HALLYU - CƠN SÓNG TỪ ĐẠI HÀN tại VIỆT NAM.
Nếu được hỏi điều gì đóng một vai trò ảnh hưởng nhiều đến nền thời trang (và đặc biệt là thời trang được phố) tại Việt Nam - mình xin được đề cập tới một trong những điều mấu chốt mang tên “HALLYU” - cơn sóng văn hoá từ Hàn Quốc.
Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản - luôn được mệnh danh là “Con rồng của Châu Á”. Sự ảnh hưởng của Hàn Quốc không đến từ sức mạnh quân sự (ho he là bị anh Kim Jong Un hăm he liền) mà đến từ một nền kinh tế thịnh vượng với các tập đoàn Chaebol (Tài phiệt) - một hệ thống cha truyền con nối miêu tả các thế lực kinh tế của xứ Nam Triều Tiên. Chúng ta có Samsung (Đối trọng với Apple), chúng ta có Huyndai Motor, chúng có LG, Kia Motor, CJ Group… những cái tên đang đóng một vai trò rất lớn không chỉ mà Hàn mà còn thế giới.
Cũng như vậy - văn hoá Hàn được tuyên truyền ra thế giới thông qua các kênh kinh tế và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các tập đoàn kia. Và điều này càng đặc biệt đúng với Việt Nam, khi là bệ phóng của cơn sóng “HALLYU” lên thời trang. Người Việt đã được “bồi bổ” văn hoá và phong cách, đời sống của người Hàn thông qua hai thứ công cụ mạnh mẽ là phim Hàn (K-Drama) và nhạc Hàn (K-pop). Trải qua hơn hai thập kỉ, người Việt chúng ta đã Theo dõi hơn cả trăm, cả ngàn phim Hàn (Từ Giày Thuỷ Tinh, Nấc thang lên thiên đường đến mấy phim gần đây..). Kpop còn khủng khiếp hơn, hẳn những cái tên như DBSK, BIGBANG, Super Junior, TVXQ, SNSD, 2NE1, Birain đã thấm nhuần thế hệ 8x 9x đời đầu của Việt Nam. Rồi để bây giờ, BTS và Black Pink thống trị các bản nhạc tại đất nước ta với lượng fandom hùng hậu (Và cả thế giới cũng vậy). Công nghệ (Mobile/SocialNetwork/Stream - Youtube) và các tập đoàn kể trên đã là 1 kênh quảng bá khủng khiếp cho nền văn hoá “HALLYU”.
(Nhưng phải công nhận người Hàn giỏi và sự đầu tư chất xám khủng khiếp của chính phủ khi chi tiền thẳng tay cho người ta đi học kiến thức nước ngoài về xây dựng đất nước - như thời Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản. Thành quả là phải hơn mấy chục năm, người Hàn đã có chỗ đứng quan trọng trên thế giới - thời trang, kinh tế, điện ảnh - mới đây Parasite “Kí sinh trùng” đã đoạt giải Quả Cầu Vàng cho phim nước ngoài xuất sắc nhất).
Hẳn đây là 1 câu chuyện dài - thông qua sự va chạm về “mắt nhìn, tai nghe” thông qua K-Drama và K-pop, hẳn nhiên chúng ta đã bị ảnh hưởng dù là cố ý hay tự nhiên trong tiềm thức về thời trang của người Hàn hay xu hướng ở đó. Sự bắt chước đơn thuần chỉ là tôi muốn mặc hao hao giống idol (được 80% Gdragon mình cũng chấp nhận là copy-cat) dần dà nó lại trở thành thói quen và thế giới quan thời trang của nhiều người ở Việt Nam (Không hề có ý xấu nhe, vì mình cũng vậy). Gần đây - giới underground của Hàn cũng phát triển cực kì mạnh mẽ, kể về âm nhạc và visual (Những cái tên như Dean, Kid Milli, Woo, 99%IS thì không cần nhắc lại).
Nên nói “Hallyu” đóng vai trò quan trọng trong nền tảng phát triển thời trang đường phố Việt Nam cũng không hề sai.
Nắm bắt được điều đó - người Hàn đầu tư mạnh tay hơn vào K-Fashion và K-Beauty. K-fashion thì nếu ai chưa biết - toàn bộ chi phí cho Seoul Fashion Week là do chính phủ hỗ trợ gần như hoàn toàn. Họ mời các nước phương Tây, kinh đô thời trang đến theo dõi các local brands ở Hàn xây dựng như thế nào - chi tiền mời các photographer nổi tiếng tới chụp lên các mặt báo có tiếng tăm như VOGUE, GQ, NYTimes. Bằng cách đó, “HALLYU” ngày càng bành trướng lên cả nền thời trang của thế giới. Nhiều thương hiệu thời trang của Hàn Quốc bắt đầu có tiếng nói toàn cầu.
Trong khi đó, ở các nước bạn bè (Ngay cả Tokyo, SIngapore và Việt Nam ta) - một nhà thiết kế trẻ nào muốn giới thiệu collection của họ. 1 là gọi tài trợ hay tự trả tiền thì mới có thể được biết đến (Chút ít). Điều này chúng ta nên học hỏi người Hàn.
Như tính toán - bởi sự gặm nhấm từ từ của K-POP và K-Drama đến công chúng. Các thần tượng mặc gì, fandom sẽ lùng sục và tìm kiếm theo. Một cách nào đó, thời trang của nước Hàn cũng phát triển theo (do các idols mặc nó mà). Một hệ sinh thái khép kín và hoàn hảo. Sự hấp dẫn không thể chối từ - ngày càng nhiều collabs chất lượng của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu với các local brands Hàn. Mới gần đây thì có Peaceminusone x Nike (Gdragon) - gần như bùng nổ truyền thông, không chỉ người Á Châu mà các celebs Châu Âu, Mỹ cũng phải tìm kiếm đôi Nike PMO của một nghệ sĩ Hàn Quốc.
Thành công càng làm cho chính phủ Hàn Quốc mạnh tay tài trợ cho việc đầu tư thời trang mạnh mẽ (Vì món lời là hoàn toàn to). Seoul Fashion Week giờ nghiễm nhiên được sánh vai chung hàng với tứ trụ London, NewYork, Paris và Milan Fashion Week. Thêm một điều, không cần phải chi tiền - giờ các đầu báo phải tự tìm tới và truyền thông về các sự kiện thời trang ở Hàn.
Hàn Quốc - đã là cái ao làng của nhiều thương hiệu - Juun.J, ADER Error đã vươn bàn tay ra ngoài thế giới và có các retail store ở London, Paris.
Quân sự có thể uy hiếp được 1 cộng đồng - nhưng văn hoá với sự hấp dẫn và thấm từ từ lại thể hiện sự điều khiển tinh thần Theo một cách quyến rũ hơn.
milan fashion week brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
FASHION SHOW - GIÁ TRỊ CÒN CÓ HAY KHÔNG?
Ngành công nghiệp thời trang hiện nay - được coi là 1 trong những ngành kiếm tiền kinh khủng nhất của quả đất này. Guồng xoáy “Fast fashion” đã cuốn phăng từ những thương hiệu nhỏ lẽ đến các tên tuổi tầm cỡ.
Một năm có bốn mùa - tương ứng với 4 bộ sưu tập mang tên Spring/Summer: Xuân/Hạ, Fall/Winter: Thu/Đông, Resort và Pre-fall - ngoài ra thêm vào đó nữa là các tuần lễ thời trang (Fashion Week) phải đi kèm với các buổi runway, trình diễn thời trang đắt tiền ( Ít nhất là khoảng 2 lần cho 1 năm). Chúng ta có bao giờ tự đặt câu hỏi rằng : Liệu các buổi trình diễn thời trang, có còn quá cần thiết hay không?
Thời thế đã thay đổi - công nghệ đã đánh dấu sự quan trọng của nó trong tất cả mọi thứ, lối sống, cách mua hàng và thời trang cũng vậy. Việc chi nhiều tiền để thực hiện các fashion show - để các thương hiệu showup các bản runway khét tiếng của mình và bán ra 1 bản Ready-to-wear hoàn toàn khác có thực sự cần thiết. Khi mà lượng người theo dõi qua mạng xã hội (Youtube, Instagram hay Facebook) đều có thể nắm rõ được 1 Fashion show hay chi tiết đồ như thế nào chỉ thông qua có còn màn hình. Và xin nhắc lại - ngành thời trang cũng là 1 ngành xả ra môi trường vô số chất độc hại đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng.
Để so sánh - chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử của việc setup Fashion Show như thế nào?
Cái nôi của Fashion show - Theo cuốn lịch sử của ngành công nghiệp thời trang, viết bởi Francessca Sterlacci và Joanne Arbuckle - bắt nguồn từ Paris. Kinh đô của ánh sáng và thời trang, đã là nơi những show diễn thời trang bắt đầu, vào những năm 1800.
Và buổi trình diễn đầu tiên là dựa trên womenswear (Đồ phụ nữ) - thể hiện sự sáng tạo của các nhà thiết kế và cung cấp cho chị em một cái nhìn cụ thể. Chỉ đơn giản là một buổi mặc những sản phẩm trên 5 models nữ khác nhau và diễn ra khoảng 4 lần/ năm.
Lấy nguồn cảm hứng từ Paris - nền tảng đầu tiên của Fashion show được truyền tải tới “Big Four City’ của ngành thời trang. Đó là 4 cái tên mà nhắc tới ai cũng đều biết là Kinh Đô của nền công nghiệp này - bao gồm: Paris, Milan, London và New York.
Dù vậy - “Fashion show” những ngày này vẫn giữ các nguyên tắc vàng của mình. Đó là : “Fashion show” chỉ dành cho những vị khách hàng quan trọng, những khách hàng VIP - những người mua trọng điểm *Mass buyer* và cánh nhà báo (Những người phê bình, editor có máu mặt). Giới công chúng sẽ không được nhìn những sản phẩm có trong fashion show cho đến khi chúng xuất hiện tại các cửa hàng (trung bình từ 4-6 tháng). Chẳng bù bây giờ - fashion show là tầm 1 tiếng sau hình ảnh đầy trên mạng xã hội rồi.
Các bạn có biết vì sao các fashion show tổ chức ra mà Theo một timeline mà không bị trồng chéo không. 4 thành phố lớn với đồ sộ các nhà thiết kế muốn tổ chức fashion show - nên cần 1 kế hoạch để tránh bị nhầm lẫn và không đụng chạm giữa các thương hiệu - cho nên kinh thánh của ngành “Fashion Show” mang tên “Fashion Calendar” (Lịch Thời trang) đã được tạo ra từ những năm 1950s từ những hội đồng thời trang để đảm bảo ai cũng có thể phô diễn được sức mạnh của mình mà không bị trùng với bất kì nhãn hàng nào khác. Năm 2014- Fashion Calendar đã được mua lại bởi CFDA ( Hội đồng những nhà thiết kế thời trang của Mỹ) nhằm thể hiện tham vọng của người Mỹ trong việc kiểm soát được các nhà thiết kế trẻ và xu hướng hiện tại.
Trước những fashion show diễn ra nhỏ lẻ và diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau - ý tưởng Fashion Week được đưa ra để tập trung tất cả những thương hiệu lớn, trẻ và tiềm năng tại chung 1 địa điểm - 1 thời gian để không chỉ thống nhất mà còn tạo ra 1 lễ hội thực sự dành cho những con người đam mê thời trang. Fashion Week bắt đầu vào năm 1993 tại New York, 1 trong Big 4 và kéo dài tới tận ngày hôm nay.
Và tại đây - bên cạnh các fashion show bình thường - thì giống như 1 cuộc thi vậy. Các bạn nên nhớ là mỗi Fashion Show sẽ tập trung rất nhiều Buyers máu mặt, những Bloggers tầm ảnh hưởng lớn và các KOLs (đúng nghĩa là KOLs nhé) có thể thay đổi được tập tính mua của một thị trường. Tất cả anh tài của giới thời trang sẽ tụ tập về Fashion show - cho nên ngoài trình diễn thời trang - đây còn là 1 cơ hội để các brands thi thố, “khè nhau” về concept, ý tưởng - cách thực hiện sân khấu - đạo diễn, cách đi runway. Sao cho độc lạ nhất, sao cho ấn tượng nhất và hấp dẫn những cái tên “máu mặt” nhất. Tất nhiên, chi phí là không hề rẻ.
SỰ THAY ĐỔI - NHỮNG VẾT NỨT ĐẦU TIÊN:
Những cái đầu cáo già và kinh doanh bắt đầu nhúng tay vào Fashion Show. Họ nhận ra các chương trình quá nhiều, số lượng đồ cần lên lịch quá lớn và một điểm nữa rằng: số đồ xuất hiện trong fashion show không được bán ngay lập tức - cũng không bán toàn bộ mà phải tận 6 tháng sau - những người quan tâm mới có cơ hội để sở hữu. Trong khi đó - kinh tế thay đổi, cuộc sống con người cũng thay đổi theo - chìa khoá sống còn hiện tại chính là tiếp cận thị trường để tối ưu hoá việc mua bán - thì Fashion Show như 1 bức tường không hề nhỏ để nắm bắt xu hướng thị trường chung trong thời kì kĩ thuật số.
Những gã nhà giàu - bắt đầu drop tính truyền thống và chạy Theo doanh số và tính thực tiễn. Burberry là người đầu tiên - thay vì 4, giờ chỉ còn 2 collections cho 1 năm - không phân chia menswear và womenswear mà gom lại thành 1 buổi thống nhất, không đặt nặng runway mà còn kết hợp cả đồ “Ready-to-wear” - điều này đồng nghĩa là 6 tháng chỉ là 1 con số thôi - đồ tao làm trên fashion show có thể bán ngay tại cửa hàng chỉ 1 tuần sau đó.
Thời đại đã thay đồi Fashion show một cách rõ ràng nhất. Không còn quá nặng nề về tính bảo mật - ngày nay, các show được thoải mái chụp hình cho các kênh media. Ngoài ra nó còn được livestream - phát trực tiếp cho những khán giả không có mặt tại fashion show, vẫn có thể theo dõi dễ dàng ngay tại phòng riêng của họ. Không nhắm tới khách hàng đặc biệt, các brands bây giờ chú tâm vào khán giả và thị trường đại chúng. Mục đích đã bị thay đổi - không dành cho những người đam mê thời trang thuần nhất nữa - các fashion show ngày nay, chỉ với một mục đích rõ ràng nhất, thu hút càng nhiều người càng tốt - vì lẽ dĩ nhiên, nó sẽ dẫn tới doanh số và tiền càng nhiều.
Fashion show của ngày xưa đang hấp hối những hơi thở cuối cùng - vì dòng chảy của thời đại và công nghệ.
Ngày xưa - các cửa hàng, đối tác là một trong những phần quan trọng của các thương hiệu và fashion designer vì đó là kênh bán chính thống và mang lại hình ảnh thương hiệu của họ. Ngày nay thì không - mọi thứ đều dễ dàng đặt lên website riêng của họ và bán ra tới ngừoi tiêu dùng 1 cách dễ dàng. Nhưng cái thiếu ở đây chính là sự trải nghiệm, sự hiểu concept và nội dung thương hiệu. Cái cảm giác chờ đợi 6 tháng có lẽ đã không bao giờ còn và tồn tại trong thế giới quan nhanh chóng này.
GIÁ TRỊ CỦA ĐỒ RUNWAY?
Các bạn luôn biết rằng đồ Runway luôn có 1 giá trị cực kì cao vì nó không dễ mua và cũng không hẳn là dễ bán ra ngoài. Ngoài ra - vì xuất hiện trong runway với chi phí đầu tư cực kì cao thì giá bán của 1 runway items cũng phải tính Theo công thức GIÁ BÁN = GIÁ SẢN XUẤT + GIÁ MARKETING + GIÁ TỔ CHỨC RUNWAY. Nên tất nhiên, giá cao là chuyện bình thường vì nó cũng là 1 kiểu limited edition dành cho những dân chơi thực thụ.
Và nó là 1 con dao hai lưỡi - khi mà những con cáo già kinh doanh lợi dụng cái mác “Runway” này để thổi phồng các items của họ và bán với giá trên trời. Tiêu biểu chắc là Gucci và Balenciaga -các mặt hàng theo mình nhìn là kiểu ready-to-wear nhưng họ sẵn sàng bỏ trong runway để mang các label” Runway Item” để hợp thức hoá cho những con chiên ngoan đạo về giá trị thực sự của món đồ.
Trong khi đó - so với các brands mang tính lịch sử và thời trang hơn như là CDG, Yohji Yamamoto..thì đồ runway thường giá rất cao vì nó là linh hồn của nhà thiết kế. Chi tiết cầu kỳ, màu sắc không bắt bài được và thường không bán đại trà, chỉ tại các sự kiện vô cùng đặc biệt hay đấu giá - có vẻ những người lớn tuổi vẫn mong muốn giữ lại được giá trị cốt lõi của Fashion show.
Ngoài ra- chi phí runway cũng là 1 chuyện đáng cần nhắc - khi mà công nghệ đã cung cấp cho người xem những cái nhìn chân thực về Fashion show mà họ không cần tham gia. Vậy thực sự chi phí bỏ ra cho 1 runway có cần phải cao một cách quá vô lí như vậy không khi mà mục tiêu khách hàng là đại trà và họ không cần phải trực tiếp tham gia. Tính chất bắc cầu cũng lập nên - khi mà chi phí giảm thì các mác đồ “Runway Item” có cần phải cao như vậy nữa không.
Fashion show đang thay đổi và những giá trị của nó cũng đang thay đổi theo hơi thở của thị trường.
milan fashion week brands 在 蔡昕晏 Facebook 的最佳貼文
我的好姊妹吳宜樺,參加超模之路 羅倫模特爭霸賽,總決賽就在今晚,我相信她會再次成為台灣之光,請大家一起為她加油打氣!!!
雖然現在宜樺在米蘭,但她在台灣同時也參與新宅男女神票選活動,希望大家可以一起用行動的方式,支持她、鼓勵她!!!
宅男女神投票網址:(第二票請選純情女神,每日都可以投一票唷)
http://www.ettoday.net/events/goddess2013/lady.php…
昕晏非常感謝大家的幫忙!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
宜樺在義大利的競爭遠比我們想像的激烈,19歲獨自一人代表台灣出國比賽,並登上義大利媒體,讓台灣的名字在國際上更響亮。
文中寫到這個比賽讓台灣,中國與義大利的文化和經濟更緊密。
比賽已經進入決賽期,希望大家可以持續關注並關心宜樺,有任何宜樺最新的消宜或是她本人都會來更新這個官方粉絲頁。
以下為完整義大利報導中文翻譯~如果有翻譯不完整的地方請見諒。
In Rome , where they arrive after shooting a part of the program in Tuscany and Umbria , the waiting lessons and fashion shows in major hotels in the capital , photo shoots and filming with the background of historical monuments, shopping in Via Condotti to learn the best of our brands and even cooking lessons and golf.
她們在完成托斯卡納和翁布里亞的節目拍攝部分後來到羅馬,到首都的各大主要飯店學習等待的課程和時裝訓練,同時也外景到歷史古蹟的場景進行影片和平面的拍攝作業。在Via Condotti的購物大街購物,學習我們最佳的品牌學,甚至是高爾夫課程和烹飪課程。
The beautiful Chinese must be selected in the successful talent show called " Top Models on the Road by Loren Models ," in homage to the great Sophia .
這些美麗的中國女生必須經過才藝選秀”模特之路.羅倫模特兒”來向偉大的羅倫.索菲亞致敬。
The reality show airs on television in the province of Guangxi in southern China and was revived by the national television network " CCTV " , with about 40 million viewers .
這部實境秀在中國廣西省電視上播出,並復興了中國央視,約有4千萬的觀眾群。
Italy has chosen to turn ten episodes , in a program of economic and cultural exchanges taking place between our country and the Republic of China, promoted by the Italian Ministries of Foreign Affairs and Economic Development.
義大利方面已經購買了十集的版權,這使義大利和台灣與中國有了更多的經濟和文化交流,整個活動由義大利外交部和經濟發展部門推動。
The stars of the reality are guided by the executive producer of the program in Italy Steven Lou , PR China who lives between Milan and Beijing and in 2010 opened a modeling agency that has called " Loren Beijing International Model Management Co. , ltd » , in honor to the extraordinary career of a symbol of Italian beauty like Sophia Loren , launching a beauty contest , which provided the final stop in Italy.
這部實境秀由知名義大利製作人Steven Lou,Steven Lou時常往返米蘭和北京之間,並在2010年開了一間模特公司”羅倫北京國際模特管理有限公司(ltd)”,公關表示這個名子是為了象徵卓越的模特兒生涯如義大利美女索菲亞羅倫一般,並推出選美比賽,而國際總決賽就在義大利。
The goal of the talent is to enhance the excellence of Italian in China : in fact, the models must demonstrate that they have acquired the knowledge of the products and the Italian culture , learning processes, production techniques and quality craftsmanship.
培育人才的目標是為了提升義大利在中國的模特市場。事實上,模特兒必須在比賽中證明她們已獲得義大利的文化素養和品牌知識,注重學習過程,了解生產技術和優質的工藝。
For girls it was developed an intense program this week in the capital.
這些女孩在義大利首都羅馬要開創一個激烈競爭的節目。
Explains Stefano Fiori , president of the Tourism Unindustria and company owner Univers , which organized the hospitality and the activities for days in Rome : " It started with a ride in the center of Rome for shooting and filming and photographic tv , then there is a cooking class at the Sheraton Roma and the parade poolside at the same hotel . The third edition provides golf lessons and shots in the halls of Villa Bulgari to Bottega Veneta , Fendi and Dolce Gabbana .Farnesina . In addition, the Univers offers personal shopper , our Alessandro Bentivegna the models that explain the basics of Italian style and fashion and the importance of selecting a complete wardrobe and refined, thanks to a targeted shopping . "
Tourism Unindustria總裁,Univers公司的老闆斯特凡諾菲奧里構思了在羅馬的行程和熱情的活動並解釋說:拍片與拍照活動開始於行走在羅馬街頭,然後有一個烹飪班在羅馬喜來登飯店,並在飯店游泳池周邊拍攝大片。第三項競賽是提供高爾夫課程然後在寶格麗別墅區的Bottega Veneta , Fendi and Dolce Gabbana Farnesina提供個人購物,模特要完成對義大利風格和時尚基本知識的解讀,並創造完整的衣櫃和成品,這就考驗了模特兒們的應用能力。
On Thursday, he will move from theory to practice and the ten beautiful Chinese will land between the windows of the shops of Via Condotti and its surroundings, where the filming will be done as you experiment with clothes and accessories from the best brands , from Bulgari to Bottega Veneta , Fendi and Dolce Gabbana .
上星期四,節目已開始從理論教學階段進行到實踐的階段。十位美麗的華人小姐將在Via Condotti購物中心和四周圍的地區完成第一階段的拍攝競賽。搭配上最好的品牌的衣服和配件,如Bulgari,Bottega Veneta , Fendi 和Dolce Gabbana .
The talent documents the career of aspiring models and the choice of Italy as a backdrop is a recognition of its role as a global arbiter of elegance.
這些有抱負的模特將在她們自己的模特生涯紀錄成為明星的過程,而且將義大利做為競賽背景就更確認是全球性時尚和優雅的角色。
Not only the ten aspiring models and all the staff of the reality , but also the millions of Chinese viewers , so they will have a strong inition of Italian lifestyle .
不止這十位佳麗和羅倫大賽的工作人員,而是數百萬的中國觀眾,都將會培養出義大利時尚的生活態度。
文章出處:http://www.ilgiornale.it/…/modelle-cinesi-roma-talent-show-…
milan fashion week brands 在 Milan Fashion Week February 2023 - Tamara Kalinic - YouTube 的推薦與評價
In This Video: I have filmed the best moments of Milan Fashion Week FW23 and highlights of some incredible shows including Fendi, Gucci, ... ... <看更多>