大受年輕人歡迎的玩具。
- Fooled by expertise 專家的有限
這裡講到另一個有趣現象,為什麼專家常常預測錯誤?有時可能是因為需要預測的東西屬於高度不確定性的 (例如經濟,股票,等等都有太多人性的影響),太專精用一個面向往往會忽略了其他因素。因此,可以採取專家的觀點,但要知道觀點不同於預測。
- Learning to drop your familiar tools 學會放下熟悉的工具
這是很困難的操練,特別是因為人對於不確定性和犯錯的羞恥感很強烈。但作者有提到如何在組織中創造一個空間讓人們有一定的安全感問些”跳 tone"的問題而不被質疑,或是領域中間互問問題,能有機會從類比中找到靈感,或是善用他人 “外行人” 沒有固定盲點的優勢,找尋新的靈感。
書中還提到奧運花式溜冰金牌選手Sarah Cohen,在25歲退休後,重新找尋人生目標時的體會。她當年也在紐約時報上刊登一篇文章,說道:
"Olympic athletes need to understand that the rules for life are different from the rules for sports. Yes, striving to accomplish a single overarching goal every day means you have grit, determination and resilience. But the ability to pull yourself together mentally and physically in competition is different from the new challenges that await you.... Learn to live for the process again without being defined by the results, the way you did when you first started your sport."
(奧運選手必須了解人生與運動比賽的遊戲規則皆然不同。的確,每天拼了命地突破一個極限的紀錄需要恆毅力,決心,與韌性。但是一個人能在比賽中讓自己身心在最佳狀態的能力,不同於你即將在真實生活中面對的挑戰...學著再度經歷這努力卻沒有明確結果的過程,就像你最初開始運動時一般)
這個世界有太多我們還未知的,人生也有太多不在我們掌控中的事情。特別在知識量這麼大,人工智慧將比人類更快學會有經驗值 (規則)的事物,並且能做得更好,我們在有一定知識的累積,並持續累積的過程中,必須更多問好問題,更多橫向思考,更多讓自己能有全面性思考,也謙卑地常常歸零。
相關圖片用鏈結在部落格中
https://dushuyizhi.net/range-%e5%b0%88%e7%b2%be%e4%b8%96%e4%bb%a3%e4%b8%ad%e5%bb%a3%e6%b3%9b%e8%80%85%e7%9a%84%e5%84%aa%e5%8b%a2/