BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過25萬的網紅SKRpresents 陶山音樂,也在其Youtube影片中提到,高爾宣 OSN Playlist: https://www.youtube.com/playlist?list=PL_BJh1Mu7PPcpx1vKHHPpC552N_GuDodt 高爾宣 OSN IG 👉 https://www.instagram.com/osn.osn/ SKRpresen...
「hippie fashion」的推薦目錄:
- 關於hippie fashion 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於hippie fashion 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於hippie fashion 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於hippie fashion 在 SKRpresents 陶山音樂 Youtube 的最佳貼文
- 關於hippie fashion 在 Beauty in Your Way Youtube 的最佳解答
- 關於hippie fashion 在 channel Shii Youtube 的最佳貼文
- 關於hippie fashion 在 Boho and Hippie Fashion - Pinterest 的評價
- 關於hippie fashion 在 Modern Hippie Fashion - Pinterest 的評價
- 關於hippie fashion 在 Hippie Fashion - Home | Facebook 的評價
- 關於hippie fashion 在 HIPPIE FASHION - YouTube 的評價
hippie fashion 在 Facebook 的最讚貼文
HIPPIE – ONCE UPON A TIME IN FASHION WORLD.
Chắc nhiều người đọc ở đây đa quá quen thuộc với các hình ảnh trang phục “ Lôi thôi lếch thếch” xuất hiện trên các group thời trang. Nhiều bạn trẻ phát biểu lên suy nghĩ “Không thể cảm được, không ra một thể thống phong cách gì hết”. Thế thì hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa” về Hippie, về một trong những culture movement/dòng chảy văn hóa mạnh bậc nhất cũng như phong cách thời trang phá cách từng hút hồn bao nhiêu thanh thiếu niên Bắc Mỹ và Châu Âu vào giữa thập niên 60s. Khoảng cách về thế hệ, khoảng cách về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, khoảng cách về lịch sử văn hóa và nền tảng nhận thức thời trang là một trong nhiều nguyên nhân khiến thị trường Việt Nam còn nhiều “ác cảm, cho rằng “bần bần”. Hippie vốn dĩ không hẳn là phong cách là một chuyển biến văn hóa. Và thời trang là 1 vòng lặp hoàn chỉnh đến mức đáng sợ.
HIPPIES là gì?
Vào giữa những năm 1960 – những kẻ phiêu bạt, sống tự do và có cả bỏ học (lmao) của một địa điểm trứ danh của San Francisco – Haight Ashbury đã tạo ra một trong những phong trào, một cuộc cách mạng ăn mặc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Một phong cách thời trang cực kì kì quặc và dị thường – khiến không một ai có thể không chú tâm tới nó. Như lối sống của những con người đó – thời trang của họ dựa trên biểu tượng của thành phố Sanfracisco và California (Là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế thời trang trẻ sau này ở UK và Pháp).
CÁI TÔI CỦA NGƯỜI TRẺ
Những người theo phong cách Hippies là những người đứng lên chống lại sư cầm quyền của chủ nghĩa tư bản với tất cả sự kì thị, phân biệt giai cấp và đặc biệt là về quần áo. Những món đồ được miêu tả là “cổ hủ” – đi vào lối mòn đều bị dẹp bỏ. Thay vào đó, các dân chơi hippies phối hợp các sản phẩm với chất liệu may mắn để tạo ra sự hài hoà với bản thân họ và có sự đồng nhất giữa các hippies với nhau. Thời điểm này cũng là thời điểm của Tiedye – khi họ mô phỏng sự phân chia màu sắc của mình trong một sơ đồ sáng tạo của riêng mình.
Để nói rõ thêm trong giai đoạn này – vấn đề về giai cấp thể hiện rất rõ ràng trong cấu trúc xã hội ở các nước đó. Khái niệm “Thời trang” vốn dĩ chỉ được dành cho người từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu trở lên. Những người giàu có mới có tiền để theo đuổi thời trang còn thứ quần áo mà những người bình dân mặc thì được xem là đồ “Bỏ đi”. Các bạn có thể xem qua những bộ phim tài liệu hay những bộ phim được lấy cảm hứng từ giai đoạn này.
Những cuộc diễu hành chống chiến tranh ở Việt Nam – hay ở các nước được gọi là thế giới thứ ba, đều được sử dụng các quần áo cũ tái chế - nhằm chống lại chủ nghĩa “lạm quyền” khi gọi những đồ cũ là bỏ đi. Đối với họ, trang phục mình mặc là 1 thể thức đại diện các bản sắc của tính cách – của thay đổi lịch sử - thay vì nhìn vào đó là đọc được vai vế, anh là Bác sĩ, anh mặc chỉnh tề - tôi là thằng bảo vệ - tôi mặc rách rưới? không – quần áo không nên để một cách thực dụng như vậy. Trang phục là 1 thứ gì đó gợi cảm – điều này họ đã khéo léo thể hiện trong màu sắc của quần áo – và đa dạng từ chất liệu. Từ satin bóng mượt tới các chi tiết thêu.
Thời trang –không phải là để che cơ thể mà là sự phơi bày “cơ thể khoả thân” của người mặc, khi họ “khoe thân” với chính tính cách của họ - một thứ bị che vùi bởi công nghiệp hoá và xã hội tư bản.
SỰ KẾT NỐI.
Những năm 60s – thời trang được sử dụng khá riêng biệt với các mảng khác của xã hội. Có nghĩa là nam thì mặc ra nam, nữ măc ra nữ. Quân nhân thì mặc kiểu quân nhân, bác sĩ mặc kiểu bác sĩ, người thường mặc kiểu người thường. Nhưng Hippies đã phá bỏ điều này – họ áp dụng tất cả các thứ mà họ có được – váy ngắn/ mini skirt/ quần bó/ phối hợp chúng lại với nhau (nghe weird vcl – nhưng nó lại mở ra một sự sang tạo mới) bằng cách mix chung các loại vải và thêm phụ kiện giữa chúng. Đặc biệt, các hoạ tiết, kiểu dáng truyền thống và dân gian được sử dụng nhiều trong văn hoá Hippie. Việc họ sử dụng chiếc váy dài Long peasant skirt đã mang lại các thiết kế dài” back lại runway. Sự lỏng lẻo, cẩu thả trong tính toán và không bị cản trở đã tác động mạnh đến giới thời trang sau này. Và hơn hết, đó là sự đoàn kết về tính thẩm mỹ dân tộc khi các hoạ tiết dân gian được yêu thích và màu sắc luôn rực rỡ - dù có là nam hay nữ.
KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN LÀ MỚI ĐẸP.
Các hippies tự hào kêu gọi mình là những kẻ “anti-fashion” thời điểm đó. Họ sử dụng những quần áo giản đơn nhất, có thể là quần jean, áo shirt, áo công sở - họ thêm thắt các hoạ tiết và tái sử dụng các sản phẩm đó. Họ muốn chứng minh được rằng “ Thời trang cũng có những thứ đẹp, hấp dẫn và không cần phải đạt bằng tiền”.
Họ - những kẻ hippies – lại là những kẻ cực kì thân thiện với thiên nhiên (Hay chí ít rất muốn gần gũi với đất trời) – họ đã làm 1 điều mà sau đó hơn 50 năm – chúng ta đang cắm đầu làm lại là “Sustanable Fashion” – họ tạo ra 1 ý thức về hệ sinh thái bằng thời trang bằng tái chế các quần áo cũ – đắp vá chúng lẫn nhau (Patchwork) và đính kèm các phụ kiện lên họ. Bằng cách đó – một bà nội trợ, một ông doanh nhân – cũng đều rất style. Họ còn lấy các quần áo quân đội cũ – “military” và tái chế nó – them bông hoa và ren lên để mục đích chế giễu các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Bằng việc tái chế quần áo cũ và không có rào cản về thời trang – nên hippies thường mang lại chúng ta 1 cảm giác là “bần” “dơ” “xấu” và “nghèo nàn” – nhưng các bạn nên nhớ chính phong trào này đã lật đổ ngành công nghiệp chính quy vào giai đoạn thập niên 60s – 70s . Với thông điệp mạnh mẽ là xoá bỏ ngành công nghiệp thời trang hiện tại. Đã đến lúc, con người nên mặc những gì họ thích và thoải mái còn hơn là phải theo một nhà thiết kế nào đó.
Hippy không có phụ kiện xu hướng – Tất cả là những ứng dụng trên quần áo họ đã có hoặc mua lại 2nd hand từ các thriftshop.
Và không phải ngẫu nhiên rằng – mà các nhà thiết kế lại cực kì yêu thích phong cách thời trang nổi loạn này. Các sàn diễn 2012 – 2013 của Dior Homme, SLP, Numbernine đều có những collections, stuff có ảnh hưởng từ Hippes.
Tuy nhiên, văn hóa nào cũng có mặt sáng và mặt tối và chúng ta phải sáng suốt trong việc lưa chọn thông tin và chắt lọc thứ nào tốt nhất với mình. Hippie cũng tạo ra những hệ quả sau này khi đã đưa tới nước Mĩ một lượng lớn người “viện cớ tự do” của Hippie để trở nên lười thây, không có ý chí, không làm việc và quá ỷ y vào các chất kích thích, thức thần. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục bừa bãi giữa những người hippies với nhau cũng là một trong những nguyên nhân của sự bùng nổ về các căn bệnh lây qua đường tình dục của nước Mỹ.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hippie fashion 在 Facebook 的最佳貼文
FLANNEL / FLANNEL VÀ FLANNEL.
Sản phẩm thời trang một thời được rất nhiều người trẻ sử dụng phổ biến tại thời trang đường phố Việt Nam. Đúng rồi đấy, đó chính là Flannel. Thực ra thì chiếc Flannel không có tội gì, tội là ở chúng ta nhận thức nó như thế nào thôi. Cái danh bị “Châm biếm” bậc nhất Việt Nam và cả thế giới (Nếu ai hay theo dõi meme Fashion nước ngoài đều thấy) cũng do con người mang vào – nhưng Flannel lại có 1 lịch sử vô cùng lâu cũng như tính đa dụng của nó. Các bạn ngày nay hay thấy flannel như thế nào, hay chỉ có 1 kiểu quấn quanh quần như 1 dạng layer á. Nồ nồ, cội nguồn flannel lại liên quan nhiều hơn với tầng lớp lao động công nhân hơn là kiểu luxury, streetwear như ngày nay.
Có thể nói Flannel là một trong những Fashion Icon items của nước Mỹ (Chẳng thế mà người Mỹ lại yêu thích sử dụng Flannel đến vậy) vì khả năng ứng dụng của nó. Từ những người buôn bán tiểu thương, đến những người công nhân, những gã du mục, những gã hipster, những cô em tóc vàng nóng bỏng – tất cả đều yêu thích flannel.
Flannel có nhiều cách gọi khác nhau. Vì xuất xứ của nó lại không phải là từ Mỹ thuần gốc – nó lại bắt nguồn từ xứ lạnh gần như quanh năm là xứ Wales – Vào thế kỉ 16, người ta tìm ra flannel là một loại vải/fabric thay thế tốt hơn cho len khi nó giữ ấm tốt hơn và bền hơn. Flannel là kết quả của quá trình từ một loại sợi được kéo dài và trau chuốt, mịn hơn từ sợi len thô bình thường, được xử lí ở cả hai mặt làm tăng các đầu sợi lên bề mặt vải tạo ra sự mềm và nặng hơn, bền hơn với các loại len thông thường. Do đó, người xứ Wales cực kì yêu thích và phổ biến rộng rãi ra cả nước và flannel trên những con thuyền giao thương đã tới Pháp với tên gọi là Flannelle, Đức là Flanell và cuối cùng là Mỹ Flannel.
Tuy nhiên – hay có một sự nhầm lẫn giữa “Flannel” và “Plaid”. Flannel là Flannel, Plaid là kẻ sọc. Chúng ta thường hay mặc định những chiếc áo shirt kẻ sọc caro là Flannel nhưng thực chất là không phải. Flannel – sẽ là cái tên đề cập tới chất liệu, từ cotton hay sợi len xử lí kia. Còn Plaid chỉ là kẻ sọc, người ta thường nhầm lẫn Flannel là Plaid hay gọi những chiếc áo kẻ sọc là Flannel do mức độ sử dụng design kẻ sọc đỏ và đen quá nhiều khiến nhiều người bị lầm.
Flannel du nhập vào đất Mỹ trong những năm thiên đường Ước mơ của bao người đang trong giai đoạn khai hoang và công nghiệp hóa (1869). Những con đường sắt được tạo ra liên tục, những hầm mỏ khai khoáng mở ra hàng loạt và người ta cần một loại chất liệu vải có thể chịu được khả năng vận động liên tục của con người. Và đó là khởi nguồn của Flannel – Flannel mà các bạn đang mặc bây giờ thời đó người ta sẽ ưu tiên cho việc làm nệm và gối, ga giường.
Cho đến đầu thế kỷ thứ 20, flannel và những bộ áo liền quần trở thành hình ảnh tiêu biểu chính cho những người lao động, giai cấp thống trị nền kinh tế Mỹ lúc đó. Nhanh chóng, flannel trở thành 1 sản phẩm yêu thích và tượng trưng cho sự bền bỉ, lao động miệt mài. Đến thời kì Đại Suy thoái (Great Depression) – Flannel lại càng trở nên được tin dùng nhiều hơn khi nó vừa rẻ, vừa bền và hợp túi tiền. Những gã công sở cũng phải bán đi những bộ vest của mình và tìm tới Flannel.
Vậy – như mình nói, tầng lớp lao động chân tay của Mỹ lúc đó chiếm đa số. Và họ toàn mặc flannel – flannel xuất hiện đầy rẫy trên các poster cổ động cũng như trên khắp đường phố nước Mỹ. Và đó là 1 lí do chính vì sao “Flannel là hình ảnh đại diện của nước Mỹ lúc đó”.
Và Flannel tiếp tục cuộc sống bình dị như những người lao động nước Mỹ cho đến khi những người con nước Mỹ cất tiếng hát về cuộc sống của họ. Đó không phải ai khác chính là thời đại của punk/rock, của những gã ngao du, của những con người xuất thân từ tầng lớp lao động. Đầu năm 1990s, nước Mỹ chào đón các huyền thoại rock bao gồm Pearl Jam và Nirvana. À, nhắc tới Nirvana chúng ta phải nói ai nhỉ? Đúng rồi, Grunge King Kurt Cobain hay một cái tên khác mà ít người biết tới đó là Layne Staley, Kane Cornell... (Mình đã có 1 bài viết riêng về Kurt nên sẽ không nhắc tới nữa).
Tượng trưng cho những con người thấp cổ bé họng, lao động và bị miệt thị - Tiếng Rock bay xa và hơi thở từ các hình tượng thế kỉ, những con người tài năng nhưng bạc mệnh đã truyền lửa và cảm hứng tới những người khác để họ bắt đầu kì yêu thích flannel. Grunge bùng lên và càn quét khắp đất Mỹ, Flannel trở thành một trong những items được yêu thích không chỉ từ những fans cuồng nộ của punk/rock mà trở thành xu hướng, xuất hiện trên các tạp chí thời trang và runway. Ngay sau đó, hippie – culture movement cũng đã coi flannel như 1 items đối trọng để mặc và thể hiện con người của mình, chống lại chiến tranh và sự phân chia giai cấp.
Flannel ngày nay đã trở nên nhẹ nhàng so với bản nguyên gốc. Dễ mặc hơn (Chứ flannel og là nặng với dày lắm nha, gần như là bằng 1 con jacket bây giờ đó) và họa tiết kẻ sọc đã trở thành 1 thứ gì đó gắn liền với flannel. Nếu các bạn yêu thích đồ secondhand – thì những chiếc flannel mà các bạn cop được từ Mỹ, Nhật hay bất cứ đâu mà ở tầm bình dân hoặc no-brand, các bạn đều nhận ra là nó rất dày và ấm (Vì sao các bạn đọc bài cũng biết).
Còn cái kiểu bó áo ở ngang lưng lại xuất thân từ dân hippie, hay dân trượt ván. Đơn giản là họ thấy nóng, họ buộc áo quanh lưng cho mát vậy thôi chứ thời đó không có layer lay ủng gì hết. Sau này nhiều người lấy cảm hứng và ra các phối đồ dựa trên cảm hứng đó. Chứ không phải là có thực sự một quy chuẩn kép là flannel phải buộc bụng đâu. Thực ra flannel có rất nhiều cách để mix and match cùng.
Mong qua bài viết này, các bạn sẽ có 1 cái nhìn mới hơn về “Chiếc áo meme tại Việt Nam” này.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hippie fashion 在 SKRpresents 陶山音樂 Youtube 的最佳貼文
高爾宣 OSN Playlist: https://www.youtube.com/playlist?list=PL_BJh1Mu7PPcpx1vKHHPpC552N_GuDodt
高爾宣 OSN IG 👉 https://www.instagram.com/osn.osn/
SKRpresents IG 👉 https://www.instagram.com/skrpresents/
🎧 Kkbox: https://kkbox.fm/2a3q4y
🎧 Spotify: https://open.spotify.com/track/1PBQvTWVIwyNBAY5uV6ZXE?si=7e3Rje1URTKywBNjhBV7tQ
🎧 FriDay Music: https://omusic.friday.tw/artistpage.php?singer_id=178428
🎧 Apple Music: https://itunes.apple.com/tw/album/benz-booty-single/1447408824
_________________________________________
去年和馬克在網路上認識
下高雄一起寫的
那時候的我比現在更菜
更稚氣
但馬克卻把我當一個朋友在照顧
這首歌一直沒有機會釋出
因為我緊接著就去當兵了
如今我準備好要發了但馬克卻正在深造
我要用這首歌s/o 馬克
我會變得越來越好
等你出來再和你搞一個大的
by 高爾宣OSN
_________________________________________
Benz Booty
詞 : 高爾宣OSN, SOWUT
曲 : 高爾宣OSN
編/製/混: 陶山
導演:孫凱盛 Kaley Emerson
Boom 直接炸了media
K town變戰場
光聽就怕的idiots
Like you
Imma be a billionaire
Countin O’s like 5 6 7
Know what I mean
Fkin these teens 不只ten times
Punchline 像是young Jackie Chan rhymes
在木柵壯大 現在混到K town
熱城的溫度拜託會冷場的別鬧
Everybody everybody yeah
沒開過benz 但booty 有
I put in work everybody knows
So twerk dat booty girl
Yea we got Benz booty~ (Got benz)
Yea we got Benz booty~ (Got benz)
Hmmm we got Benz booty
We got Benz booty 沒有辦事不力
Yea we got Benz booty~ (Got benz)
Yea we got Benz booty~ (Got benz)
Hmmm we got Benz booty
We got Benz booty 沒有辦事不力
2 young kings
2 southside chigga
hippie kids doing lit shit
roll that paper
不用新的朋友 need more hit
call my plug up
再去七賢路連戰三國
we turnt the fuck up
she love my d
she suck my d
she ride my d
got a loaded clip
當我放進去
洗澡當興趣
yeah we lit as shit
渣的像個 shit
幹話噴著 shit
好男生做一堆壞事 可以叫我土chigga
最近我每個月花掉 5-figures
買了同款的Adidas
還有舌尖上的 2COLORS
來到玉竹街 Esoke 不能忘了公雞漢堡
聽國蛋的Yesterday 我們不能站好
哇操
right now
so wild
共小
啥小
boss talk
wild talk
pow pow
Yea we got Benz booty~ (Got benz)
Yea we got Benz booty~ (Got benz)
Hmmm we got Benz booty
We got Benz booty 沒有辦事不力
_________________________________________
攝影助理: Rayson Teng, Kenji Haruta
Model: Bolly 阮禾茜
Dancers: Sasha 莎夏, Penny 鯊魚
Stylist/Contortionist: Renée Chen 陳嘉唯
HAIR/MAKE UP: 平平
assistant: Litchi Chang
shout out to 馬克
hippie fashion 在 Beauty in Your Way Youtube 的最佳解答
Facebook: https://www.facebook.com/beautyinyourwayvn
Instagram: https://www.instagram.com/beautyinyouwayvn
Email: getitbeautyvn@gmail.com
Products in Video:
Bbia BBi@ Lip Ink Tatoo Version 2 - 삐아 립 잉크 타투Ⅱ
#06 Happy Blood
#07 Selfie Blood
#08 Fashion Blood
#09 Hippie Blood
#10 Coffee Blood
https://www.sky007.vn/en/product/bbia-lip-ink-tattoo-09-hippie-blood/
hippie fashion 在 channel Shii Youtube 的最佳貼文
こんにちは♡
Shioneです!
私のチャンネルではメイク・ファッション・ネイル・購入品・お気に入りのアイテムなど私の好きな物やオススメのアイテムなどを動画で紹介しています♡
SNSもたくさん更新しているので是非見てみてください♡
今回はGetReadyWithMe 第7弾です♡
今回使ったコスメ♡(値段がわからない物は書いてないです( ; ; ))
・キャンメイク デイ&ナイト リッププランパー ¥380
・キャンメイクスムーススキンプライマー ナチュラルl ¥840
・REVLON プレミアムトリートメントメイクアップ 30 SOFTBEIGE ¥2,300
・e.l.f.cosmetics Maximum Coverage Concealer nude $3.00
・EVERYDAY MINERALS finishingdust ¥1,538
・MAKEUPREVOLUTION I♡チョコレート PINKFIZZ ¥2,200
・キャンメイク ジュエルスターアイズ 07 ¥580
・マジョリカマジョルカ ラッシュボーン ブラックファイバーイン ¥1,200
・マジョリカマジョルカ クリームペンシルライナー BK999 ¥850
・キングダム リキッドアイライナー ブラック ¥1,200
・L'orealParis MegaVolume Hippie Blackmascara
・Physicians'Formula ButterBronzer Light/Bronze ¥1,598
・NARS デュアルインテンシティーブラッシュ 5505 ¥4,600
・資生堂 ビューラー
・MILANI Baked Powder Blush LUMINOSSO $9.79
・キャンメイク リップティントシロップ 02 ¥650
*コーデ
・ワンピース→ZARA ¥8,900
・ライダースジャケット→ダズリン
・レギンス→Forever21 ¥600
・靴→NUOVO ¥7,452
・帽子→渋谷109内の雑貨屋さん ¥2,000くらい
・ショルダーバッグ→RETROGIRL ¥1,717
instagram
http://instagram.com/shione__1101/
twitter
http://twitter.com/Kuualoha_s
hippie fashion 在 Modern Hippie Fashion - Pinterest 的推薦與評價
New FREE PEOPLE Discharge Bali Flare Jeans Hippie Boho Faded Denim Pants 26 Blue. More information. Hippie Chic · Hippie Style · Mode Hippie. ... <看更多>
hippie fashion 在 Hippie Fashion - Home | Facebook 的推薦與評價
Bead necklace with tassel pendant is also suitable for hippy style. The pendant of the necklace can a dream catcher or peace sign. No photo description ... ... <看更多>
hippie fashion 在 Boho and Hippie Fashion - Pinterest 的推薦與評價
Mar 29, 2021 - Explore Karilyn Jorgens's board "Boho and Hippie Fashion", followed by 834 people on Pinterest. See more ideas about fashion, ... ... <看更多>