#HannahEdApplyStory - Nữ sinh Ams nhận học bổng 7 tỷ đồng vào ĐH Chicago
University of Chicago (Uchicago) là trường đại học nằm trong top 10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ, năm 2019 trường được xếp hạng #6NU – top 6 đại học quốc gia Mỹ, chỉ đứng sau một số trường như Princeton, MIT, Harvard, … và còn được đánh giá cao như các trường thuộc khối Ivy League.
Bên cạnh đó, Uchicago nổi tiếng là ngôi trường có tỷ lệ chấp nhận học sinh cực thấp – chỉ khoảng 7% và năm 2018 ghi nhận mức thấp kỷ lục 5.9% (theo Chicagomaroon).
Vậy đâu là lý do khiến cô gái Việt Vũ Lê Hoàng Mai – học sinh Anh 1 trường Ams được nhận vào ngôi trường danh giá này với học bổng toàn phần gần 7 tỷ đồng? Liệu có phải bởi hậu thuẫn tài chính, có giải thưởng quốc tế hay bài luận thể hiện bản thân như một “ngôi sao”?
Hoàng Mai là một cô gái nhỏ nhắn với nụ cười tươi và luôn giữ bản thân bận rộn với việc học tập hoặc nghiên cứu một thứ gì đó. Em có sở thích đọc sách trinh thám, sách về vật lý lượng tử và các thông tin về ứng dụng khoa học vào đời sống.
Hoàng Mai chia sẻ em rất đam mê học và đọc sách, đặc biệt là các tri thức về vật lý: bao gồm lý thuyết lượng tử (về vũ trụ, hạt cơ bản, thuyết đa tuyến tính của không – thời gian…) tới các ứng dụng vật lý hiện đại vào các lĩnh vực sản xuất thực tiễn.
Hoàng Mai xác định từ sớm đi du học Mỹ là con đường nhanh nhất giúp tiếp cận với môi trường và nguồn kiến thức tinh hoa của thế giới bởi vậy em đã có sự chuẩn bị từ sớm.
“Em bắt đầu học SAT từ năm lớp 10 và ở lần đầu vào tháng 12 năm ngoái kết quả chưa được ưng ý. Sau đó em thi lại lần hai vào tháng 3 năm nay và đạt kết quả 1570/1600 SAT.
Dù muốn kết quả thi tốt hơn nữa nhưng em muốn dành thời gian học thêm các môn SAT II. Sau đó em cũng thi ba môn Toán – Lý – Hoá và mỗi môn đều được 800/800 SAT”, Hoàng Mai kể.
Không chỉ dừng lại ở điểm số SAT thuộc top 1% thế giới, Vũ Lê Hoàng Mai còn có các thành tích ấn tượng về học tập: TOEFL 114/120, điểm trung bình lớp GPA 9.0 và đạt giải Ba quốc gia môn Tiếng Anh.
Em cũng là người sáng lập của 2 dự án vì cộng đồng: Evy – Tri thức cho em: dạy thường thức cho trẻ em khắp mọi vùng miền trên Việt Nam và Physics Now – website cung cấp tri thức vật lý và tổ chức các buổi thí nghiệm vật lý ứng dụng cho học sinh từ lớp 6 – lớp 9 trên địa bàn Hà Nội.
Ở Hoàng Mai có đầy đủ các yếu tố của một học sinh toàn diện. Tuy nhiên, khi chia sẻ về thời điểm ra quyết định chọn trường Đại học Uchicago để nộp đơn, em đánh giá đó là một quyết định “táo bạo nhất trong đời” của mình: “Khoảng 6 tháng trước khi bước vào giai đoạn lên kế hoạch chọn trường, em có nhắm đến top 20 trường tại Mỹ.
Thời điểm đó em không nghĩ đến những trường thuộc top cao hơn như Harvard, Chicago bởi theo em quan sát thì thường những bạn có Huy chương Vàng quốc tế và khả năng tài chính mạnh sẽ có lợi thế hơn nhiều. Em chỉ có giải quốc gia và mức chi trả trung bình khá do vậy em chọn trường thấp hơn một chút”.
“Nói về quyết định thay đổi apply tới tận Uchicago, đến giờ em vẫn không tin mình đã làm như vậy”, Hoàng Mai chia sẻ. “Thực ra em có đăng ký tư vấn hỗ trợ viết luận qua một trung tâm, và các thầy cô nhận xét cá tính và con người em thực sự hợp với Uchicago.
Tuy hồ sơ em hơi yếu nhưng vẫn có một tia hy vọng mong manh. Em có thể nỗ lực ở bài luận cá nhân và các hoạt động ngoại khoá để bù đắp. Và cuối cùng em quyết định liều mình thử sức với mục tiêu được trường defer (không nhận ngay nhưng sẽ xét duyệt ở kỳ tháng 3)”.
Sau đó là quãng thời gian Hoàng Mai miệt mài tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và viết luận. Hoàng Mai tham gia vào một dự án giảng dạy và hướng dẫn các bạn học SAT yếu hơn.
Em cũng xin tham gia vào xây dựng ứng dụng từ vựng học SAT của một công ty công nghệ giáo dục. Hoàng Mai hoàn thành dự án Evy – tri thức cho em và tổ chức thành công buổi offline dạy các em học sinh cấp 2 về vật lý ứng dụng.
“Chính nhờ tham gia các hoạt động, em có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và bản thân mình. Xen kẽ các hoạt động em tiến hành lên ý tưởng và viết nháp bài luận cá nhân. Tuy có nhiều ý tưởng nhưng em thường được phản hồi là chưa phản ánh hết cá tính bản thân, chưa nêu bật được con người của mình và cần trải nghiệm hơn nữa.
Mãi sau khi hoàn thành app từ vựng học SAT và được tìm kiếm nhiều nhất trên Apple store, em mới chốt xong ý tưởng. Ý tưởng đó lại phải sửa thêm gần 10 lần nữa mới ra bản cuối cùng. Tuy vất vả nhưng em lại thấy đó là một quá trình trưởng thành. Em nhận thức được nhiều khía cạnh về cuộc sống và hiểu bản thân mình hơn”.
“Trong đó, khó nhằn nhất là bài luận bổ sung không giới hạn từ về mạng sống. Đề bài đưa ra khái niệm về đa mạng như con cáo trong truyền thuyết có 9 cuộc đời, nhân vật pacman trong trò chơi điện tử có 3 cơ hội sống… và yêu cầu em tự đưa ra một khái niệm và giải thích về ý nghĩa số mạng sống của khái niệm đó.
Em đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định viết về 2 cuộc đời: sống theo bản ngã cá nhân và sống theo kỳ vọng xã hội của con người hiện đại. Lúc hoàn thành bài luận, em cảm thấy đó là một trong những thử thách khó nhất trong đời mình”, Hoàng Mai bồi hồi kể.
Chia sẻ rõ hơn về bài luận cá nhân – một yếu tố quan trọng trong bộ hồ sơ, Hoàng Mai nhớ lại: “Ban đầu em có ý tưởng viết về bình đẳng giới, tuy nhiên sau đó em chỉ đưa ý tưởng này thành một phần của bài viết.
Em muốn viết về sự tương phản đối lập của chính em: một cô gái học trường chuyên nhưng vẫn có chút nổi loạn của tuổi trẻ. Em chơi nhạc rock nhưng điều đó không có nghĩa là em không thích học Văn. Một bạn vẽ rất đẹp nhưng không nhất thiết bạn ấy phải theo con đường nghệ thuật.
Đôi khi chúng ta, nhất là những người trẻ như chúng em, vô tình bị ảnh hưởng bởi ý kiến của số đông và nghe theo trong khi bản thân trong khi những đánh giá không thực sự phù hợp với ý muốn của bản thân mình.
Rất dễ hiểu khi xã hội có xu hướng “xếp” các cá thể (bằng cách giản hoá các các tính riêng biệt) vào các nhóm lợi ích, các hoạt động, các phân nhóm xã hội, nhưng khi những rào cản này ngăn chúng ta nhận ra bản thân thực sự, với tất cả các khía cạnh của bản thân, chúng ta cần phải thoát ra, để thấy chúng ta như chúng ta, không phải là cá tính mà mọi người cho là chúng ta”.
Bên cạnh bài luận cá nhân mà bất cứ trường đại học ở Mỹ nào cũng yêu cầu, trường University of Chicago còn có những bài luận riêng biệt.
Và những nỗ lực của cô gái 17 tuổi đã được đền đáp. Em đã nhận được thư chấp nhận của Hội đồng tuyển sinh trường với mức học bổng là toàn phần.
Hoàng Mai đã đập cửa phòng bố mẹ lúc 4 giờ sáng, ngay khi em biết tin và cả nhà đều không ngờ với con số gần 7 tỷ đồng học bổng cho 4 năm học của em.
Khuôn viên trường University of Chicago – nơi GS Ngô Bảo Châu đang giảng dạy; cũng là ngôi trường Hoàng Mai sẽ theo học vào năm học tới.
Có thể nói việc đi du học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ không đơn giản chỉ là đầu tư về tài chính. Bản thân mỗi em học sinh cũng phải nỗ lực và cố gắng hết mình, cả từ việc học đến các hoạt động vì cộng đồng.
Hoàng Mai bằng sự mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân đã chạm tay đến ước mở của mình. Em sẽ được học tập và nghiên cứu với các chuyên gia đầu ngành từ khắp nơi trên thế giới, và ước mơ của cô gái này là có thể khám phá ra được một luận điểm mới trong lý thuyết đa vũ trụ, và có thể được một giải Nobel như giáo sư Ngô Bảo Châu.
Source: Fan page Du Học Sinh Việt
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過2萬的網紅HannahEd,也在其Youtube影片中提到,#hocbong #duhocsinhMy #cuocsongMy #Ivyleague 3 năm cấp 3 làm gì đề vào được Ivy League? Lưu Minh Dũng, 1 học sinh ưu tú được nhận vào trường đại họ...
sat ivy 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
#HannahEdApplyStory - Bỏ học kiến trúc để săn học bổng 8 tỷ đồng
Hoàng Mai Uyên bỏ dở năm nhất Đại học Kiến trúc, lên lộ trình săn học bổng du học và đã được 9 trường ở Mỹ đồng ý, trong đó có Cornell.
Đến cuối tháng 4, sau gần nửa năm nộp hồ sơ vào 20 đại học, Uyên được các trường: Cornell, Hobart and William Smith Colleges, Rochester Institute of Technology, Miami University, Drexel University, Augustana College, Depauw University, Miami University, College for Creative Studies cấp học bổng.
Uyên đã chọn ngôi trường mình hằng mơ ước - Cornell (thuộc nhóm tinh hoa Ivy League) với mức học bổng toàn phần hơn 336.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) cho 4 năm học.
Hành trình du học của nữ sinh quê Khánh Hoà không bằng phẳng như nhiều người. Hồi nhỏ, Uyên thích hội họa, có thể vẽ mọi lúc, mọi nơi. Thấy đam mê của mình không được mọi người thấu hiểu, nữ sinh dần khép mình và tìm đến sách như một sự giải tỏa. Cô học trò dành hết tiền tiêu vặt để mua sách báo. Uyên biết nhiều câu chuyện của du học sinh kể về trải nghiệm học tập và hoạt động nghệ thuật trong môi trường mới. "Tìm cơ hội du học, đó sẽ là cách để mọi người xung quanh thay đổi suy nghĩ về tôi", Uyên kể.
Bày tỏ ý định du học với gia đình từ lớp 7 nhưng liên tục bị phản đối, Uyên thi vào Đại học Kiến trúc TP HCM theo mong muốn của ba mẹ. Nhưng Uyên nhận ra mình không phù hợp với môi trường ở đây nên muốn thôi học một thời gian để tự do khám phá bản thân. Thấy con kiên quyết, ba mẹ dần chấp nhận, cho cô một cơ hội thử sức.
Khởi đầu cho hành trình tìm suất du học của Uyên là việc tham gia kỳ thi SAT đợt tháng 8/2020. Với kết quả 1350 điểm, Uyên chưa hài lòng nên đăng ký tiếp hai đợt thi tháng 9 và tháng 10 nhưng đều bị hủy do Covid-19. Thay vì điểm số, Uyên chú tâm vào các hoạt động ngoại khóa và bài luận để hồ sơ có điểm sáng.
Trong bài luận văn gửi đến các đại học, Uyên nói về vốn sống quan trọng là những trải nghiệm trong các hoạt động xã hội từ thời học sinh. Hồi là nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu (Khánh Hòa), thấy ở trường ít sự kiện, đội nhóm, Uyên "khăn gói" lên TP HCM để nộp hồ sơ vào nhiều câu lạc bộ với mong muốn được trải nghiệm. Cô từng là thành viên nhỏ tuổi nhất của S.E.P Project - AIESEC HCM tham gia chuyến đi tình nguyện dạy giáo dục giới tính cho các em học sinh tiểu học và THCS tại Bình Phước.
Lên lớp 11 và 12, Uyên cùng các bạn trong lớp thành lập câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức sự kiện Haloween đầu tiên trong trường. Vào Đại học Kiến trúc, Uyên tham gia nhiều tổ chức tình nguyện với các hoạt động giảng dạy, phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật. Trong hơn một năm, cô hoạt động dưới nhiều vai trò: trợ giảng tiếng Anh, dạy vẽ, làm truyền thông, hỗ trợ tổ chức các lớp học thể thao, văn nghệ, chụp hình.
Ngoài bài luận chính, các trường đều yêu cầu thêm 1-2 bài luận phụ nên cô mất thời gian suy nghĩ, chỉnh sửa. Nếu không rõ thế mạnh của mình, ứng viên sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn chủ đề phù hợp. "Tôi đã dành thời gian trả lời hơn 100 câu hỏi về cuộc đời mình, viết gần 20 trang tóm tắt hành trình trưởng thành, từ mẫu giáo đến hiện tại để biết mình thực sự quan tâm đến vấn đề gì", nữ sinh nói.
Trong hai tháng, cô hoàn thành bài luận chính với chủ đề bình đẳng giới, sức mạnh của người phụ nữ thông qua câu chuyện về cuộc đời của bà nội. Thời đó nhà nghèo, một mình bà phải làm 10 công việc một lúc để nuôi bốn người con, từ làm mắm, bán nước mía, bán chè, phục vụ... Ai thuê gì, dù vất vả cỡ nào bà cũng nhận. "Nghị lực của bà nội đã nuôi sống cả gia đình, đó là điều phi thường mà bà đã làm được. Em sẽ đưa giá trị của bà lên cho mọi người thấy chứ không chỉ chôn vùi trong hai chữ phụ nữ", Uyên nói.
Ngoài ra, nữ sinh gửi cho trường bài luận phụ lấy cảm hứng từ mái tóc. Từ hồi học phổ thông, Uyên gặp áp lực nên tóc rụng nhiều. Cô biết tóc rụng thường là biểu hiện của lo âu, áp lực nhưng thay vì lo sợ và trốn tránh, Uyên biến nó thành cảm hứng và động lực sáng tạo. Mỗi lần gội đầu, cô không vứt đi mà dính chúng lên tường, sáng tạo những bức tranh bằng đường nét của tóc.
Cô cũng gửi cho các trường 30 tranh vẽ và thiết kế trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh chì, tranh sơn dầu, thiết kế đồ họa. Mỗi tác phẩm, Uyên lại đính kèm một bài luận nhỏ về ý nghĩa nó đem lại cho bản thân.
Uyên nộp hồ sơ vào 6 trường ngay đợt xét sớm (tháng 11/2020) và trúng tuyển 5 trường với mức học bổng khá cao. Duy nhất Cornell có kết quả không như mong đợi, hồ sơ của Uyên bị đưa vào danh sách chờ để xét đợt sau. "Kỳ vọng nhất vào trường này nên lúc đó tôi rất hụt hẫng, cho đây là lời từ chối nhẹ nhàng của họ", Uyên nói.
Trong thời gian đợi, Uyên thấy cần thành lập và quản lý một tổ chức riêng để tự tin hơn vào bản thân. Được sự ủng hộ của bạn bè, nữ sinh sáng lập The Cardboard House - dự án thu gom bìa carton để dựng lên những mô hình nhà, đồ chơi dành tặng cho các em ở trại trẻ mồ côi và lớp học tình thương. Uyên cập nhật hoạt động này vào hồ sơ gửi trường Cornell kèm một bức thư bày tỏ niềm yêu thích với trường.
Trong đợt xét hồ sơ tháng 1 năm nay, Uyên nộp thêm 14 trường. Trong hai tuần, cô nhận liên tiếp 7 lá thư từ chối, đa số từ những trường mơ ước. Thấy con không đạt được kết quả như ý, ba mẹ khuyên cô học tiếp ở Việt Nam, từ bỏ ý định ra nước ngoài.
"Đó là khoảng thời gian áp lực nhất. Tôi đăng ký nhiều lớp học và làm thêm, khiến mình bận rộn nhất có thể nên không để ý ngày trả kết quả của trường Cornell", Uyên cho biết.
Một ngày đầu tháng 4, cô đi dạy thêm như thường lệ, khi về kiểm tra email mới biết mình nhận được thư chúc mừng từ ngôi trường danh giá. Nữ sinh bất ngờ đến mức chỉ ngồi nhìn máy tính cả chiều, không có tâm trí làm việc. Cô báo tin cho ba mẹ mà không biết nói gì ngoài câu: "Con đậu rồi".
Các trường đại học bên Mỹ không bắt sinh viên chọn chuyên ngành từ năm đầu, nên Uyên mong muốn được trải nghiệm nhiều nhất có thể, chẳng hạn như Kinh tế học, Truyền thông, Khoa học môi trường.
Cố vấn cho Uyên trong quá trình làm hồ sơ du học, chị Nguyễn Thủy Tiên nhận xét cựu nữ sinh Kiến trúc rất chăm chỉ, khiêm tốn, không bao giờ viện cớ cho những điều mình làm chưa tốt. "Tôi yêu cầu Uyên sửa tới 40 lần phần hồ sơ nghệ thuật nhưng em luôn hoàn thành đúng hạn, không chán nản. Dù đôi lúc rụt rè, tự ti nhưng chính tinh thần cầu tiến đã giúp em đạt được ước mơ du học", chị Tiên cho biết.
Link: https://bit.ly/39iAJLI
Nguồn: theo Diệu Uy báo Vnexpress
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
sat ivy 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
#HannahEdApplyStory - Nam sinh nhận học bổng hơn 7 tỷ của Ivy League
Phùng Duy Hưng, lớp chuyên Toán, trường THPT Hà Nội Amsterdam trúng tuyển Đại học Cornell, Mỹ với học bổng trị giá 280.000 USD.
Phùng Duy Hưng sinh năm 2003. Ngay từ khi vào cấp ba, Hưng đã xác định sẽ đi du học. Vì vậy, nam sinh đầu tư luyện thi SAT từ sớm. Khởi điểm chỉ đạt 1490, Hưng chưa bằng lòng và chăm chỉ luyện tập nên đã giành được 1540 trên1600 điểm trong đợt thi ngày 26/9/2020. Tự tin vào khả năng học thuật, Hưng cũng đăng ký thi thêm ba môn SAT II: Toán, Lý, Hoá và đạt điểm tuyệt đối 800.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Duy Hưng đăng ký vào Đại học Cornell thuộc khối Ivy League, top 8 trường đại học đào tạo hàng đầu nước Mỹ. Trong quá trình chọn trường với sự hướng dẫn của trung tâm American Study, Hưng ngưỡng mộ giá trị giáo dục mà Cornell hướng tới. Trường này mở ra cơ hội cho tất cả học viên từ mọi tầng lớp, quốc gia khám phá ngành học yêu thích.
"Ban đầu tôi khá băn khoăn vì Đại học Cornell có tỉ lệ chấp thuận chỉ 11% vào năm 2019, rất nhiều ứng viên xuất sắc khác cùng nộp hồ sơ. Nhưng được hừa hưởng tính cách phóng khoáng của bố, tôi có được sự quyết đoán với lựa chọn của mình. Tôi cũng nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ phía gia đình và các tư vấn viên ở American Study để nỗ lực đỗ vào trường", Hưng chia sẻ.
Nhìn lại hồ sơ ứng tuyển, Hưng tự hào về bài luận hay và nhiều giải thưởng cờ tướng. Trong bài luận, Hưng chia sẻ quá trình thi đấu cờ tướng từ năm 7 tuổi, đạt nhiều giải thành phố và giành được huy chương bạc, vàng quốc gia. Chơi cờ giúp rèn luyện trí óc, kỹ năng tính toán, phân tích, cũng như sự kiên trì.
Ngoài ra, ở bài luận, Hưng cũng chia sẻ quá trình được truyền cảm hứng từ bố, một doanh nhân ngành hàng không về trải nghiệm thú vị trong ngành chăm sóc khách hàng. Nam sinh trình bày hành trình tìm ra ước mơ thành lập doanh nghiệp xã hội từ những dự án từ thiện Hưng theo đuổi trong hai năm. Hưng giới thiệu mô hình doanh nghiệp xã hội giải quyết vấn đề kinh tế những nước đang phát triển gặp phải. Bài luận của nam sinh đã thuyết phục ban tuyển sinh Cornell cấp tấm vé vào khoa Kinh tế Ứng dụng và Quản lý Kinh doanh.
"Hành trình hướng tới ước mơ thành lập doanh nghiệp xã hội của tôisẽ không chỉ dừng lại ở bức thư trúng tuyển. Khi du học, tôi sẽ kết nối với những sinh viên cùng theo học đại học Cornell, tự nghiên cứu về các môn năm nhất đại học. Tôi đã sẵn sàng cho hành trang ở trường đại học của mình. Tôi đặt mục tiêu theo đuổi điều mình yêu thích và học từ chính những thất bại của mình, để hoàn thiện và đạt được ước mơ", Hưng chia sẻ.
Link: https://bit.ly/3A6Bq6r
Nguồn: báo Vnexpress
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
sat ivy 在 HannahEd Youtube 的最佳貼文
#hocbong #duhocsinhMy #cuocsongMy #Ivyleague
3 năm cấp 3 làm gì đề vào được Ivy League?
Lưu Minh Dũng, 1 học sinh ưu tú được nhận vào trường đại học Dartmouth là 1 trong 8 trường thuộc khối Ivy League với suất học bổng toàn phần trị giá 293,000 đô ( tương đương 6,7 tỉ đồng). Nghe thật hoành tráng phải không các em? Schofans hãy cùng nhau tìm hiểu xem cậu nam sinh tài năng này đã làm được những gì trong suốt những năm tháng cấp 3 của cậu để có thể đặt chân vào ngôi trường danh giá này nhé!
Video được phát trên youtube HannahEd, cả nhà bạn nào có xem youtube ghé qua xem lại các video rất hay cũ và đăng ký ủng hộ kênh nha.
https://youtu.be/kgfBhFjoqoQ
?ĐỪNG QUÊN KẾT NỐI VỚI CÁC KÊNH KHÁC CỦA MÌNH ĐỂ KHÔNG LỠ INFO HAY NHÉ:
WEBSITE: https://hannahed.co/
FACEBOOK: https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/
GROUP FB: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/
INSTAGRAM: https://www.instagram.com/hannahed.co/
Email mình nếu bạn muốn hỏi bất cứ điều gì: [email protected]
Mình có các lớp tìm và apply học bổng online. Lớp Research/Phd Mentor. Mentor học bổng 1on1. Review hồ sơ. Tập phỏng vấn.
sat ivy 在 MADE by Radw Youtube 的精選貼文
Curious about what it's like living in Malaysia as an African / Black person? Are you a student or expat living in Malaysia or thinking of doing so? Then settle down 'cause you've come to the right place :) This video is wayyyyyy overdue considering the fact that I've lived in Malaysia for 7 and a half years and I've had this youtube channel for the past 4 years. Filmed videos just like this but they sat on my computer because of the "what ifs". Finally, Ivy my Kenyan friend and I are opening up about our experiences in Malaysia: the good, bad and the ugly.
Can you relate? What are your thoughts? Comment down below - let us know! Take care of yourself and your loved ones :)
Check out Ivy's channel here: https://www.youtube.com/channel/UCLFcb0f6hwnu5YMXcTLPmXw
And her instagram: https://www.instagram.com/ivywambaa
If you enjoyed watching this video, subscribe for more! https://www.youtube.com/madebyradw?sub_confirmation=1
For business enquiries/collaborations email picturadw7@gmail.com
Donate to support me and my channel here: https://www.paypal.me/eahwoi
Follow me, why dontcha? :) ⬇️
? Instagram / Facebook : @MADEbyRadw
https://www.instagram.com/MADEbyRadw
https://www.facebook.com/MADEbyRadw
https://www.instagram.com/BuyMADEbyRadw/
Check out my other videos! :)
What I like about Malaysia:
https://www.youtube.com/watch?v=YrNKH5tQzCo
Downtown Kuala Lumpur, Malaysia : https://www.youtube.com/watch?v=eswLf7mFf2U
Drug store foundation for dark skin in Malaysia: https://www.youtube.com/watch?v=KEnTraleRmI
Leaving Malaysia : https://www.youtube.com/watch?v=8v4IP_PI8AE&t
Buying my new Canon G7X Mark III: https://www.youtube.com/watch?v=yukvIjLBQUc
Malaysia vlogs : https://www.youtube.com/playlist?list=PLNGNBUj5npjx6VlKzsW-s0kwqJxz5K3iJ
Being Black in Malaysia : https://www.youtube.com/playlist?list=PLNGNBUj5npjyar-XJ8P9izhKszPRKjukO
Filming Details
Camera: G7X Mark III
Mic: Saramonic SR XM1
Editor: Final Cut Pro X
Music: Vlog no copryright music
living in kuala lumpur, black in asia, black in malaysia, studying in Malaysia, African studying in Malaysia, black in kuala lumpur,