#mentor_in_spotlight #2k2_nulocareer (tìm bài cũ search hashtag này)
Mentor #16 Tất tần tật về nghề nhân sự (đặc biệt là nghề Recruitment Consultant- aka Headhunter aka Săn đầu người aka Môi giới tuyển dụng)
Dì gửi contact của mentor Huyền Trang: https://www.facebook.com/moonbtn
và Contact của mentor Adele Đoàn
https://www.linkedin.com/in/adeledoan/
https://www.facebook.com/adeledoan.blog
https://www.facebook.com/adeledoan.hd
Post này là dì dành cho Trang và Adele nên phần reply thắc mắc post này là của Trang và Adele <3
.
.
[Huyền Trang]
Chào dì Nulo, chào các bạn,
Hôm nay mình sẽ xin phép dì kể câu chuyện “Headhunt với những chiếc deal tiền tỉ”. Cái này phải bắt đầu từ đâu nhỉ, giới thiệu bản thân trước nha. Ngắn gọn thì mình sinh năm 91, có hơn 5 năm kinh nghiệm làm Headhunt, hiện đang làm tại văn phòng Việt Nam của một công ty HH của Hongkong.
Chắc các bạn cũng nghe nhiều về nghề nhân sự rồi mà headhunt thì có thể hơi mới, bọn mình còn có cái tên khác là “Chuyên viên tuyển dụng” hay là Recruiter. Hoạt động chính của bọn mình là đi tuyển người cho các công ty khác hay còn gọi là tuyển dụng thuê ngoài.
Vậy các công việc của headhunt bản chất là gì? Rất nhiều các bạn đến phỏng vấn với mình đều nghĩ headhunt là đi phỏng vấn, đánh giá ứng viên, nghe rất oai đúng không? (làm ơn đừng ai đi pv headhunt mà thả câu này ra nhé, các chị tuyển dụng sẽ cho bạn 1 bài đấy). Thực tế thì không “màu hồng” thế đâu? Lấy đâu ra người để mà pv, lấy đâu ra job mà phỏng vấn? Bọn mình thực tế là đi làm Sale các bạn ạ, vâng là làm sale đó, chỉ khác là sản phẩm của bọn mình bán là “con người”. Nghe vui không? Kể tiếp cho nghe nhé.
Thử tưởng tượng nhé, nếu bạn đi bán oto, và có người đồng ý mua, việc của bạn là ngồi đếm tiền, ký giấy cho người ta bạn sẽ không phải lo chiếc oto sẽ gào lên với bạn “tôi không về với ông này đâu vì nhà ổng không có gara” đương nhiên chuyện này sẽ không xảy ra. Nhưng mà người thì có đấy, anh ứng viên perfect của bạn đi pv về có thể nhẹ nhàng thả 1 câu “em ơi văn phòng này ngược đường anh đi đón con” thế là boom dù khách hàng có thích đến thế nào bạn cũng vẫn phải ngậm ngùi đi tìm 1 anh ứng viên khác mà không biết drama nào sẽ đợi mình ở vòng tiếp theo.
Đấy là chưa kể đến việc, bạn đi bán oto cửa hàng có sẵn oto cho bán (trừ việc bạn tự đi nhập hàng tự lập cửa hàng, cái này là run business rồi, câu chuyện sang phần start-up, mình không động vào), còn làm headhunt thì ngoài việc phải đi tìm khách hàng thì bạn còn phải đi tìm ứng viên nữa (kiểu phải đi collect oto về để bán á).
Tóm lại là làm headhunt về cơ bản là bán hàng: Bán mình cho khách hàng để khách hàng làm việc với mình, bán mình cho ứng viên để ứng viên chịu gửi CV cho mình, bán Job cho ứng viên để ứng viên chịu đi phỏng vấn và bán ứng viên cho khách hàng để khách hàng chịu phỏng vấn ứng viên.
Rồi bây giờ đến câu chuyện “deal tiền tỉ”. Giải thích thuật ngữ một tí deal size của một placement (vị trí tuyển dụng thành công) là phí mà khách hàng chịu trả cho mình khi mình tuyển dụng thành công ứng viên cho họ. Ứng viên càng sịn lương càng cao thì deal size càng to.
Làm thế nào để hunt được ứng viên tiền tỉ? Đương nhiên là mình phải sịn rồi, mình sịn thì mấy người quan trọng người ta mới chơi với mình, đủ tin mình để trao “cv” của người ta cho mình “bán” và mình phải đủ sịn để chơi đc với những người chịu “mua” những cv đấy. Mây tầng nào gặp mây tầng ấy í mà. Còn làm thế nào để sịn thì là một câu chuyện cũng hơi dài một tí.
Đương nhiên nghề dịch vụ thì cũng có ti tỉ loại phí, quan trọng là các bạn chọn cho mình phân khúc nào và xây dựng bản thân để có thể phù hợp với khách hàng ở phân khúc ấy. Như bản thân mình từ lúc mới chập chững bước chân vào nghề đã xác định bọn mình đánh phân khúc cao và siêu cao nên đã dậy mình đủ skill để “reach to the top” nên là deal đầu tiên mình chốt sau 4 tháng đi làm trị giá 50.000 đô Sing (lúc í làm cho 1 công ty headhunt ở Singapore), còn đợt về Việt Nam thì mình dậy 1 em intern của mình (lúc đó là sinh viên năm 3 FTU) sau 4 tháng làm với mình thì đã chốt first deal là 358 triệu.
Tóm lại là trong khuôn khổ 800 chữ của Dì Nulo thì mình chỉ có thể “giới thiệu” cho các bạn một nghề thú vị mà các bạn có thể tìm hiểu và biết đâu một ngày chúng mình lại thành đồng nghiệp.
P/s: Bài viết trên khuôn khổ “giản lược” một góc nhìn của nghề. Viết một cách fun và dễ hiểu dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân. Again bài viết chỉ nêu lên một góc nhìn về nghề nên ai muốn tìm hiểu thêm thì có thể google nha.
.
.
.
[Adele Đoàn]
Chào các bạn mình là Adele Doan đã có khoảng 4 năm kinh nghiệm làm headhunter. Mình từng làm tại các headhunting agency là Harvey Nash và Navigos Search. Hiện tại đang là Recruitment Partner của One Arrow Consulting - một agency chuyên tuyển mảng tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Headhunter hay Recruitment Consultant là các bạn phụ trách công việc tư vấn tuyển dụng trong các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự. Hiểu đơn giản thì headhunter là người được trả tiền để tuyển dụng cho công ty nhưng không phải là nhân sự của công ty đó.
Mình đã có một bài viết chia sẻ chi tiết về nghề Headhunter ở trong Group của Dì. Mọi người có thể đọc thêm ở đây:
https://www.facebook.com/groups/UnemploymentTherapy/permalink/2522255388005566/
Trong bài này mình chỉ muốn tổng kết lại 3 điều được và mất khi làm headhunter dựa trên những câu chuyện thực tế nhất của mình và đồng nghiệp.
3 ĐIỀU BẠN CÓ ĐƯỢC KHI LÀM HEADHUNTER
1. Kỹ năng tuyển dụng chuyên nghiệp
Đây cũng là lý do chính mà nhiều bạn muốn theo nghề tuyển dụng sẽ bắt đầu bằng vị trí headhunter. Làm việc tại headhunting agency bạn sẽ được đào tạo bài bản về kỹ năng tìm nguồn ứng viên, searching và mapping, phỏng vấn, hunting skill, thuyết phục, deal lương… Có nhiều kỹ năng mà nếu làm tuyển dụng nội bộ nhiều công ty sẽ không đào tạo cho bạn.
Headhunter thường xuyên phải tuyển những vị trí khó. Công việc cũng áp lực về doanh số nhờ vậy sẽ rèn luyện được bản lĩnh làm việc. Đấy là lý do vì sao các bạn headhunter thường được “săn đón” và được offer vị trí tốt khi quay lại làm internal recruiter.
Sau vài năm làm headhunt thì bạn có thể tự tin mình đã học được “nghề” tuyển dụng và có thể làm tốt ở bất kỳ công ty, vị trí nào.
2. Những mối quan hệ chất lượng
Khi làm headhunter, vì phải tuyển những vị trí quan trọng nên bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc và làm việc với các Senior Manager (HR Manager, Sales Manager, Finance Manager...vv). Hay thậm chí với những nhân sự C-level như CEO, COO, CFO, HRD hoặc Founder/Owner của doanh nghiệp.
Đây là cơ hội cực kỳ tốt để học hỏi kiến thức, cách làm việc từ những người giỏi. Nếu bạn làm việc tốt và để lại ấn tượng với những anh/chị này thì cơ hội mở rộng mối quan hệ mối quan hệ chất lượng rất lớn dù chỉ là trong công việc. Hiện tại mình vẫn giữ mối quan hệ tốt với nhiều ứng viên, khách hàng là quản lý cấp cao của các công ty. Các anh chị cũng rất nhiệt tình chia sẻ và hỗ trợ mình trong công việc.
3. Tiền, rất nhiều tiền
Headhunter cũng là sales, nên thu nhập sẽ phụ thuộc doanh số đạt được. Gần 4 năm làm headhunt mình đã chứng kiến rất nhiều anh chị top biller (người có doanh số cao nhất) nhờ công việc này mua được nhà, mua xe, cho con cái học trường quốc tế. Hoặc ít nhất là cũng mua được chung cư, thoải mái du lịch mọi nơi. Đạt được mức thu nhập trung bình một tháng từ 50 - 70 triệu cũng không phải là chuyện hiếm trong nghề này nếu bạn làm tốt.
3 ĐIỀU BỊ MẤT KHI LÀM HEADHUNT
1. Thời gian
Mình ít thấy headhunter nào luôn về đúng giờ tất cả các ngày trong tuần lắm. Kể cả những người xuất sắc nhất, quản lý công việc tốt nhất cũng có những ngày phải ở lại làm việc overtime. Chuyện cuối tuần vẫn lên công ty làm việc, đặc biệt với những bạn mới vào nghề là chuyện thường xuyên như cơm bữa. Chưa kể công việc cần phải có độ flexible nhất định. Nhiều khi cần đi gặp khách hàng, ứng viên sau giờ làm việc hay cuối tuần cũng là chuyện bình thường nếu làm nghề này.
2. Sức khỏe tinh thần
Nói công việc này tổn hại về sức khỏe tinh thần thì có phần hơi quá. Nhưng đây là một công việc áp lực. Ngoài áp lực doanh số thì còn có áp lực về con người. Đây là công việc làm việc hoàn toàn với con người. Từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng rồi tới ứng viên. Mà con người thì muôn hình vạn trạng, khó manage hơn máy móc công cụ nhiều. Mình từng thấy không ít các bạn mới vào nghề stress từ mức độ nhẹ tới rất nặng khi làm headhunt. Có nhiều trường hợp áp lực quá mà bật khóc ngay trong công ty mình cũng đã gặp, không chỉ một lần.
3. Tiền
Tại sao mình nhắc tới việc “mất tiền” trong khi phần đầu đã nói làm headhunter sẽ có rất nhiều tiền? Bởi vì bạn chỉ có thể giàu khi làm headhunter nếu bạn thuộc top những biller của công ty thôi. Còn nếu năng lực ở mức trung bình trở xuống thì tiền cũng không có nhiều lắm. Lương cứng (basic salary) của headhunter không cao. Với fresher là 5 - 7 triệu. Với junior level là 8 - 12 triệu. Một số công ty thuộc dạng boutique agency thì có thể trả tới $1000 nhưng yêu cầu rất cao và số lượng tuyển cũng không nhiều. Ngoài ra việc bạn có nhận được bonus nhiều hay không thì ngoài việc bạn nỗ lực cố rằng ra chưa đủ. Có những chuyện sẽ không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Ví dụ như: khách hàng quỵt tiền, khách hàng đổi ý không tuyển dụng nữa, ứng viên đổi ý hoặc phỏng vấn chỉ để lấy counter offer để tăng lương ở công ty hiện tại, công ty tài chính khó khăn dừng tất cả yêu cầu tuyển dụng....vv Tiền của bạn nhưng không nằm hoàn toàn trong quyền kiểm soát của bạn đâu.
Đây là một số câu chuyện buồn vui về nghề headhunter. Mọi người có thắc mắc gì cứ đặt câu hỏi nha. Mình sẽ cố gắng trả lời hết.
Search