GRUNGE VIETS – OMG, WHAT THE HECK is this?
Không phải dissin’ hay gì – nhưng Grunge mà các bạn đang theo đuổi ở Việt Nam thực sự chỉ là một phần rất nhỏ, nhỏ, nhỏ, nhỏ thôi. Thực sự không phải từ mình mà ngay cả các bạn thích Grunge cũng đã có nhiều câu hỏi rằng “Anh ơi, có cách nào để follow Grunge sờ tai mà không phải mặc áo in hình band nhạc rock, quần jeans skinny phối cùng flannel và đi boots không anh?”. Quả vậy, có vẻ chúng ta đã hơi bị “bội thực” về một cái gọi là “Grunge ở Việt Nam”.
Nào – hãy tìm hiểu xem Grunge là gì nhé?
Theo Wiki và từ điển Oxford, Grunge /ɡrənj/ là một từ miêu tả sự bụi bặm mà có thể nói là bẩn – thô lỗ (Dirty/Dirt), một phong cách nhạc rock được sáng tác bởi raucous guitar sound and lazy vocal delivery ( Một thứ âm thanh khàn và giọng ca lười =)) ). Rộng hơn, Grunge là một thể loại nhạc rock và sub-culture xuất hiện vào những thập niên 80s, nở rộ ở Mỹ - đặc biệt là quê hương của nó, Seattle và ảnh hưởng xung quanh. Grunge là sự kết hợp giữa punk và metal trong rock. Vậy – Grunge không phải đơn thuần là 1 style thời trang, đó là âm nhạc, là phong cách sống và văn hóa.
(Vậy, grunge hiện nay hình như hơi sạch sẽ các bạn ạ. Đó là sự biến chuyển về văn hóa).
Grunge không phải là thời trang mà chúng ta thường nghĩ – thậm chí Grunge sơ khai còn không đi theo tiêu chuẩn của thời trang lúc đó nữa. Từ Seattle, những gã nhạc rock sống lang thang (Trước khi nổi tiếng) – khờ dại đi theo đam mê của mình. Một thành phố ngập tràn trong mưa, bùn lầy và giai cấp bình dân, những cửa hàng từ thiện rất nhiều. Và đó khởi đầu cho một từ “Thrift Shop” – Thrift shop là 1 cửa hàng dành cho mục đích từ thiện, không phải là chuyên bán đồ secondhand. Toàn bộ đồ ở đây là do những người không sử dụng đồ đó nữa, họ mang tới cửa hàng thrift/một là tặng, hai là bán với mức giá rẻ. Toàn bộ doanh thu thu được từ bán đồ, sau khi trừ các chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng – sẽ dùng cho mục đích charity/từ thiện. Vậy là từ Thriftshop mà chúng ta sử dụng ngày nay cũng có phần lệch lạc.
Thrift và Grunge – có liên hệ mật thiết với nhau. Vì những gã thanh niên mê rock, ngủ vật vờ trên những chiếc sofa bỏ đi, không thể nào có tiền mà ăn mặc lả lướt được. Họ phải mua quần áo từ những tiệm thriftshop mình kể trên và mặc trên người. Dĩ nhiên, không phải món nào cũng lành lặn và cũng đúng size mà người ta chọn. À thế là những cái sự vá, thêu, DIY bắt đầu hình thành (Mà ngày nay chúng ta hay gọi là custom í) – những chiếc áo rách được thêu patch khéo léo, những chiếc quần oversize được crop lại, phụ kiện cũng tự tạo nên. Còn việc mặc rộng thùng thình – đó đã là chuyện quen thuộc. Neil Young, Kurt Cobain, Smashing Pumpkins, Soundgarden tất cả đều trải qua câu chuyện như thế. Khi họ thành công, tư tưởng sử dụng đồ và thời trang đó – đã ăn vào máu của họ và cũng là thứ để nhắc nhở về quá khứ nghèo khổ của mình, tượng trưng cho sự vùng lên của giai cấp lao động và bình dân và được công nhận bởi những gã bề trên. Bump! Grunge phát triển từ đó. Vậy Grunge không chỉ gói gọn trong những thứ mà các bạn đang mặc, Grunge nó là tất cả/ là mọi thứ mà các bạn có thể DIY được – vì thứ thời trang này, xuất phát từ những cửa hàng từ thiện.
Câu chuyện lại đi vào vòng tuần hoàn, khi Grunge cùng các nhạc rock trở nên nổi tiếng và thu hút mọi ánh nhìn của bao thanh niên thập niên 80-90s. Người ta muốn trở nên bụi bặm, ngầu như Kurt Cobain, người ta đổ xô đi tự custom đồ và tạo thành thứ gọi là “Thời trang Grunge”. Những gã nhà giàu cũng muốn theo xu hướng và khẳng định mình – nhưng họ không thể nào lại hạ giá mà tới các cửa hàng thrift được. Nhận thấy miếng bánh béo bở đó, các hãng thời trang vào cuộc với tinh thần “Lấy cảm hứng từ Grunge”. Bắt đầu là Marc Jacobs, sau này là hàng loạt các hãng như các bạn đã biết như Saint Laurent Paris, Off-white, FoG, A Mí Rì..
Nhưng đáng nói hơn đó là Marc Jacobs vì có lẽ ông là người tiên phong và được nhắc nhiều nhất khi mà mang cái sự bẩn và chắp vá của Grunge lên sàn diễn thời trang. Vào năm 1992, Marc Jacobs đang là làm việc cho thương hiệu đồng tên nổi tiếng Perry Ellis. Jacobs – 1 cậu chàng fashion designer trẻ măng lúc đó, 29 tuổi – đã đánh liều đưa Grunge, trộn tất cả mọi thứ lên sàn runway với tình yêu của Kurt Cobain, Courtney Love. Áo flannel, granny dresses (váy bà ngoại), Dr. Martens và những chiếc áo knit thêu hình đầu lâu/skull. Cũng vì liều mà ngay lập tức, Marc Jacobs đã bị Perry Ellis sa thải ngay sau đó vì đã phá hỏng hình tượng runway. Nhưng nó lại trở thành biểu tượng của Marc Jacobs và niềm cảm hứng của hàng loạt nhãn hàng thời trang sau này (Có cái tên của Alexander Mc Queen và Hedi Slimane..)
Grunge ngày nay đã mang vẻ “sạch sẽ hơn rất nhiều” so với ngày xưa. Nó phù thuộc vào tư duy và tinh thần của mỗi fashion designer. Cũng có nhiều người nhầm lẫn rằng Grunge là Flannel, nhưng không – flannel được Grunge trở thành làm thứ iconic, nhưng nó không đại diện cho Grunge. Nhưng xin nhắc lại Grunge không phải đơn thuần là thời trang, nó là phong cách sống và miêu tả của 1 thời kì khó khăn, bụi bặm và đậm chất bình dân từ thành phố Seattle hay nước Mỹ thập niên 80s – 90s.
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過1萬的網紅嵐之封,也在其Youtube影片中提到,我的頻道:https://www.youtube.com/channel/UCvcov1aedvFd7IQrhok58ew 我的粉專:https://www.facebook.com/mistofseal/ SCP基金會系列撥放清單:https://www.youtube.com/playlis...
grunge wiki 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
GRUNGE KING – KURT COBAIN.
Long live Nirvana – vị thủ lĩnh của ban nhạc lừng danh đã “được” 52 tuổi. King Kurt Cobain đã tự kết thúc đời mình vào tháng 4 năm 1994 và để lại bao nhiêu nỗi tiếc thương cho một con người tài năng – về cả lẫn âm nhạc và lẫn cả về thời trang.
Không giống như bây giờ, cụm từ “Fashion icon” đã trở nên quá dễ dàng để gọi – hay đúng hơn nên gọi là “Social Network Fashion Icon” khi mà mức độ ảnh hưởng chỉ được tính bằng những lượt likes và số lượng followers.
Bạn ăn mặc phình phường – bạn có 200.000 lượt theo dõi trên IG. Bạn ăn mặc cũng không khác mấy số đông nhưng bạn có nửa triệu subs trên “Dziu Tu Be”. Bạn đã là 1 fashion icon/ 1 biểu tượng thời trang “chuẩn mực” – của 1 sự “cái gì tốt thì nên cover lại”.
Nhưng thời xưa thì khác – người ta vinh danh những con người xứng đáng được gọi là “1 Fashion Icon” vì sự chấm phá đến mức “điên rồ” của họ. Không chỉ là thời trang, mà đó là cả 1 nền văn hóa, của 1 sự thay đổi lớn trong nhận thức ăn mặc của nhiều người - ảnh hưởng đó, tác động lên cả ngày nay và không thể được đo bằng lượng “Likes” – “Comment” hay “Subcribes vì nó Free”. Kurt Cobain là 1 người như vậy, một người mà niềm ảnh hưởng của leader quá cố này vẫn tiếp tục âm ỉ cháy trong văn hóa âm nhạc và cả thời trang.
Kurt Cobain là 1 kiểu mẫu người không tuân theo 1 ý chí luật lệ nào. 1 kẻ “Anti Fashion” chính hiệu, một kẻ hời hợt trong thời trang nhưng nó lại hợp lí – một kẻ nhìn như một gã ăn mày ngoài đường nhưng thời trang của gã ăn mày này lại là niềm cảm hứng của nhiều thương hiệu thời trang lớn. Grunge ra đời và tại thủ phủ Seattle vào thập niên 90s – Kurt Cobain đã là 1 biểu tượng thời trang – đúng nghĩa và vượt thời gian của mình.
Chính vì thái độ “Anti – establishment” – “Chống đối những thứ đã vào quy củ”, Kurt Cobain luôn là kẻ tiên phong. Trong khi xã hội thời trang còn e dè về nữ quyền, về LGBT – về sự tự do của người phụ nữ trong thời trang. Thì Kurt Cobain đã đứng lên và nói lên tiếng nói của mình, cái thời mà chẳng thằng cha nào dám đứng lên mà phát biểu về vấn đề tế nhị này cả.
“If you are a sexist, racist, homophobe or basically an ass hole, don’t buy this CD. I don’t care you like me, I hate you”
“Nếu bạn là 1 kẻ phân biệt giới tính, 1 kẻ phân biệt chủng tộc, phân biệt đồng tính hay đơn giản chỉ là 1 kẻ khốn nạn, đừng mua cái CD này. Tôi không quan tâm bạn có thích tôi hay không, Tao ghét mày!”. Câu quote này đã được Kurt Cobain viết trong tay áo merch In Uetro – album cuối cùng của Nirvana đã thể hiện được độ điên và sự quan tâm hết mức tới các vấn đề nóng hổi trong xã hội thời đó. Kurt Cobain không cần bạn phải thích gã – chỉ đơn giản là bạn sẽ mê gã như điếu đổ vì những lí tưởng vượt thời gian.
Có lẽ - thời điểm đó, thời trang của Kurt (Grunge) đã bác bỏ các định chuẩn của xã hội, người ta cảm thấy khó chịu. Nhưng 20 – 30 – 40 năm, khi xã hội hiện đại chấp nhận và mở lòng hơn, thì giờ ta mới thấy Kurt Cobain đã đi trước những cái đầu niên thiếu của chúng ta hàng thập kỉ. Từ những chiếc disheveled denim đến những cardigans, áo len khổ lớn vượt trội, những thứ mà bây giờ chúng ta dễ dàng nhìn thấy trong streetwear hiện tại, đều đã được Kurt Cobain diện chúng cách đây khá lâu. Đỉnh chưa ?? Có lẽ không ngoa khi nói rằng, Kurt Cobain ngoài việc 1 “Fashion Icon” còn là 1 “Culture Icon” – 1 “Biểu tượng văn hóa” cho những thế hệ tiếp theo như Rafsimons, Kanye West hay Gdragon.. tiếp nghiệm.
Oversized everything (Rộng hết mọi thứ)
Nhắc tới oversize hay baggy clothing – các bạn trẻ bây giờ sẽ nghĩ tới ngay Billie Eilish (Đùa đấy), chắc chắn là Kanye West rồi. Yeezy Clothing ngay từ season 1 đã ứng dụng oversize trở thành triết lí quần áo của mình. Phình to, không cân chỉnh tỉ lệ và oversize – đó là những điều mà Kanye West đã lấy cảm hứng từ chính phong trào Grunge từ thập niên 90 và đó là Kurt Cobain.
Ngay sau đó – chúng ta có Demna Gsvalia đã tiếp tục câu chuyện quấn áo size XXL và quá khổ, vượt mọi tiêu chuẩn may mặc mà áp dụng lên Vetemetns và cả Balenciaga.Runway tràn ngập “Oversized”. Và chắc hẳn những ai yêu thích Kurt Cobain – đã thấy Kurt là người đã mang quần áo quá khổ đến với công chúng vào đầu những năm 90s – thời mà quần áo rộng bị chỉ trích là không phù hợp và nó hài hước như 1 gã hề đang mặc đồ rộng rinh nhảy board ngoài đường vậy.
Destroy Jumper .
Kurt có sống lại – cũng không ngờ rằng thú vui có phần “quái đản” của mình lại có sức mạnh trong ngành công nghiệp thời trang như hiện nay. Vốn là 1 gã rock không thích sự “bình thường đến mức phát ngán” – Kurt thường xé những chiếc jumper của mình, đính kim băng và những gì Kurt có trên bàn. Kết hợp với Oversize – Martin Margiela đã thổi hồn niềm cảm hứng đó vào trong bộ sưu tập của mình. Và những chiếc jumper oversize này – với chi tiết destroy cũng thường thấy ở Yeezy Clothing và “Đệ tử không chính thống’ của MM – Rafsimons đã tiếp tục di sản của Kurt Cobain trong mùa Thu Đông 2016 qua chiếc áo len quá khổ bị “xé toác” phần cổ.
Chiếc kính Jackie O thường được chúng ta biết nhiều tới bộ sưu tập của Saint Laurent Paris thời Hedi Slimane đại đế (Spring/Summer 2016) nhưng đây lại là 1 trong những biểu tượng thời trang của King Grunge Kurt Cobain vào đầu thập niên 90. Chiếc kính Jackie O được thiết kế bởi gã bạn cũng điên không kém của Kurt – Christian Roths.
Distressed denim – chiếc quần làm mưa làm gió một thời gian tại Streetwear là 1 đứa con từ grunge. Trong các tour diễn của mình, với sự điên loạn vốn có – Kurt Cobain không thể nào chịu được 1 chiếc quần jeans bình thường. Nó không chịu đựng đủ sức vận động của tôi. Do đó, Kurt Cobain luôn tìm cách thể hiện sự giận dữ của mình khi “phá hoại” cái quần jeans yêu quý đó. Xé toạc, bào mòn, làm tưa, làm vụn – tất cả như mọi thứ đổ lên chiếc quần vậy. Và khi Kurt Cobain diễn, chiếc “Distressed Jean” theo Kurt miêu tả là như 1 phần bản năng điên loạn của mình. Và đó lại được nhiều người hưởng ứng và tiếp lửa trong những năm gần đây – 1 đống thương hiệu làm, 1 đống sao mặc – tất cả chỉ thể hiện 1 điều, di sản thời trang của Kurt Cobain vẫn đang tiếp tục.
Flannel Shirt – nhắc flannel là các bạn nghĩ tới những flannel điển hình như của SLP, của Offwhite hay của Anti Social Social Club ư? Hell nah – flannel chính là 1 biểu tượng , 1 sự quy chuẩn của “Grunge Style” dưới sự lãnh đạo của Kurt Cobain. Có lẽ - flannel với tính dễ mặc luôn là 1 “timeless fashion item” – 1 món đồ vượt thời gian khi qua bao biến đổi về xu hướng thời trang. Từ streetwear tới highend, luxury và “Luxury Streetwear” – thì flannel vẫn tồn tại trong tủ quần áo của nhiều người nổi tiếng và trong đó có cả bạn nữa.
Grand Cardigan – tiếp tục vibe của “oversize”. 1 chiếc áo cardigan quá khổ được mặc bởi Kurt Cobain trong show MTV 1993 của Nirvana đã được bán đấu giá lên tới $137.500 ( ~khoảng 3 tỉ 1 VNĐ). 1 chiếc cardigan quá khổ, 1 chiếc áo tee trắng đơn giản và baggy jeans. Cobain đã là niềm cảm hứng cho nhiều thương hiệu nổi tiếng bây giờ - bao gồm có Takahiromiyashita TheSoloIst (F/W16) đến Gucci và cả Kanye West nữa. Mặc dù độ phủ của cardigan trong thời gian hiện tại đã không còn mặn mà như xưa nhưng mình tin chắc rằng – nó vẫn mãi sống còn trong tủ đồ của nhiều người.
Layering.
Bạn hỏi kiểu mặc áo lớp lớp tầng tầng này là do ai nghĩ ra và tiên phong. Nah – không phải 1 fashion icon nào, không phải 1 anh chàng, 1 cô gái Youtuber nào. Một trong những kẻ tiên phong là Kurt Cobain cũng như Grunge Style của mình – Kurt là 1 kẻ thích mặc nhiều lớp trong trang phục của mình, bất chấp thời tiết ra sao. Bằng việc khéo léo kết hợp họa tiết và màu sắc, Kurt luôn thể hiện được câu chuyện của mình bằng trang phục thường ngày và đi diễn. Khó mà có thể thấy những hình ảnh mà Kurt mặc đơn giản 1 áo 1 quần mà ra ngoài đường, tất cả đều được “layering” bằng chính những sản phẩm mà mình đã nêu tên ở phía trước. “The man is not hot ư?” – đúng rồi, đây mới chính là người đàn ông cool trong mọi tình huống, từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Và layering của Kurt Cobain đã là 1 thứ quá phổ biến trong ngày hôm nay, Vetements, Balenciaga , Rafsimons, yeezy clothing đếu là những thương hiệu mà không cần nói cũng biết – đều phải thể hiện 1 nét phảng phất gì đó của “Grunge Style” mà Kurt Cobain đã tạo ra vào đầu năm 90s.
Thực ra – bài viết này khá là mơ hồ và khó có thể giải thích rõ ràng được di sản của Kurt Cobain cho nền thời trang hiện tại – nhưng với thông tin thug om sơ sài như trên. Mình mong các bạn hiểu phong cách thời trang ăn mặc của các bạn hiện tại, hay đúng hơn là “Grunge Style” được di truyền bởi DNA của 1 trong những con người lỗi lạc (Dù cũng điên không kém) mang tên “KURT COBAIN”.
Nguồn lượm từ wiki - highsnobiety và các nguồn khác
grunge wiki 在 不負責任金融研究中心 Facebook 的最讚貼文
梧:上世紀90年代係搖滾樂百花齊放嘅時代,有Nirvana等嘅grunge,有Oasis等嘅Brit Rock,當然仲有東洋visual rock,都是應時代而生嘅樂隊。不過老實講,可以稱得上「跨時代」嘅band其實唔算好多,you can always easily separate the men from the boys。
除此之外,同一個時代裡面標奇立異嘅band都好多,喺在下心目中呢個cat嘅佼佼者有兩隊,一隊係Tool,另一隊就係Rage Against the Machine。呢隊band喺90年代對美國社會嘅衝擊真係不下於當年Beastie Boys對英國社會嘅衝擊。佢地歌路獨突,而且活躍社運,話佢地啲歌詞係反XX反YY根本就睇低咗佢地。
不過唔講咁多政治嘢,講返呢隻90年代神級出道大碟。屌你封面係釋廣德1963年越戰期間喺西貢自焚幅相(唔熟越戰可以睇返資料),喺在下當年嘅小小心目中,呢隊band簡直係型嘅典範——社運溝到女,社運玩rock仲要出名,屌啲女你溝晒啦。
至於歌路,就係funk rock + hip hop。
其實當年都有funk rock/Metal嘅,Faith No More呀Chillis嗰啲,但係1992年之前,無一隊band玩得好似佢地咁出色。結他手Tom Morello嘅結他solo亦係隊band嘅一大特色(佢當年俾人叫做巫師唔係無原因)。
佢地啲社運事績一籮籮,有興趣嘅朋友可以自己wiki下。
#FuckYouIWontDoWhatYouTellMe
grunge wiki 在 嵐之封 Youtube 的最佳解答
我的頻道:https://www.youtube.com/channel/UCvcov1aedvFd7IQrhok58ew
我的粉專:https://www.facebook.com/mistofseal/
SCP基金會系列撥放清單:https://www.youtube.com/playlist?list=PLS7KViOY03IrbAMttCfAG9a1ERinpHrTC
影片內的SCP-001:
代號Dr.Gears-原型:http://scp-wiki-cn.wikidot.com/dr-gears-s-proposal
代號Bright-工廠:http://scp-wiki-cn.wikidot.com/scp-001-o5
代號Wrong-一致意見:http://scp-wiki-cn.wikidot.com/wrong-proposal
狄瓦族相關項目:
SCP-140 未完編年史:http://scp-wiki-cn.wikidot.com/scp-140
參考資料:
各SCP-001提案(網址如上)
解密:SCP-001:Dr Gears的提案 - 原型(中翻): http://scp-wiki-cn.wikidot.com/dr-gears-s-proposal-prototype
解密:SCP-001:Dr Gears的提案 - 原型(原文):https://www.reddit.com/r/SCPDeclassified/comments/apg9mv/scp001_dr_gears_proposal_the_prototype/
SCP Foundation著名項目一覽: https://wiki.komica.org/index.php?title=SCP_Foundation著名項目一覽&mobileaction=toggle_view_mobile
SCP基金会探秘之一:起源猜想|机核: https://www.gcores.com/articles/22582
使用圖片:
Proposal SCP-001 The Prototype by DecoNoir: https://www.deviantart.com/deconoir/art/Proposal-SCP-001-The-Prototype-751988832
SCP-001 (Dr. Gears' Proposal):https://vsbattles.fandom.com/wiki/SCP-001_(Dr._Gears%27_Proposal)
Factory Old Abandoned Free Picture: https://www.needpix.com/photo/1123840/factory-old-abandoned-industrial-building-grunge-dirty-empty-rusty
Louise Briquette Factory Factory Old Factory Free Picture: https://www.needpix.com/photo/397071/louise-briquette-factory-factory-old-factory-brandenburg-leave-ruin-old-lapsed-industry
藤丸立香 Komica Wiki: https://wiki.komica.org/藤丸立香
The Coronation of Napoleon by David. The Louvre’s priceless masterpiece.: https://www.youtube.com/watch?v=BLfi146llmc
American Civil War Free Photo: https://www.goodfreephotos.com/historical-battles/american-civil-war/union-soldiers-capture-vicksburg-during-the-american-civil-war.jpg.php
背景音樂:
Spirit of the Dead (創作者工具箱)
*If you are the author who doesn't agree me to use your work in my video. Please contact me. I'll remove your work from my video.