TẤT TẦN TẬT VỀ LUẬT AN NINH MẠNG
Trước tiên, người ta không hiểu về luật An Ninh Mạng (ANM), mà phàm cái gì không hiểu, người ta lại hay nghi ngờ nó mà rất hiếm người tìm hiểu về nó. Mà các bạn biết không, đã không biết, không chịu tìm hiểu thì rất dễ bị dắt mũi, mà đã bị dắt mũi thì rất bảo thủ và không chịu tiếp thu. Chẳng hiểu sao, những nhà nhân sĩ dân chủ, ca sĩ nửa mùa và một số người dân cứ đi tin cái chuyện luật ANM được đưa ra để cấm FB hay Google hoặc đe dọa quyền tự do ngôn luận. Hồi mới ra, có một vài ca sĩ, diễn viên, MC… nói rằng luật này sẽ khiến cho chính quyền Việt Nam có công cụ để cấm Facebook, Google. Họ chia sẻ ồn ào lắm, họ nghĩ rằng, ôi quyền tự do của họ sẽ thế nào, ra sao? Họ sẽ bị cấm phát ngôn này, xã hội Việt Nam sẽ như Triền Tiên, chính ra, họ, mới là những người xàm ngôn và thiếu hiểu biết nhất. Từ lúc luật ANM ra đến giờ, làm gì có ai cấm họ phát ngôn đâu.
Bài viết này để cập đến 3 yếu tố về luật ANM, bao gồm:
1. Các nguyên nhân chính khiến cho luật ANM ra đời.
2. Thực trạng luật ANM trên thế giới.
3. Tại sao Việt Nam cần luật ANM
(*) Các nguyên nhân chính khiến cho luật ANM ra đời.
Trước tiên, không gian mạng, đặc biệt là các mạng xã hội đã chính là một xã hội thu nhỏ, ở trên đó, người dùng chia sẻ nhiều thứ, nhưng trên mạng xã hội, quyền lực áp chế của Nhà nước không thể chạm tới được. Những thành viên trên mạng xã hội có thể phát ngôn, áp đặt bạo lực mạng, xâm phạm tinh thần… những thành viên khác mà họ không phải chịu hình phạt, chế tài, quy định thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, luồng thông tin trên mạng không được kiểm soát, sẽ dẫn đến tình trạng “tin giả”, bịa đặt, thông tin không kiểm soát, thông tin dàn dựng. Về cơ bản, họ thể chửi bới, đe dọa, mạt sát, tung tin bịa đặt và rồi vẫn kê cao gối ngủ ngon và diễn bài ca tốt đẹp bên ngoài xã hội.
Thứ hai, mạng ảo nhưng đối tượng sử dụng lại là người thật và người thật thì phải chịu những hình quy định kiểm soát của các bộ luật thực tế. Trên các mạng xã hội, các nhà phát triển có những bộ “quy tắc” hoặc “chính sách” hay “tiêu chuẩn cộng đồng”, điểm cốt yếu, những điều đó lại không phải là luật và không có tính ràng buộc. Mà đã không phải là luật, người ta sẽ dễ dàng mặc bay. Các mạng xã hội có quy định của riêng họ, nhưng các hành vi trừng trị của các mạng xã hội chỉ nhắm vào việc trừng trị bằng thứ luật pháp ảo và không triệt để.
Thứ ba, việc kiểm soát khối lượng người dùng lớn sẽ khiến cho các mạng xã hội sở hữu lượng thông tin khổng lồ, trong đó bao gồm cả ảnh, email, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, thói quen, hành vi, sở thích của người dùng. Một cơ quan không phải thuộc hệ thống chính phủ lại có được những thông tin như vậy, điều này gây áp lực quản lý khổng lồ đến các cơ quan hữu quan. Mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook và công cụ tìm kiếm Google đang sở hữu lượng thông tin người dùng lớn hơn bất cứ chính phủ nào trên thế giới. Thậm chí, với việc ra mắt đồng tiền ảo Libra, Facebook có thể lũng đoạn nền tài chính Hoa Kỳ, đe dọa sức thống trị của đồng USD, đồng Euro.
Có thể các bạn không biết, hiện tại trên Facebook và Google đang sở hữu thông tin của 2,5 tỷ thẻ tín dụng với khoản tiền lên tới 30000 tỷ USD, tương đương với tổng GDP của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một con số khồng lồ và vượt xa sự kiểm tỏa của các ngân hàng, sẽ ra sao nếu thông tin thẻ tín dụng và thanh toán của các đơn vị này bị lộ? Tất nhiên, họ là những công ty lớn nhất thế giới, tập trung những kĩ sư bảo mật hàng đầu, nhưng nguy cơ xấu nhất vẫn phải tính đến.
Thứ tư, các mạng xã hội có “quyền lực chính trị” cực kỳ lớn. Về mặt nguyên tắc, các mạng xã hội đóng vai trò là cầu nối, không thể hiện quan điểm của cá nhân mình. Tuy nhiên, với toàn cầu hóa, sự truyền tải thông tin nhanh chóng và không có những công cụ hữu hiệu để kiểm duyệt các thông tin chính thống, các mạng xã hội dễ bị lợi dụng thành những công cụ tuyên truyền trái pháp luật. Dễ hiểu hơn, không gian mạng không mang màu sắc chính trị mà chính là công cụ tuyên truyền chính trị. Có thể kể đến một vài ví dụ như cuộc biểu tình của phe Áo Vàng tại Pháp, Facebook và Twitter được tận dụng để liên lạc, tuyên truyền...thông tin biểu tình, hội dân chủ Hong Kong thì dùng Facebook để tuyên truyền với thế giới, các thủ lĩnh IS từng dùng Facebook để liên lạc… Nước Anh đã từng khốn khổ vì Brexit trên không gian mạng. Tóm lại, không gian mạng đe dọa sự cầm quyền của các Nhà nước, Chính phủ, làm tăng nguy cơ tiêu cực đến an ninh quốc gia, khiến cho các bộ luật trở nên yếu thế và khiến cho xã hội mâu thuẫn, chia rẽ và tranh cãi.
(*) Thực trạng luật An Ninh Mạng trên một số quốc gia tiêu biểu.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến tháng 6/2018 đã có 135 quốc gia ban hành luật ANM, trong đó có 95 quốc gia đang phát triển (chiếm gần ½ số quốc gia đang phát triển) và 40 quốc gia phát triển (chiếm 80% các quốc gia phát triển). Có thể thấy rằng, các nước càng phát triển, tỷ lệ có luật ANM càng cao.
Tại Hoa Kỳ, có 3 đạo luật liên quan trực tiếp đến ANM đó là đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002. Vào năm 2003, tiểu bang California đã thông qua Đạo luật Khai báo lỗ hổng An ninh mạng yêu cầu bất kỳ công ty nào giữ thông tin cá nhân của công dân California và có lỗ hổng an ninh mạng phải báo cáo chi tiết cho các cơ quan quản lý. Thông tin cá nhân này bao gồm tên, số an sinh xã hội, số giấy phép lái xe, số thẻ tín dụng hoặc thông tin tài chính. Một số tiểu bang khác đã làm theo California và thông qua đạo luật này. Năm 2004 Cơ Quan Lập Pháp California thông qua Dự luật California 1950 cũng áp dụng cho các doanh nghiệp sở hữu hoặc giữ thông tin cá nhân cho cư dân California. Dự luật này yêu cầu các doanh nghiệp duy trì một mức độ hợp lý về an ninh và những biện pháp bảo mật cần thiết này cũng mở rộng tới các đối tác kinh doanh. Cần phải chú ý rằng, điều luật này nhắm trực tiếp vào các công ty, tập đoàn toàn cầu liên quan đến kinh doanh không gian mạng thung lũng Silicon.
Ngày 27/10/2015, với 74 phiếu thuận và 21 phiếu chống, Thượng viện Mỹ thông qua dự Luật Chia sẻ Thông tin An ninh mạng (CISA) nhằm tạo hệ thống phòng thủ vững chắc không gian mạng, bất chấp phản đối của đại gia công nghệ và nhà hoạt động bảo mật.
Tại EU, khu vực đòi hỏi quyền cá nhân cao bậc nhất thế giới đã có những mũi dao nhắm thẳng vào luật ANM. Ba thành tố cấu tạo nên luật an ninh mạng trong EU bao gồm ENISA, Chỉ thị về An ninh mạng và An ninh thông tin (NIS) và Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu chung của EU (EU GDPR). Về cơ bản, ENISA là cơ quan về an ninh mạng và an ninh thông tin của Liên minh châu Âu, NIS là chỉ thị về An ninh mạng và An ninh thông tin còn EU GDPR là tiêu bảo vệ dữ liệu chung của EU. Tóm gọn lại, luật ANM tại EU đã có và chính các tiêu chuẩn ANM của EU được lấy làm căn cứ cho nhiều luật ANM trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 09/05/2018, EU chính thức thi hành luật ANM trên phạm vi các quốc gia thuộc EU.
Tháng 7/2015, Quốc hội Đức thông qua Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ tốt hơn cho công dân và các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Tại Singapore, 04/2018, luật ANM đã trở thành dự thảo chính thức được trình tại Quốc hội nước này, qua đó cho phép Cơ quan An ninh mạng nước này theo dõi và quản lý an toàn không gian mạng của quốc gia. Các cá nhân vi phạm luật có thể bị phạt tiền lên tới 100.000 USD và tù 10 năm, một trong những bộ luật có hình phạt lớn nhất trên thế giới. Cùng năm đó, Singapore và Đức đã kí biên bản ghi nhớ hợp tác về thực thi luật ANM giữa 2 quốc gia.
Một quốc gia châu Á khác là Thái Lan đã thông qua luật Tội phạm mạng vào năm 2016 với 167 phiếu đồng thuật và 5 phiếu trắng. Những nét chính của luật này bao gồm bổ sung các hình phạt tù, thành lập ban kiểm duyệt nội dung mạng, chính quyền Thái Lan cũng cấm các trang web, áp đặt lệnh cấm lên Google, Facebook khi duyệt những tin tức ảnh hưởng đến chính trị Thái Lan. Chính phủ nước này đã duyệt chi 3 triệu USD để tạo ra công cụ theo dõi người dùng và quản lý hơn 15 triệu tài khoản mạng xã hội của người dân Thái Lan.
Từ tháng 11/2014, Nhật Bản đã ban hành đạo Luật cơ sở về an ninh mạng. Theo đó, chính phủ xây dựng một chiến lược an ninh, cũng như Bộ Chỉ huy chiến lược an ninh mạng được thành lập trực thuộc Nội các Nhật Bản, nhằm mục đích thúc đẩy toàn diện và hiệu quả các chính sách an ninh mạng.
Tại Úc, Luật về tội phạm mạng cung cấp các quy định toàn diện về các tội liên quan đến Internet và máy tính như truy cập, xâm nhập máy tính trái phép, làm hỏng dữ liệu và cản trở truy cập đến máy tính, ăn cắp dữ liệu, gian lận máy tính, rình rập trên mạng, quấy rối và sở hữu các nội dung khiêu dâm về trẻ em. Tháng 2/2018, luật Tiết lộ dữ liệu của Australia có hiệu lực quy định mức phạt tiền lên tới 360.000 AUD đối với cá nhân và 1,8 triệu AUD đối với các cơ quan, tập đoàn liên quan đến tội phạm mạng.
(*) Tại sao Việt Nam cần luật ANM
1. Việt Nam có hơn 140 triệu tài khoản trên các mạng xã hội, tổng số người sử dụng các mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin, gọi điện chiếm 68% dân số cả nước và chưa có bộ luật nào quản lý được “không gian mạng”. Trước khi luật ANM được thông qua, các cơ quan an ninh Việt Nam áp dụng các quy định từ luật dân sự và hình sự nhưng chưa rõ ràng, chế tài và các văn bản hướng dẫn luật chưa phù hợp và khó áp dụng đến không gian mạng.
2. Thị trường mạng xã hội Việt Nam lớn thứ 7 thế giới, tuy nhiên, chưa có bất cứ một công cụ mạng xã hội nào có mặt chính thức bằng văn phòng đại diện tại Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dùng Việt Nam. Bao gồm: thông tin cá nhân người dùng, khiếu nại của người dùng, đảm bảo an toàn tài khoản người dùng…. Bên cạnh đó bao gồm thông tin của hơn 10 triệu thẻ tín dụng, ATM, tài khoản ngân hàng của người Việt, đe dọa nền tài chính quốc gia.
3. Tình trạng bạo lực mạng gia tăng, nhất là ở giới trẻ. Bên cạnh đó, luật ANM được cho rằng sẽ bảo vệ người dân khỏi nguy cơ lộ rõ việc an toàn thông tin mạng, quyền bảo vệ trên mạng xã hội, quyền được tự do phát biểu ý kiến trên mạng xã hội và quyền cấm xâm phạm tinh thần, hình ảnh trên mạng xã hội.
4. Khoảng 300 triệu USD tiền quảng cáo hàng năm “đi ra nước ngoài” trong khi các mạng xã hội này không đóng thuế cho chính quyền Việt Nam, không chịu sự quản lý của luật pháp Việt Nam và không đảm bảo sự hoạt động thông suốt của các cá nhân, đơn vị chi tiền quảng cáo.
5. Các hình thức kinh doanh trái pháp luật Việt Nam chưa được quản lý trong khi các mạng xã hội vẫn dung túng các hình thức này bằng việc quảng cáo. Có thể kể đến: Cờ bạc mạng, kinh doanh hàng cấm, đòi nợ thuê, khủng bố mạng, tống tiền…
6. Các thông tin bịa đặt, giả mạo từ các cá nhân, tổ chức không được kiểm duyệt chặt chẽ dễ khiến người dân lao đao, các tổ chức chính trị lợi dụng truyền bá thông tin sai sự thực đối với Nhà nước Việt Nam.
(*) Tổng kết:
- Luật ANM là xu thế chung của toàn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Thậm chí luật An Ninh Mạng tại Việt Nam thông qua muộn hơn nhiều so với khu vực và thế giới.
- Khi luật ANM của Việt Nam được thông qua năm 2018, các tổ chức và đơn vị quốc tế chính thức như Liên Hợp Quốc, Liên Minh Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đánh giá cao nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ thông tin người dùng Việt Nam và hợp tác với các quốc gia, tổ chức trong việc đảm bảo an ninh không gian mạng. Thậm chí, EU cũng cử đội ngũ chuyên gia làm việc hỗ trợ đến phía Việt Nam.
(*) Tiểu kết: Ca sĩ thì tập trung vào hát thôi, chứ ca sĩ đi làm chính trị thì sắp tới họp Quốc hội cũng bán vé hết. Rồi phản đối luật rồi đến khi có chuyện lại nhờ cái luật mà mình phản đối ra giúp đỡ. Chửi công an rồi lại lên trình báo công an. Đó là biểu hiện của sự lươn lẹo.
#tifosi
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過5萬的網紅Eva Makeup Lab,也在其Youtube影片中提到,***畫面可切換至HD*** 歡迎展開我看更多資訊~ 趕快來我的臉書專頁跟我當朋友 http://0rz.tw/vh495 Hello親愛的大家 今天要跟大家分享的是某人幫我在澳洲的藥妝店,Priceline買的開架彩妝+好吃零食XD 幾乎所有的牌子我也都是第一次嘗試,在這裡分跟大家...
「libra australia」的推薦目錄:
libra australia 在 Eva Makeup Lab Youtube 的最佳貼文
***畫面可切換至HD***
歡迎展開我看更多資訊~
趕快來我的臉書專頁跟我當朋友
http://0rz.tw/vh495
Hello親愛的大家
今天要跟大家分享的是某人幫我在澳洲的藥妝店,Priceline買的開架彩妝+好吃零食XD 幾乎所有的牌子我也都是第一次嘗試,在這裡分跟大家分享,目前有些東西已經開來用了,評價都是好的唷~ 若大家之後有機會去澳洲玩/工作 不彷也去Priceline挖寶唷~
同時歡迎大家跟我分享你覺得在Priceline必買的開架彩妝唷:D 大家一起來聊天吧~~~ (扭)
歡迎大家留言+按讚+訂閱我的頻道+幫我的臉專按讚=非常感謝你的支持:D
我提到的品牌,店家
pirceline
https://www.priceline.com.au/
Face of Australia
http://www.faceofaustralia.com.au/
Natio
https://www.natio.com.au/
Swisse
http://www.swisse.com/au
Smith's
http://www.smiths.com.au/
libra australia 在 Libra Invisibles Wonderman TVC - YouTube 的推薦與評價
Libra Invisibles Wonderman TVC. AdNews Australia. AdNews Australia. 4.65K subscribers. Subscribe. 158. I like this. I dislike this. ... <看更多>
libra australia 在 Facebook claims Libra offers economic empowerment to billions 的推薦與評價
Facebook claims its new cryptocurrency will bring financial inclusion and opportunity to billions, pushing cash further to the fringes. ... <看更多>
libra australia 在 Libra - Home | Facebook 的推薦與評價
Supporting you to live your best life. Period. Our Aus-made pads & tampons are here to help you do... Melbourne, VIC, Australia 3000. ... <看更多>